Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Chứng khoán » Học đầu tư chứng khoán » Các giai đoạn của thị trường và chiến lược đầu tư phù hợp

Các giai đoạn của thị trường chứng khoán và chiến lược phù hợp nhất

Các giai đoạn của thị trường chứng khoán và chiến lược phù hợp nhất

5 giai đoạn chính của thị trường chứng khoán. Các đặc điểm của nó và chiến lược đầu tư hiệu quả cần biết

Các giai đoạn của thị trường và chiến lược đầu tư phù hợp

Thị trường chứng khoán không phải khi nào cũng diễn biến giống nhau. Việc xác định được trạng thái, giai đoạn của thị trường ở một thời điểm là rất quan trọng. Bạn cũng cần biết về chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn để có kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Nội dung

  • 1 Các giai đoạn – trạng thái của thị trường chứng khoán
  • 2 Chiến lược đầu tư khi thị trường đi ngang và tăng nhẹ
    • 2.1 Tóm tắt quan trọng
  • 3 Chiến lược đầu tư khi thị trường tăng trưởng bền vững
    • 3.1 Tóm tắt quan trọng
  • 4 Chiến lược đầu tư khi thị trường bùng nổ, đột biến
    • 4.1 Tóm tắt quan trọng
  • 5 Chiến lược đầu tư khi thị trường sụp đổ
    • 5.1 Tóm tắt quan trọng
  • 6 Chiến lược đầu tư khi thị trường suy thoái nhẹ
  • 7 Tổng kết

Các giai đoạn – trạng thái của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có 5 giai đoạn thường gặp như sau:

  1. Đi ngang, phát triển nhẹ.
  2. Tăng trưởng bền vững
  3. Bùng nổ, đột biến
  4. Sụp đổ, đổ vỡ mạnh
  5. Suy thoái nhẹ
5 giai đoạn thường gặp của thị trường chứng khoán
5 giai đoạn thường gặp của thị trường chứng khoán

Xác định giai đoạn hiện tại là bước đầu tiên khi chuẩn bị mua cổ phiếu. Hầu hết nhà đầu tư mới bỏ qua bước này. Họ chỉ cần nghe ngóng thông tin sau đó mua & bán. Bạn nghĩ xem, kế hoạch mua và bán có thể giống nhau trong 5 giai đoạn này được không? Không lẽ bạn định mua và giữ dài khi suy thoái?

Bạn cần hiểu về tầm quan trọng của xác định giai đoạn trước. Việc học cách xác định giai đoạn sẽ được thực hiện thông qua 2 việc:

  1. Học về những ảnh hưởng của vĩ mô tới chứng khoán
  2. Đọc nhận định về phân tích vĩ mô, tổng quan từ các nguồn chất lượng. DautuX.vn cũng có sẵng những thông tin như vậy. Bạn có thể xem ở mục phân tích tổng quan và phân tích chứng khoán trung & dài hạn.

Chiến lược đầu tư khi thị trường đi ngang và tăng nhẹ

Trạng thái này thường xuất hiện ở các trường hợp phổ biến sau:

  • Chứng khoán thuộc các quốc gia bắt đầu có tốc độ phát triển chậm lại sau khi phát huy phần lớn lợi thế riêng. Nó có thể như trường hợp của Nhật Bản, EU. Cũng có thể là các quốc gia sau khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình và không thể tiếp tục tiến lên nước phát triển.
  • Thứ 2 là sau một giai đoạn khó khăn rất lớn, các doanh nghiệp có thể đứng vững trong khó khăn nhưng không thể bùng nổ.
  • Giai đoạn chuyển tiếp giữa khủng hoảng và tăng trưởng. Nền kinh tế đã thoát khỏi khó khăn nhưng chưa xóa hết được các hậu quả cũ.

Ở giai đoạn này, các cổ phiếu thường có giá không quá “ảo”, có thể coi là thấp. Biên độ biến động duy trì ở mức hẹp, thường tăng nhẹ qua mỗi năm. Chỉ số P/E các CP ổn định sẽ duy trì quanh mức từ 6 – 10

Minh họa diễn biến giá

$100 -> $105 -> $104-> $110 -> $118 -> $125
Minh họa về tình huống tăng đi ngang, tăng trưởng nhẹ của TTCK
Minh họa về tình huống tăng đi ngang, tăng trưởng nhẹ của TTCK

Khi xác định thị trường trong trạng thái này, việc chọn ngành nghề và doanh nghiệp cụ thể rất quan trọng. Nó giúp bạn chọn ra những công ty tăng trưởng tốt so với mặt bằng. Đối với trường hợp chỉ số VNI, tốc độ tăng trưởng GDP VN vẫn còn khả thi ở mức cao, nên bạn cũng ít gặp tình trạng này. Nó là những năm vẫn tăng trưởng, nhưng nhìn chung khó khăn ở khắp nơi (như 2023).

Tóm tắt quan trọng

  • Thường xuất hiện ở các thị trường già cỗi hoặc các năm bản lề giữa khủng hoảng và tăng trưởng
  • Thời gian không kéo dài quá lâu, thường dưới 3 năm
  • Cần chọn lọc doanh nghiệp, cổ phiếu trẻ, tiềm năng
  • Biên độ hẹp, lợi nhuận ở mức trung bình

Việc đầu tư ở thời điểm này chủ yếu chọn doanh nghiệp để đạt hiệu quả. Không cần tính toán về mặt giá cổ phiếu, các CP đa số ở mức giá khá rẻ. Rất phù hợp cho việc mua tích lũy hàng tháng và mua nắm giữ lâu dài. Kiên nhẫn chờ đợi giá tăng là thứ duy nhất bạn cần khi đầu tư ở thời điểm này.

Chiến lược đầu tư khi thị trường tăng trưởng bền vững

Đây là giai đoạn phổ biến nhất của thị trường chứng khoán. Đó cũng là lí do chứng khoán luôn hấp dẫn. Ở thị trường chứng khoán, số năm tăng giá luôn áp đảo số năm giảm. Ở giai đoạn này nền kinh tế thực sự khỏe mạnh. Các tiêu chí phố biến cho trạng thái này:

  • Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hoàn toàn, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
  • Ở các quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng cao, các thị trường có tỉ lệ tham gia đầu tư chứng khoán cao
  • Không có các bất ổn chính trị, vĩ mô

Khi xác định được giai đoạn này, việc đầu tư rất đơn giản. Bạn có thể mua và nắm giữ một mạch hoặc mua định kỳ khi có nguồn thu nhập đều được. Không cần quá nhiều căn ke tính toán ở mức giá mua vào. So với giai đoạn tăng nhẹ phía trên, giai đoạn này có mức giá cao hơn đáng kể. Nhưng nó lại có tốc độ tăng trưởng hấp dẫn hơn nhiều. Đầu tư ở giai đoạn này bạn sẽ thấy được hiệu quả và sự hấp dẫn của chứng khoán. PE phổ biến cho giai đoạn này nằm ở mức 9 – 15.

Minh họa diễn biến giá:

$120 -> $140 -> $146 -> $190 -> $230
Minh họa về tăng trưởng bền vững, cơ hội sinh lợi nhuận là nhanh và bền vững
Minh họa về tăng trưởng bền vững, cơ hội sinh lợi nhuận là nhanh và bền vững

Tóm tắt quan trọng

  • Thời điểm thường sau khủng hoảng, suy thoái kết thúc hẳn
  • Thường kéo dài nhiều năm thậm chí có thể là hơn 20 năm
  • Giá mua được tính toán đơn giản, không cần tính toán nhiều
  • Có thể mua định kỳ và mua ngay 1 lúc.
  • Lợi nhuận đạt 2 tiêu chí: Khá nhanh và ổn định

Đối với việc xác định giá bán ra, nên ưu tiên nắm giữ một mạch tới khi xác định được giai đoạn tiếp theo là gì. Khi chưa có những vấn đề về việc chuyển giai đoạn, hãy chỉ nắm giữ.

Chiến lược đầu tư khi thị trường bùng nổ, đột biến

Cần ít nhất một trong 2 lí do cốt lõi luôn được gắn với giai đoạn này:

  1. Sự hỗ trợ từ chính sách vĩ mô, chính sách tài khóa
  2. Xuất hiện một công nghệ mới có tính chất cách mạng. Có thể là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, y tế, sản xuất, khai thác, chế tạo v.v

Chỉ có nó mới đủ động lực tạo ra những cú tăng đột biến, bùng nổ. Từ đó dẫn tới tình trạng phát cuồng khắp nơi (bong bóng). Giai đoạn này là giai đoạn hấp dẫn nhất của thị trường chứng khoán. Đây là giai đoạn có thể kiếm nhiều tiền nhất từ chứng khoán. Tất nhiên nó cũng là giai đoạn có nhiều người trắng tay vì chứng khoán nhất.

Hầu như chúng ta có những đột biến về công nghệ sau mỗi 5 10 năm, do vậy chúng luôn là tiền đề để tạo ra những đợt sóng đột biến.

Minh họa diễn biến giá

$200 -> $270 -> $450 ->$1200 -> $1400
Các giai đoạn tăng trưởng trước khi bùng nổ và sụp đổ
Các giai đoạn tăng trưởng trước khi bùng nổ và sụp đổ

Tóm tắt quan trọng

  • Mức độ xuất hiện phổ biến, thường sau mỗi chu kỳ tăng trưởng. Thời gian của chu kỳ tăng này thường ít hơn 4 năm
  • Biên độ thị trường rất mạnh mẽ. Là cơ hội tuyệt vời nhất khi nhận ra và đầu tư đúng
  • Luôn đi kèm khủng hoảng ngay phía sau
  • Đánh giá cơ hội lợi nhuận: Nhanh, dễ kiếm nhưng khó giữ khi chưa đủ trình độ.
  • Phải tính toán điểm mua và bán

Giá cổ phiếu trong giai đoạn này chỉ có 4 trạng thái: Cao (đắt), Rất cao, Rất rất cao và điên rồ. Tức là nếu bạn theo trường phái giá trị hợp lý, bạn sẽ không bao giờ mua được CP lúc này. Bạn sẽ chỉ ngồi nhìn các cổ phiếu tăng X3, X5, X10 chỉ trong 1 2 năm.

Nhắc lại, bạn không thể mua được giá rẻ trong giai đoạn này. Mua giá cao không phải vấn đề nữa, bởi bạn sẽ bán được nó ở giá rất cao. Việc giao dịch ở giai đoạn này cần nhất là sự tỉnh táo. Giả sử hành trình có 10 phần, hãy dừng ở vị trí số 7 hoặc 8. Bạn sẽ được hướng dẫn về cách mua và bán kỹ hơn cho trường hợp này ở bài viết: Giao dịch trong một thị trường bùng nổ.

Chiến lược đầu tư khi thị trường sụp đổ

Cũng như giai đoạn bùng nổ, đây là một giai đoạn đặc biệt của thị trường. Nó thường diễn ra ngay sau giai đoạn bùng nổ hoặc khi có một biến cố lớn.

Hầu như các nhà đầu tư mới không có khả năng nhận biết giai đoạn này. Nó chỉ có thể có được từ đánh giá của đội ngũ giàu kinh nghiệm. Bạn có thể theo dõi mục phân tích tổng quan ở đầu bài để có được các dự đoán này. Đặc trưng của giai đoạn này là những đợt giảm mạnh và liên tiếp. Những cánh tay bắt dao rơi nhanh chóng “cụt” khá đáng kể.

Minh họa diễn biến giá

$500 => $300 => $260 => $140 => $110
Cú sập của TTCK Mỹ năm 1929. Những cú sập mạnh thường đi kèm bong bóng trước đó.
Cú sập của TTCK Mỹ năm 1929. Những cú sập mạnh thường đi kèm bong bóng trước đó.

Tóm tắt quan trọng

  • Xuất hiện cùng biến cố hoặc sau bong bóng tài chính
  • Biên độ rất mạnh mẽ
  • Cơ hội kiếm lợi nhuận: Cao nhưng khó (Ngược với vùng nổ: Cao nhưng dễ, chỉ khó giữ sau đó)
  • Thường chỉ kéo dài 1 – 3 năm rồi chuyển sang giai đoạn giảm nhẹ hoặc đi ngang

Việc đầu tư trong giai đoạn này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ lớn. Nó hoàn toàn không được khuyến nghị cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Để cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi qua bài này: Giao dịch khi thị trường sụp đổ.

Chiến lược đầu tư khi thị trường suy thoái nhẹ

Có 2 trường hợp có thể coi là trạng thái suy thoái nhẹ của thị trường:

  1. Nhịp điều chỉnh của chuỗi tăng trưởng quá dài, nhưng không bong bóng. Lúc này thì trường vẫn cần sự giảm giá để tạo cân bằng nhất định.
  2. Khó khăn của nền kinh tế do các yếu tố trong và ngoài. Sự khó khăn ngắt mạch tăng của thị trường, nhưng chưa đủ khiến nó giảm tới mức thảm họa.

Vấn đề của giai đoạn này là phải nắm được diễn biến sau đó. Hiểu dễ nhất qua ví dụ sau: Bạn cảm thấy thường mệt mỏi, chán ăn. Đó có thể chỉ là biểu hiện của một lần cảm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu sớm của căn bệnh nào đó ghê gớm. Sự suy thoái này là những “thử thách” nhỏ hay là những dấu hiệu đầu tiên của đợt khủng hoảng.

Bạn không được giao dịch khi nhận định thị trường ở trạng thái này. Chỉ khi bạn chắc chắn một cơ sở rõ ràng về xu hướng tiếp theo mới giao dịch. Nó có thể là sự ổn định từ vĩ mô. Giống như khi bạn chắc chắn cơn mệt mỏi kia chỉ là đợt cảm không đáng lo. Lúc này, bạn có thể giao dịch tương tự như khi thị trường đi ngang tăng nhẹ (mục 1).

Tổng kết

Qua dữ liệu về các giai đoạn bao gồm: Diễn biến khi xảy ra, độ dài thời gian xảy ra có thể rút ra như sau

  • Giai đoạn bùng nổ là giai đoạn nhiều người đầu tư nhất. Nó cũng là giai đoạn nhanh giàu nhanh nghèo và yêu cầu nhà đầu tư có kiến thức. Tuy vậy hầu hết họ lại không có, dẫn tới phần lớn thua lỗ và sợ chứng khoán.
  • Chứng khoán cơ bản là tốt và hiệu quả để đầu tư, bởi giai đoạn tăng trưởng thường chiếm phần lớn thời gian. Thời gian của các giai đoạn giảm là ít đáng kể. Chỉ tiếc người ta thường chỉ tụ tập lúc “giàu nhanh”
  • Hãy thật ưu tiên vào các giai đoạn “dễ chơi” ở ngay phía đầu. Các giai đoạn hấp dẫn hơn phía sau cũng rất tốt, nhưng hãy học cho bài bản.
  • Luôn chắc chắn rằng mình đã/ sẽ xác định được xu hướng lớn của thị trường khi bắt đầu giao dịch. Chúng chủ yếu dựa vào phân tích vĩ mô. Cả dữ liệu để bạn tự nhận định và phân tích sẵn đều được gsphong.com cung cấp tại mục phân tích.
  • Hãy nắm chắc đặc tính của từng giai đoạn trước.
  • Ưu tiên giao dịch khoa học: Chỉ giao dịch vào các giai đoạn được đánh giá là dễ.

PGS Nguyễn Hoài Phong

Danh mục nội dung học đầu tư chứng khoán

  • Giới thiệu danh mục bài viết
  • Tại sao nên đầu tư chứng khoán
  • Quản trị vốn cơ bản
  • Cơ bản về chứng khoán
  • Kinh tế vĩ mô trong đầu tư chứng khoán
  • Đầu tư chứng khoán theo phương pháp định giá
  • Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
  • Xây dựng kế hoạch giao dịch chứng khoán
  • Tư duy hay trong đầu tư chứng khoán
  • Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
  • Câu chuyện và tản mạn chứng khoán
  • Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán
  • Thao tác cơ bản trong giao dịch chứng khoán
  • Thuật ngữ, khái niệm trong chứng khoán

Giới thiệu danh mục bài viết

Sử dụng danh mục này để quay lại các bài viết trong hệ thống nhanh nhất.

Tại sao nên đầu tư chứng khoán

Bài 1: Con đường kiếm nhiều tiền nhất có thể?

Ở bài này bạn sẽ hình dung ra con đường mà mỗi cá nhân có thể để đi tới tối đa của bản thân. Bạn sẽ được giới thiệu về lãi kép, cách thức nó vận hành. Nó cũng bao gồm các tiêu chí để có thể tạo ra lãi kép hiệu quả.

Bài 2: Cơ bản nhất về đầu tư chứng khoán

So sánh 5 loại hình đầu tư cơ bản: BĐS, Vàng, Chứng khoán, Coin và Gửi tiết kiệm. Giới thiệu về 2 loại lợi nhuận trong đầu tư. Sự khác biệt của chứng khoán với các loại hình còn lại về bản chất vận hành. Tại sao đầu tư chứng khoán có cơ hội và ưu điểm rất lớn?

Quản trị vốn cơ bản

Cơ bản về chứng khoán

Kinh tế vĩ mô trong đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán theo phương pháp định giá

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Xây dựng kế hoạch giao dịch chứng khoán

Tư duy hay trong đầu tư chứng khoán

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Câu chuyện và tản mạn chứng khoán

Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán

Thao tác cơ bản trong giao dịch chứng khoán

Thuật ngữ, khái niệm trong chứng khoán

Bài viết liên quan

So sánh sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu
Học đầu tư chứng khoán

Khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

9 Tháng 4, 2023
Tỉ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán
Chứng khoán

Tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán

9 Tháng 4, 2023
Con đường kiếm lợi nhuận 30% hiệu quả từ đầu tư chứng khoán
Học đầu tư chứng khoán

4 con đường có lợi nhuận 30% mỗi năm trở lên từ chứng khoán

6 Tháng 3, 2023
Định giá cổ phiếu và áp dụng nó trong đầu tư
Học đầu tư chứng khoán

Định giá cổ phiếu là gì? Sử dụng việc định giá trong đầu tư thế nào?

2 Tháng 3, 2023
Phân tích chính sách tiền tệ và tác động của nó tới thị trường chứng khoán
Học đầu tư chứng khoán

Chính sách tiền tệ và những tác động của nó tới thị trường chứng khoán

22 Tháng 2, 2024
Chính sách và tầm quan trọng của nó trong đầu tư
Học đầu tư chứng khoán

Chính sách là tiêu chí không thể bỏ qua trong đầu tư

22 Tháng 2, 2024
  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu