Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Chứng khoán » Học đầu tư chứng khoán » Khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

So sánh sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

So sánh sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

So sánh giữa lợi nhuận, rủi ro, kiến thức cần thiết giữa việc đầu cơ và đầu tư cổ phiếu: Khác nhau giữa giao dịch ngắn và dài hạn

Khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

Trong đầu tư chứng khoán, giao dịch ngắn hạn và dài hạn là rất khác biệt. Chúng khác nhau mọi thứ, từ cách chọn cổ phiếu, xác định điểm mua bán, lợi nhuận, rủi ro v.v.

Nội dung

  • 1 Lợi nhuận sinh ra từ giao dịch ngắn hạn và dài hạn
  • 2 Độ an toàn giữa giao dịch dài hạn và ngắn hạn
  • 3 Mức lợi nhuận giữa giao dịch dài hạn và ngắn hạn
  • 4 Kiến thức khi giao dịch ngắn hạn và dài hạn
  • 5 Lựa chọn cân bằng
  • 6 Thế nào là cổ phiếu tốt?
  • 7 Lời kết

Lợi nhuận sinh ra từ giao dịch ngắn hạn và dài hạn

Giao dịch ngắn hạn và giao dịch dài hạn có những điểm khác nhau cơ bản sau:

  1. Thời gian nắm giữ cổ phiếu
  2. Lợi nhuận sinh ra khi nắm giữ cổ phiếu
Sự khác biệt về nguồn tạo ra lợi nhuận giữa ngắn hạn và dài hạn
Sự khác biệt về nguồn tạo ra lợi nhuận giữa ngắn hạn và dài hạn

Giao dịch dài hạn gọi là đầu tư đúng nghĩa. Bạn tập trung vào tìm hiểu tiềm năng, lợi nhuận, ưu điểm của một doanh nghiệp và nắm giữ cổ phần của nó. Theo thời gian, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ SXKD và trả cổ tức hoặc phản ánh vào giá cổ phiếu. Từ đó bạn kiếm được lợi nhuận.

Giao dịch ngắn hạn là đầu cơ cổ phiếu. Bạn tập trung vào tìm các cơ hội có thể khiến một cổ phiếu tăng giá. Có thể là sau 1 tin tức tốt, 1 tin đồn, một đồ thị đẹp hoặc tình hình vĩ mô thuận lợi. Bạn cần biết rằng doanh nghiệp làm ăn thì hàng tháng, hàng quý mới có kết quả. Nhưng bạn đâu có chờ đợi lâu như vậy để đạt lợi nhuận? Khi bạn mua vào cổ phiếu mà tập trung tới việc làm ăn của công ty là chính là đầu tư. Khi bạn chỉ quan tâm tới giá cổ phiếu là đầu cơ. Sự biến động giá lúc này chủ yếu là biến động kỳ vọng của nhà đầu tư, không phải biến động từ việc sản xuất, kinh doanh.

Như vậy 2 loại giao dịch ngắn và dài hạn không chỉ khác nhau thời gian nắm giữ. Nó còn khác nhau cả về cách mà lợi nhuận tạo ra. Một loại lợi nhuận tạo ra chủ yếu từ việc làm ăn. Một loại lợi nhuận tạo ra từ việc biến động giá do tâm lý kỳ vọng. Hiểu rõ được lợi nhuận đến từ đâu, bạn mới có thể chọn cổ phiếu theo đúng chiến lược của mình.

Độ an toàn giữa giao dịch dài hạn và ngắn hạn

Các nhà đầu tư đều sẽ khuyên bạn đầu tư chứ không đầu cơ. Giao dịch dài hạn chứ không giao dịch ngắn hạn. Nó đúng, nhưng chưa chắc bạn hiểu rõ vấn đề. Không phải cứ mua một cổ phiếu rồi để đó 10 năm thì sẽ an toàn hơn mua 1 cổ phiếu trong 3 tháng.

Mà gốc rễ nó nằm ở chỗ tiêu chí để mua một cổ phiếu 10 năm khác hẳn tiêu chí để mua một cổ phiếu 3 tháng. Mua nắm giữ dài, bạn sẽ chọn cổ phiếu càng chắc, càng chuẩn chỉ càng tốt. Ngược lại, mua nắm giữ 3 tháng bạn cần tăng càng nhanh càng tốt. Nếu bạn mua một cổ phiếu theo tiêu chuẩn 3 tháng, sau đó thất bại và định nắm giữ 10 năm đương nhiên sai phương pháp. Nó sai từ khi bắt đầu chọn CP rồi, việc chuyển từ 3 tháng sang 10 năm là bất đắc dĩ. Bạn lại trách rằng cứ mua và nắm giữ dài có thắng đâu. Hãy tự hỏi rằng, từ đầu bạn đã có ý định nghiêm túc trong việc nắm giữ dài CP đó chưa? Nếu có, bạn đã tìm hiểu nó tới đâu?

Độ an toàn của giao dịch ngắn hạn và dài hạn khác nhau ở tiêu chí chọn CP
Độ an toàn của giao dịch ngắn hạn và dài hạn khác nhau ở tiêu chí chọn CP

Ngoài ra, các diễn biến ngắn hạn cũng thường gây ra sự rối loạn hành động. Từ đó nhà đầu tư dễ mắc sai lầm khi quan sát các diễn biến ngắn hạn liên tục. Nó cũng làm gia tăng khả năng thua lỗ khi giao dịch ngắn hạn.

Từ tiêu chí chất lượng cổ phiếu, tâm lý, giao dịch dài hạn thường có chiến thắng cao hơn giao dịch ngắn hạn.

Mức lợi nhuận giữa giao dịch dài hạn và ngắn hạn

Về lý thuyết, lợi nhuận từ giao dịch ngắn hạn áp đảo hoàn toàn dài hạn. Giao dịch dài hạn, nếu bạn gặp được một trong các yếu tố sau:

  1. Giá mua tốt
  2. Giá bán tốt
  3. Chọn cổ phiếu rất tốt

Bạn mới có thể đạt mức trên 25% trung bình mỗi năm. Còn không, nó chỉ khoảng 12 – 15% trung bình mỗi năm lũy kế. Trong khi đó thậm chí chỉ cần vài ngày, 1 tuần hay lâu hơn là 1 2 tháng là giao dịch ngắn hạn có thể thấy mức biến động này. Do đó nói rằng, về lý thuyết lợi nhuận của giao dịch ngắn hạn áp đảo dài hạn.

Nhưng như đã nói ở trên, các giao dịch ngắn hạn thường khác về tiêu chí chọn CP và độ nhiễu. Người giao dịch ngắn hạn thường say mê trong nhóm CP đầu cơ, nhóm CP rủi ro. Bởi chúng mới có biến động lớn và có độ hấp dẫn giao dịch. Các CP có thể đầu tư thường có biến động nhỏ, chậm rãi trong hầu hết thời gian.

Trong cục bộ, một giai đoạn giao dịch ngắn hạn luôn có lợi nhuận áp đảo dài hạn. Nhưng nó thất thường, đi kèm nhiều thua lỗ. Từ đó khi so sánh lâu dài, hầu hết những người giao dịch ngắn hạn mà không có kỹ năng thường thua giao dịch dài hạn. Thật vậy, bạn chỉ cần 5 ngày đã đạt mức lợi nhuận của người đầu tư dài hạn cả năm. Nhưng lại thua về cuối cùng khi so sánh sau 10 – 15 năm.

Lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn khi so lý thuyết và thực tế
Lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn khi so lý thuyết và thực tế

Giao dịch ngắn hạn hiệu quả là khó hơn dài hạn rất nhiều. Nó cũng tương xứng với các quy tắc ở bài trước: Sự cân bằng giữa lợi nhuận, rủi ro và kiến thức. Hầu hết các nhà đầu tư CK chọn giao dịch ngắn hạn, cũng phần lớn trong số họ không có kiến thức đáng kể. Kết quả có lẽ không cần nói bạn cũng hiểu.

Kiến thức khi giao dịch ngắn hạn và dài hạn

Giao dịch ngắn hạn bạn không cần quá quan tâm tới kết quả dài hạn của công ty. Các chỉ số, định giá v.v hầu như không cần thiết. Chúng còn rất xa mới tác động tới giá cổ phiếu công ty, nói cách khác là ảnh hưởng không đáng kể trong ngắn hạn. Bạn nên quan tâm tới:

  1. 1 tin tức, tin đồn, báo cáo tài chính sắp được đưa ra.
  2. Đồ thị từ PTKT

Giao dịch dài hạn bạn cần quan tâm khác hẳn:

  1. Tình hình kinh tế vĩ mô
  2. Năng lực nội tại của công ty

Gần như không cần quan tâm PTKT trong giao dịch dài hạn. Bạn có thể sử dụng nó để đánh giá thêm về quá trình tăng trưởng và phát triển.

Lựa chọn cân bằng

Từ những mục so sánh trên, bạn đã thấy sự khác nhau rất lớn giữa 2 con đường. Chúng khác từ kiến thức cần học, cổ phiếu cần chọn, xây dựng kế hoạch giao dịch tới cả độ an toàn và lợi nhuận.

  • Giao dịch ngắn hạn: Khó khăn, rủi ro, lợi nhuận cao
  • Giao dịch dài hạn: Dễ hơn, ít rủi ro, lợi nhuận trung bình thấp
Giao dịch Trung hạn là tốt nhất, được khuyến nghị cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn
Giao dịch Trung hạn là tốt nhất, được khuyến nghị cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn

Đây là khuyến nghị thứ được đưa ra bởi Hoài Phong. Chúng ta sẽ không giao dịch hoàn toàn ngắn hạn hay dài hạn, mà là trung hạn. Không quá ngắn, không quá dài. Chúng là phương án khắc phục hầu hết các nhược điểm của cả 2 phương pháp, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận:

  1. Không đạt lợi nhuận 80% và cao hơn (lí thuyết) như ngắn hạn, nhưng có thể đạt 30 40%/năm, hấp dẫn hơn đáng kể so với 15%/năm của dài hạn.
  2. Sử dụng cả kiến thức của ngắn hạn và dài hạn để lựa chọn cổ phiếu, quyết định điểm mua và bán. Từ đó tăng cả độ an toàn và hiệu suất lợi nhuận. Không chọn dòng CP đầu cơ có lợi nhuận cao nhưng rủi ro quá lớn. Nhưng cũng không chọn dòng CP quá an toàn để có hiệu suất quá thấp.
  3. Thời gian giao dịch không quá ngắn để các tín hiệu bị nhiễu. Nhưng cũng không quá dài để tăng hiệu suất về các biến động trong năm.
  4. Linh hoạt với vĩ mô hơn giao dịch dài hạn, trong những giai đoạn quá khó đoán. Cũng không quá nhạy cảm với các thông tin như giao dịch ngắn hạn.

Thế nào là cổ phiếu tốt?

Luôn có 2 tranh cãi về cổ phiếu tốt:

  1. Cổ phiếu tốt là CP của một công ty làm ăn nghiêm túc
  2. Cổ phiếu tốt là CP tăng giá, mang lại cho bạn tiền

Chúng chính là lý tưởng CP tốt của hai trường phái đầu tư và đầu cơ. Ví dụ minh họa:

  • Cổ phiếu chọn cho chiến lược đầu cơ: FLC, CEO: Biến động lớn, nhanh tăng, lợi nhuận cao. Tình hình kinh doanh bết bát. Trong ngắn hạn có xác suất tăng cao. Trong tình huống xấu không thể nắm giữ dài hạn (Holder bất đắc dĩ)
  • Cổ phiếu chọn cho chiến lược đầu tư: VCB. Mọi thứ chắc chắn và ổn định, nhưng lợi nhuận phải chấp nhận không đột phá. Luôn có thể hold trong tình huống mọi thứ không như kế hoạch
  • Cổ phiếu chọn chiến lược giao dịch trung hạn: SSI. Một doanh nghiệp đủ tốt, không bết bát và “thao túng là chính”. Có làm ăn, có biến động giá hấp dẫn. Trong tình huống không như dự kiến, có thể hold.

Tôi thường ví như sau: Tiền sinh ra từ sản xuất kinh doanh thuần túy là đi làm. Tiền sinh ra chỉ từ cổ phiếu tăng giá, doanh nghiệp không làm ăn gì đáng kể là đi lừa. Chỉ đi làm thì khá chậm, chỉ đi lừa thì nhiều rủi ro và không bền. Một CP tốt là CP cân bằng, cả đi làm và đi lừa. Đó là những CP tốt nhất để giao dịch. Đi lừa ở đây không hẳn là việc lừa đảo, nó đơn giản là kỳ vọng phải đủ nhiều để giá diễn biến hấp dẫn.

Khi số tiền vốn của bạn quá lớn, sẽ không thể hoàn toàn giao dịch trung hạn. Lúc đó hãy phân bổ lại 1 ít cổ phiếu giữa giao dịch dài hạn, còn 1 phần cho trung hạn.

Lời kết

Về cá nhân bạn, trừ khi bạn đặc biệt giỏi hãy chọn giao dịch ngắn hạn. Hãy chắc chắn rằng bạn thật sự rất toàn diện các kỹ năng khi lựa chọn giao dịch ngắn hạn. Hoặc bạn quá thừa tiền cũng được. Nếu bạn quá lười biếng hoặc cảm thấy không thể hấp thụ việc học hành, hãy chấp nhận lợi nhuận phù hợp với mình với việc đầu tư dài hạn. Đầu tư trung hạn dành cho ai có trình độ đủ tốt và mục tiêu đủ nhanh.

Kết hợp với bài trước đó: Xác định kiến thức, phương pháp cần thiết theo lợi nhuận mong muốn có lẽ bạn đã biết mình cần học gì. Hãy duyệt danh mục học đầu tư chứng khoán để bắt đầu chọn đồ vào hành trang cho chuyến đi của bạn.

PGS – Nguyễn Hoài Phong

Danh mục nội dung học đầu tư chứng khoán

  • Giới thiệu danh mục bài viết
  • Tại sao nên đầu tư chứng khoán
  • Quản trị vốn cơ bản
  • Cơ bản về chứng khoán
  • Kinh tế vĩ mô trong đầu tư chứng khoán
  • Đầu tư chứng khoán theo phương pháp định giá
  • Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
  • Xây dựng kế hoạch giao dịch chứng khoán
  • Tư duy hay trong đầu tư chứng khoán
  • Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
  • Câu chuyện và tản mạn chứng khoán
  • Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán
  • Thao tác cơ bản trong giao dịch chứng khoán
  • Thuật ngữ, khái niệm trong chứng khoán

Giới thiệu danh mục bài viết

Sử dụng danh mục này để quay lại các bài viết trong hệ thống nhanh nhất.

Tại sao nên đầu tư chứng khoán

Bài 1: Con đường kiếm nhiều tiền nhất có thể?

Ở bài này bạn sẽ hình dung ra con đường mà mỗi cá nhân có thể để đi tới tối đa của bản thân. Bạn sẽ được giới thiệu về lãi kép, cách thức nó vận hành. Nó cũng bao gồm các tiêu chí để có thể tạo ra lãi kép hiệu quả.

Bài 2: Cơ bản nhất về đầu tư chứng khoán

So sánh 5 loại hình đầu tư cơ bản: BĐS, Vàng, Chứng khoán, Coin và Gửi tiết kiệm. Giới thiệu về 2 loại lợi nhuận trong đầu tư. Sự khác biệt của chứng khoán với các loại hình còn lại về bản chất vận hành. Tại sao đầu tư chứng khoán có cơ hội và ưu điểm rất lớn?

Quản trị vốn cơ bản

Cơ bản về chứng khoán

Kinh tế vĩ mô trong đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán theo phương pháp định giá

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Xây dựng kế hoạch giao dịch chứng khoán

Tư duy hay trong đầu tư chứng khoán

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Câu chuyện và tản mạn chứng khoán

Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán

Thao tác cơ bản trong giao dịch chứng khoán

Thuật ngữ, khái niệm trong chứng khoán

Bài viết liên quan

Tỉ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán
Chứng khoán

Tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán

9 Tháng 4, 2023
Con đường kiếm lợi nhuận 30% hiệu quả từ đầu tư chứng khoán
Học đầu tư chứng khoán

4 con đường có lợi nhuận 30% mỗi năm trở lên từ chứng khoán

6 Tháng 3, 2023
Định giá cổ phiếu và áp dụng nó trong đầu tư
Học đầu tư chứng khoán

Định giá cổ phiếu là gì? Sử dụng việc định giá trong đầu tư thế nào?

2 Tháng 3, 2023
Phân tích chính sách tiền tệ và tác động của nó tới thị trường chứng khoán
Học đầu tư chứng khoán

Chính sách tiền tệ và những tác động của nó tới thị trường chứng khoán

22 Tháng 2, 2024
Chính sách và tầm quan trọng của nó trong đầu tư
Học đầu tư chứng khoán

Chính sách là tiêu chí không thể bỏ qua trong đầu tư

22 Tháng 2, 2024
Kinh tế vĩ mô là gì, kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới TTCK ra sao?
Học đầu tư chứng khoán

Tại sao kinh tế vĩ mô quan trọng trong chứng khoán?

22 Tháng 2, 2024
Next Post
Hiểu cơ bản về tiền và tiền tệ và cách đồng tiền được sử dụng

Hiểu cơ bản về tiền và tiền tệ và cách đồng tiền được sử dụng

Cách sử dụng Forex Factory

Forex Factory là gì? Cách sử dụng HIỆU QUẢ nhất các công cụ ForexFactory

Hướng dẫn giao dịch với thị trường sideway

MẸO giao dịch khi thị trường Sideway - Tránh sai lầm 90% người mắc phải !!!

  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu