Chỉ số P/E (hay có thể gọi là tỷ lệ P/E, hệ số P/E…) là một chỉ số thường dùng nhất trong chứng khoán. Nó được dùng để đánh giá độ hấp dẫn, cơ hội của một cổ phiếu.
Nội dung
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số này cung cấp cho các nhà đầu tư một cách để so sánh giá cổ phiếu của một công ty với lợi nhuận của nó.
Công thức tính chỉ số P/E là gì?
Ngay ở tên của nó đã thể hiện rất rõ công thức tính. P/E nghĩa là lấy giá (Price | P) chia cho E (Earning | E).
Một cổ phiếu có giá $100, tạo ra lợi nhuận mỗi năm $10 một CP, Ta có P/E sẽ là: 100/10 = 10
Một cổ phiếu có giá $120, tạo ra lợi nhuận mỗi năm $20 một CP, Ta có P/E sẽ là: 120/20 = 6
Công thức chỉ số P/E cơ bản:
P/E = Giá cổ phiếu/Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Trong đó:
- Giá cổ phiếu là giá bán cổ phiếu trên thị trường.
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu còn gọi là chỉ số EPS. Xem lại bài viết: Chỉ số EPS là gì?
Có thêm một công thức để tính P/E:
P/E = Vốn hóa thị trường/Tổng thu nhập ròng
Rất dễ hiểu, công thức thứ nhất là giá 1 cổ phiếu chia cho lợi nhuận 1 cổ phiếu. Công thức thứ 2 là giá tất cả số cổ phiếu chia cho tổng lợi nhuận tất cả các cổ phiếu. Đương nhiên chúng cùng là 1 giá trị.
EPS được tính toán từ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Giá cổ phiếu có thể lấy từ các sàn giao dịch. Do vậy việc tính P/E là rất dễ dàng. Vì cả 2 dữ liệu này đều “sẵn có”, do vậy mọi trang web thông tin tài chính đều cung cấp sẵn P/E một cổ phiếu. Bạn không cần tự tính toán nó.
Việc hiểu công thức sẽ giúp bạn nắm bắt bản chất, cách sử dụng nó đúng nhất. Nó cũng dùng để ước tính tỉ lệ P/E trong tương lai khi thu nhập hoặc giá biến động.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Ví dụ một cổ phiếu có giá $100 và lợi nhuận mỗi năm của một cổ phiếu là $20. Sau 5 năm giữ nguyên lợi nhuận như vậy, bạn đã thu về số tiền gốc ban đầu.
Hãy nhìn vào bức ảnh dưới đây, với cùng 1 mức giá và 3 mức EPS khác nhau. Bạn thấy rằng EPS càng lớn thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn với cùng mức giá. Nó có nghĩa rằng tỉ lệ P/E càng nhỏ có thể coi là càng hấp dẫn.
Chú ý rằng đây chỉ là cơ bản nhất để bạn hiểu về cách chỉ số P/E được vận dụng. Chỉ số PE thấp không có nghĩa đó chắc chắn là một cổ phiếu tốt. Bạn có thể đọc về cách sử dụng chỉ số P/E để định giá tại đây. Nó sẽ giúp bạn trả lời rõ ràng hơn về câu chuyện P/E thấp hay cao có ý nghĩa và sử dụng ra sao.
Nghịch đảo của chỉ số P/E (Earnings Yield)
Nếu như P/E cho bạn biết số năm thu hồi vốn thì E/P sẽ là lợi nhuận mỗi năm. Đó cũng là một cách ước tính lợi nhuận và đánh giá cơ hội hay.
Ví dụ có người thích sử dụng P/E: Đầu tư và thu hồi vốn sau X năm. Có người thích sử dụng E/P (hoặc lấy 1/PE), mỗi năm thu được bao nhiêu %. Cả 2 cách đều cho bạn hình dung cơ bản về mức độ cơ hội, lợi nhuận của mình khi đầu tư.
Ngược lại, Earning Yield = EPS/P sẽ cho bạn biết mức lợi tức mà công ty kiếm được trong năm hiện tại.
Ví dụ: Một cổ phiếu có giá $100, làm ra mỗi năm $20. Ta có P/E = 5 và E/P = 20%. 5 năm hòa gốc hoặc 20% mỗi năm là cách hiểu nhanh nhất.
PE thấp đương nhiên E/P cao và ngược lại. Nhắc lại rằng những vấn đề này mới chỉ đang cung cấp cho bạn kiến thức nền. Sử dụng chi tiết lại link: Hướng dẫn sử dụng chỉ số P/E trong định giá cổ phiếu.
Chỉ số P/E và chỉ số PEG
Có thể thấy, nếu dùng 1 mình chỉ số P/E thì chưa đủ để đánh giá có nên mua cổ phiếu này hay không. Để khắc phục hạn chế này, bạn có thể tham khảo thêm chỉ số PEG, là 1 dạng biến thể của P/E.
Chỉ số PEG có kết hợp cả yếu tố tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, công thức tính là:
PEG = lấy P/E chia cho tốc tộ tăng trưởng lợi nhuận trung bình G (ước lượng được).
- PEG > 1, cổ phiếu là tương đối đắt.
- PEG = 1, cổ phiếu tương đối hợp lý.
- PEG < 1, cổ phiếu tương đối rẻ.
Ví dụ: Doanh nghiệp Y có P/E = 20. Theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh trong 5 năm, người ta tính được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình mỗi năm là 25%, nên giả định năm nay sẽ tăng tiếp 25%.
=> P/E = 20/25 = 0,8 <1. Đánh giá là giá cổ phiếu của Y tương đối rẻ, có thể mua được.
Tổng kết về chỉ số P/E
Bạn cần nắm được các dữ liệu sau khi kết thúc bài này:
P/E là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
P/E cũng được coi là số năm để thu hồi vốn, trong trường hợp lợi nhuận không đổi. E/P là tỉ lệ lợi nhuận hàng năm
Không được sử dụng P/E là chỉ số chính để quyết định mua bán cổ phiếu
Sử dụng chỉ số P/E cũng như bất cứ chỉ số tài chính khác. Chúng phải tuân thủ quy tắc chung. PE trong tương lai và diễn biến của P/E quan trọng hơn P/E hiện tại. Đọc chi tiết tài bài các sử dụng chỉ số P/E link ở trên.
Chỉ số P/E là một chỉ số đơn giản, hiệu quả và dễ dùng khi đầu tư chứng khoán. Có bất cứ điều gì chưa hiểu, bạn cứ bình luận để được giải đáp nhé.