Ở những bài đầu tiên, chúng ta đã nhận thức được rất rõ ràng: Duy trì tỉ lệ 30% mỗi năm chắc chắn có được thành công, giàu có từ đầu tư. Trong đó có thị trường chứng khoán. Bài này sẽ đi vào chi tiết cách thức thực hiện và tính toán tỉ lệ 30% đó.
Nội dung
Nhắc lại về hiệu quả của lũy kế
Ta có việc lũy kế 30% liên tục 20 năm sẽ cho tỉ lệ 190 lần, 15 năm là 51 lần và 25 năm là 705 lần. Như vậy việc lũy kế chỉ thực sự có hiệu quả khi nó hình thành một quy trình vững chắc. Sau đó việc này được lặp đi lặp lại nhiều năm, càng về sau kết quả càng ấn tượng.
Số vốn ban đầu không quá quan trọng khi thực hiện chiến lược này. Chỉ từ 500 triệu bạn sẽ đạt mục tiêu khoảng 100 tỷ sau 20 năm.
Rõ ràng con số lợi nhuận 30% là đấy hấp dẫn. Nhưng việc thực hiện nó cụ thể ra sao? Dễ hay khó? Tôi sẽ dùng toán học giúp bạn tìm ra những điều kiện, phương pháp nào để hiện thực hóa điều đó.
Con đường nào đạt 30% dễ nhất?
Ở trên tôi vừa nói rằng 30% không dễ. Ở dưới tôi lại nói rằng 30% khá dễ nếu đi đúng con đường. Nó thậm chí đơn giản tới không ngờ.
Một doanh nghiệp có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay lợi nhuận ròng ROE) phổ biến ở mức 18 – 25%. Nhưng bạn lại không mua được cổ phiếu ở giá Book Value (BVPS). Thường bạn sẽ phải chịu mức P/B từ 1.5 – 4 5 lần. Ở mức cơ bản 2 lần, lợi nhuận thực trên số tiền bạn đầu tư chỉ còn 9 – 12.5%. Nó tương đương P/E ở vùng quanh mức 10. Cách rất xa con số 30% mục tiêu.
Mua ở giá sát với P/B nhất
Với P/B = 1, bạn sẽ ăn trọn 18 – 25% lợi nhuận doanh nghiệp làm ra. Đương nhiên việc mua ở sát giá P/B sẽ mang tới lợi nhuận sát với những gì doanh nghiệp làm ra nhất. Với một doanh nghiệp tốt, việc mua CP ở giá P/B là không có khả thi. Thị trường luôn trả giá cho nó cao hơn đáng kể.
Một cuộc khủng hoảng, suy thoái luôn là cơ hội duy nhất cho bạn thực hiện điều này. Khi nắm giữ được một doanh nghiệp ở sát tỉ lệ P/B, phần lợi nhuận do doanh nghiệp đó làm ra đã gần đạt mục tiêu 30%/năm.
Chỉ nắm giữ thật chặt, không giao dịch gì cả tới ít nhất khi thị trường định giá CP đó một cách cao bất hợp lý. Phần bất hợp lý này sẽ bù thêm vào tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng quan quá trình bạn sẽ đạt 30%. Chỉ mua 1 lần, bán 1 lần và vẫn đạt tỉ lệ siêu hấp dẫn.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, tỉ lệ thành công rất cao, không tốn thời gian hàng năm, hàng tháng.
Khó khăn:
- Cơ hội của một cuộc khủng hoảng là không sẵn có. Thậm chí có những giai đoạn 20 năm không có khủng hoảng đáng kể. Gặp được một cuộc khủng hoảng là may mắn lớn trong cuộc đời đầu tư.
- Có một chút rủi ro khi chọn doanh nghiệp trong khủng hoảng. Bởi có khả năng về việc doanh nghiệp đó sẽ không vượt qua được giai đoạn đó. Tất nhiên nó là không quá lớn khi bạn có 1 ít kiến thức, không cần quá cao siêu.
Bán ở giá bong bóng
Chúng ta sẽ đến với con đường thứ hai. Khi bạn không thể mua được giá siêu rẻ, lợi nhuận của bạn tích lũy hàng năm phần lớn chỉ ở mức 12%.
Bong bóng là một chu kỳ tất yếu của kinh tế. Nó tới khi có sự kỳ vọng rất lớn, thái quá. Nó cũng đến trong sự hỗ trợ mạnh mẽ của tín dụng và tăng trưởng kinh tế kéo dài. Với sự phát triển của công nghệ, khoa học, bong bóng sẽ xuất hiện một cách định kỳ.
Tỉ lệ 30%/năm sau 8 năm chúng ta sẽ có tỉ lệ tăng 8.1 lần vốn gốc. Giả định với tỉ lệ 12% 1 năm (do mua ở giá trung bình), sau 8 chúng ta mới có tỉ lệ 2.5 lần. Lúc này cần một bong bóng xuất hiện, đưa giá CP của chúng ta trở nên ảo ma. Nó có thể tăng gấp 3 – 4 lần giá hợp lý. Từ đó chúng ta có tỉ lệ tương đương với 30% mỗi năm.
Đánh giá cách thực hiện:
- Dễ dàng với việc mua vào, vì mức giá để đạt lợi nhuận E/P 12% là rất sẵn. Không cần chờ một cuộc khủng hoảng để có thể mua.
- Việc bán ra cũng khá dễ bởi uptrend do công nghệ và chính sách tài chính đều sẽ xảy ra. Việc duy nhất là bạn chỉ bán khi có bong bóng, không bán khi chưa có.
Khó khăn:
Bạn phải thực hiện bán ra ở bong bóng, và nó cũng cần xuất hiện ở chu kỳ 8 9 năm một lần. Nếu bạn giữ một mạch 15 năm và không có bong bóng nào, lợi nhuận 12% đều bạn chỉ đạt mức 5.5 lần vốn gốc, khá tệ.
Hầu hết mọi người bán ra ở điều kiện thường, mua vào cũng vậy nên lợi nhuận từ chứng khoán cũng bình thường. Nhưng khi nói về lợi nhuận từ CK dạng nếu bạn bỏ 10.000 mua CP ABC từ năm X bạn đã có Y triệu đô họ luôn nói về 1 trong 2 hoàn cảnh: Mua được đáy (Tình huống 1 phía trên) hoặc bán tại đỉnh (bong bóng, tình huống này). Thực chất các nhà đầu tư không được đào tạo bài bản sẽ không có cả hai. Họ chỉ đạt được lợi nhuận trung bình.
Đầu tư đúng siêu thần đồng cổ phiếu
Mục tiêu lợi nhuận của bạn tăng trưởng 30% mỗi năm. Sau 20 năm để đạt 95 tỷ từ 100 triệu như phía đầu bài. Bạn không mua được đáy (sát P/B) để ăn trọn tỉ lệ lợi nhuận. Bạn cũng không bán được ở bong bóng nhưng vẫn đạt 30% nếu chọn đúng siêu thần đồng.
Dù ở P/B 3 4 5 lần, nhưng doanh nghiệp tăng trưởng lũy kế 60 70% thậm chí tính bằng lần, đương nhiên lợi nhuận của bạn trung bình vẫn đạt 30%.
Cả ưu và nhược điểm của phương pháp này đều gói gọn trong: Chọn đúng cổ phiếu thần đồng. Nó chưa bao giờ là dễ cả. Ví dụ như nắm giữ Tesla hay Amazon ngày chớm nở vậy.
Giao dịch siêu đẳng
Giao dịch tốt cũng là một con đường khả thi để có mức lợi nhuận trên 30% mỗi năm. Tỉ lệ thậm chí đạt 45 – 60% khi bạn thực sự lão luyện. Mọi công cụ, bài viết trong mục học đầu tư chứng khoán sẽ trợ giúp bạn đi theo con đường này.
Cần một kế hoạch cụ thể và khả thi hơn nữa (tất nhiên bằng con số toán học) cho phương pháp này. Do vậy nó sẽ được trình bày thành một bài riêng biệt: Giao dịch thế nào để đạt mục tiêu 30% mỗi năm?
Ngắn gọn hơn: Doanh nghiệp chỉ làm ra 12% mỗi năm trung bình khi mua ở giá thông thường. Việc mua ở giá tốt hơn một chút sẽ kiếm giúp bạn 10%, bán ở giá tốt hơn một chút sẽ bù đắp cho bạn 10% nữa. Tổng mục tiêu khả dụng đạt 30%. Khoảng cách từ đáy và đỉnh thường lên tới 40%, 50%. Nên việc tính toán giá mua và bán không cần quá sát đỉnh, nhưng tốt hơn bình thường một chút đã tăng khả năng đạt mục tiêu đáng kể.
Con đường này khác với 3 con đường phía trên. Nó sử dụng hiệu quả từ việc mua bán để tối ưu hiệu suất. Cả 3 con đường phía trên tập trung vào nắm giữ.
Tổng kết
4 con đường thì có tới 3 con đường là mua và nắm giữ dài hạn. Con đường thứ nhất cần “thiên thời” – Giá mua. Con đường thứ 2 cần lì lợm – Giá bán và con đường thứ 3 cần sắc bén – Hiệu suất lợi nhuận.
Có được 2 hoặc 3 con đường cùng lúc, bạn sẽ trở thành nhà đầu tư rất thành công. Hold từ một cuộc khủng hoảng tới bong bóng. Hold một thần đồng và bán trong bong bóng. Mua được thần đồng đúng khi khủng hoảng như cách mà Amazon hay Apple từng mất 90% giá trị. Có được 2, 3 yếu tố, lợi nhuận của bạn nó có thể tính bằng hàng trăm lần.
Đây vẫn là 3 con đường dễ nhất mà bạn nên tận dụng. Hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán sau khi thành công đều khuyên bạn: Chỉ mua và nắm giữ là vì vậy. Bởi thành công của họ đến từ việc mua sau đó chẳng làm gì cả.
Đối với con đường giao dịch siêu đẳng, nó khó nhất. Tại sao khó và phức tạp bạn vui lòng đọc tại bài hướng dẫn giao dịch đạt 30% mỗi năm.
Đầu tư CK đương nhiên để kiếm tiền, và chúng ta cần biết điều gì mang tới lợi nhuận cao nhất. Hãy cố gắng có được thật nhiều yếu tố cùng lúc nhất, để đi tới đỉnh cao.