EPS là một chỉ số tài chính quan trọng khi đánh giá cổ phiếu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chính xác về chỉ số EPS trong chứng khoán. Từ đó có thể vận dụng và tìm những cổ phiếu tốt.
Nội dung
EPS là gì?
EPS rất dễ hiểu, đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Nó được tính bằng tổng lợi nhuận trong kỳ chia cho tổng số CP đang lưu hành. Thông thường được tính theo quý và theo năm.
Chỉ số EPS là thước đo giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá phần nào về khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, thông thường chỉ số EPS càng cao sẽ càng tốt.
Công thức tính chỉ số EPS
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Ví dụ về chỉ số EPS
Công ty A có thu nhập sau thuế là 20 triệu đô la, và phải trả 2 triệu đô la cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi. Công ty A có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành trong nửa đầu năm và 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành trong nửa cuối năm. Vậy tính trung bình là 11 triệu cổ phiếu lưu hành trong năm.
Chỉ số EPS của công ty A được tính như sau:
(20 triệu đô – 2 triệu đô)/11 triệu cổ phiếu = 1,63.
Vậy EPS của công ty A là 1,63 đô la, có nghĩa là cứ một cổ phiếu sẽ tạo ra lợi nhuận ròng là 1,63 đô la.
Tuy nhiên khi nghiên cứu cổ phiếu của một doanh nghiệp, bạn không cần phải tự tính chỉ số EPS này. Tất cả các trang web tài chính và hay sàn giao dịch đều tính sẵn EPS của các mã CP cho bạn.
Ý nghĩa của chỉ số EPS
Nhìn vào EPS, chúng ta sẽ ước tính được số tiền doanh nghiệp tạo ra cho mỗi cổ phiếu sau 1 kỳ (năm hay quý). Nó cũng chính là phần lợi nhuận ước tính nhà đầu tư có thể thu về nếu bỏ qua phần kỳ vọng giá tăng. EPS là chỉ số quan trọng bậc nhất để đánh giá về một cổ phiếu. Người ta thường dùng đồ thị EPS nhiều quý liên tiếp để có được góc nhìn về sự tăng trưởng EPS. Qua đó dự đoán hoặc ước tính về EPS trong những quý tiếp theo.
Khi ước tính được số tiền một doanh nghiệp có thể làm ra trong tương lai, bạn sẽ bắt đầu định giá được nó. Bạn ít nhất cũng cần biết rằng, với 10.000.000 bỏ ra 100 cổ phiếu ABC, nó có thể sản sinh ra bao nhiều tiền mỗi quý mỗi năm từ việc làm ăn.
Bạn đã được nhắc lại rằng, phần kỳ vọng là một phần tất yếu trong giá cổ phiếu. EPS phản ánh 2 vấn đề:
- Tiềm năng nội tại, sức mạnh của doanh nghiệp
- Kỳ vọng vào báo cáo kết quả kinh doanh gần nhất
Như vậy một doanh nghiệp duy trì EPS tốt sẽ luôn có sự kỳ vọng tốt. Nó đảm bảo rằng giá cổ phiếu luôn tăng trưởng, giá cao. Vậy một doanh nghiệp có EPS 10.000 sẽ tốt hơn một doanh nghiệp có EPS 5.000?
Đương nhiên chứng khoán không đơn giản tới mức sơ sài như vậy.
CP A: EPS 10.000 nhưng giá cổ phiếu 100.000
CP B: EPS 5.000 nhưng giá cổ phiếu chỉ 30.000
Bạn thấy rằng ở CP thứ nhất, bạn cần bỏ 100.000 để thu về 10.000 (10%). Nhưng CP thứ 2 bạn chỉ cần 60.000 (2CP) để thu về 10.000.
Người ta đã tạo thêm chỉ số P/E (tức giá hay Price / EPS) để bạn có thể so sánh tương quan này. P/E cũng là một chỉ số rất phổ biến. Xem bài viết: Chỉ số P/E là gì và cách sử dụng chỉ số P/E hiệu quả.
Sử dụng chỉ số EPS
EPS là một chỉ số tài chính, đương nhiên việc sử dụng nó cần tuân thủ tất cả các quy tắc sử dụng chỉ số tài chính. Như vậy phần quan trọng nhất là xác định được EPS trong tương lai. Nó có được bằng cách:
- Dự đoán từ diễn biến EPS những kỳ gần nhất
- Đánh giá những tác động tới doanh nghiệp: Vĩ mô, đặc thù ngành, chi tiết cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
EPS bạn trông thấy trên các công cụ cung cấp chỉ là dữ liệu quá khứ. Nó có thể sử dụng rất tốt trong điều kiện thị trường ổn định, trên các doanh nghiệp ổn định. Bởi lúc đó biến động của EPS là không nhiều, rất dễ dàng dự đoán.
Trong điều kiện biến động phức tạp, hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ số EPS hiện tại không có nhiều ý nghĩa. Bạn bắt buộc phải đưa ra được ước tính EPS trong tương lai khi đầu tư trong những trường hợp này.
Như đã nói ở mục trên, EPS không thể sử dụng độc lập để so sánh các cổ phiếu. Nó cần được tham chiếu với giá cổ phiếu thông qua chỉ số P/E.
Phân biệt EPS cơ bản so với EPS pha loãng
Nếu xem các thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn sẽ phát hiện thấy cả thuật ngữ “EPS pha loãng (Dilluted EPS)”. Vậy EPS pha loãng là gì?
EPS pha loãng là chỉ số dùng để bổ sung cho những rủi ro pha loãng lợi nhuận trên cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp, áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…
Về cơ bản, EPS pha loãng có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, thường được dùng cho những công ty có cấu trúc vốn phức tạp, và nó có thể phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu phát hành trong tương lai.
Mặt khác, EPS pha loãng sẽ luôn bằng hoặc thấp hơn EPS cơ bản, bởi vì EPS sẽ mở rộng hơn về số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Cụ thể, EPS pha loãng bao gồm các cổ phiếu hiện không được lưu hành nhưng có thể trở nên lưu hành nếu quyền chọn mua cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi khác được thực hiện.
Điều chỉnh EPS hồi quy
Điều chỉnh hồi quy giá, chỉ số là rất phổ biến trong chứng khoán. Việc điều chỉnh EPS quy hồi sẽ giúp nhà đầu tư có góc nhìn chính xác về diễn biến tăng trưởng EPS.
Hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
Một công ty có 1 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu mang lại lợi nhuận: EPS = $10. Họ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỉ lệ 1:1, lúc này số cổ phiếu đang lưu hành là 2 triệu. Lợi nhuận của năm sau vẫn giữ nguyên, nhưng lúc này EPS chỉ bằng $5, do số CP đã tăng gấp 2.
Nhìn vào diễn biến EPS chưa điều chỉnh, ta có EPS : $10 => $5. Chỉ nhìn vào đồ thị EPS, có thể nhầm lẫn rằng lợi nhuận của công ty đã giảm 50%. Thực chất lúc này số cổ phiếu của bạn tăng gấp 2, mỗi cp giảm đi nửa giá và mỗi cp kiếm về nửa tiền
Trước đó bạn sở hữu 1000 cp giá $100, EPS $10. Năm sau bạn sở hữu 2000 cp giá $50, EPS $5.
Bạn thấy rằng ở ví dụ trên, giá trị tài sản và ước tính tổng lợi nhuận sinh ra từ số tiền bạn đã đầu tư không đổi. Nhưng chỉ nhìn vào giá có thể nhầm tưởng bạn đã lỗ 50% hay lợi nhuận mỗi cp giảm 50%. Do vậy người ta sẽ điều chỉnh hồi quy giá cổ phiếu trước đó. Do tỉ lệ giữa giá và lợi nhuận trên cổ phiếu (P/E) là cố định, lúc này có thể tính được EPS hồi quy.
Bạn sẽ thấy dữ liệu hồi quy như sau:
Giá năm 1: $50, EPS $5
Giá năm 2: $50, EPS $5.
Lúc này bạn thấy rằng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động ổn định như cũ thay vì các nhẫm lẫn trên. Đương nhiên số liệu gốc vẫn được lưu trữ cho mục đích nghiên cứu chi tiết.
Trong ví dụ này bạn sẽ thấy, dù có hồi quy hay không, tỉ lệ P/E vẫn là cố định. Do đó định giá bằng EPS luôn gắn liền với P/E.
Hạn chế của chỉ số EPS là gì?
Những hạn chế của chỉ số EPS có thể kể tới:
- EPS có thể âm (khi công ty làm ăn thua lỗ), và P/E không thể tính được nếu có mẫu số âm. Khi đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác. Nó đồng nghĩa với khó sử dụng trong giai đoạn biến động lớn và các công ty khởi nghiệp
- EPS có thể bị bóp méo bởi lợi nhuận biến động. Ví dụ như: bán tài sản, ngành sản xuất có chu kỳ cao
- Trường hợp công ty liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiến EPS giảm, dẫn tới việc nhà đầu tư dễ gặp rủi ro.
- Chủ doanh nghiệp cố tình xào nấu số liệu, bằng cách gia tăng hàng tồn kho và khoản phải thu. EPS lúc này là lợi nhuận ảo, khiến nhà đầu tư thua lỗ.
Tổng kết
EPS là lợi nhuận của một cổ phiếu. Dù nó để so sánh với giá hiện tại của cổ phiếu để ước tính hiệu suất đầu tư. Từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư cơ bản. Chi tiết tại phần chỉ số P/E
Sử dụng EPS như các chỉ số tài chính khác: Tập trung vào diễn biến và ước tính tương lai của EPS. EPS hiện tại sử dụng khi doanh nghiệp và thị trường ổn định