Khi nhắc đến thị trường sideway, hầu hết các trader đều hiểu về nó và cách mà nó hoạt động. Đối với nhiều người, thị trường sideway rất phù hợp để trade trong ngắn hạn – vì nó cung cấp mức KHÁNG CỰ và HỖ TRỢ rõ ràng, và có thể đem lại lợi nhuận ổn định cho bạn.
Nhưng thực tế không màu hồng như vậy, và nhiều người vẫn thua lỗ sau chuỗi ngày dài giao dịch? Vậy sự thật là gì? Chúng ta đã sai lầm ở đâu? Để giúp bạn đi tìm nguyên nhân & giải pháp của vấn đề này, hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết về cách giao dịch tốt khi thị trường sideway ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Thị trường sideway là gì?
Sideway là tình trạng giá đi ngang trong một biên độ tương đối ổn định trong một thời gian dài, và không hình thành một xu hướng cụ thể nào cả.
Cụ thể hơn, giá thị trường sẽ có sự dao động, lên xuống trong một vùng, tạo ra những vùng kháng cự và hỗ trợ có thể nhận biết rõ ràng, nhưng khó có thể phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ này.
Nhìn chung, sideway xảy ra khi chúng ta không thể biết được thị trường sẽ tăng hay giảm giá. Bên MUA và bên BÁN vẫn đang đấu tranh ngang sức ngang tài với nhau. Và sự thật là, giao dịch khi thị trường sideway là CỰC KỲ khó (chứ không hề dễ như mọi người vẫn nghĩ).
LÝ DO:
Vì có đường kháng cự và hỗ trợ rõ ràng, nên phần lớn các trader sẽ thường lựa chọn: BUY ở Hỗ trợ, và SELL ở kháng cự.
Nhưng hãy tưởng tượng điều này:
- Bạn đang có một chuỗi ngày chiến thắng, thậm chí đã x2, x3 số tiền của mình.
- Bạn tiếp tục giao dịch theo chiến lược trên, với volume to hơn, nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn. Hình ảnh bên dưới sẽ miêu tả điểm vào lệnh của bạn:
- Sau đó, giá liên tục giảm và chạm điểm Stop Loss của bạn:
Thậm chí, nhiều nhà đầu tư khác thường có suy nghĩ: Vì giá đã phá vỡ HỖ TRỢ, theo lý thuyết thì nó sẽ giảm mạnh hơn => đặt lệnh SELL (???).
Kết quả, giá đảo chiều và tăng trở lại vùng sideway, thậm chí nhiều khi còn tăng cao hơn cả điểm Entry ban đầu. Và dĩ nhiên, nó cuốn bay mọi thành quả bạn đã gặt hái được những ngày trước.
Bạn sẽ có suy nghĩ gì lúc này?
- Tại sao lại bạn lại “thua” một cách ức chế như vậy?
- Liệu lý thuyết về phân tích kỹ thuật áp dụng với kháng cự/hỗ trợ không hoạt động?
Bởi vì: Bạn bạn đang giao dịch trong một thị trường sideway, và có một sự thật về thị trường sideway mà hầu hết các trader bỏ qua – Và đó là nguyên nhân khiến họ thua lỗ.
Sự thật về thị trường sideway mà bạn nên biết
Nhắc đến thị trường sideway, chắc hẳn bạn sẽ tưởng tượng nó sẽ giống như “sách giáo khoa” miêu tả, cụ thể là có dạng như sau:
Đúng là một thị trường sideway hoàn hảo. Nhưng có một sự thật trong thực tế, đó là thị trường sideway có thể luôn thay đổi, bằng cách:
- Mở rộng vùng sideway
- Thu hẹp vùng sideway
Ví dụ về trường vùng sideway được mở rộng ra, bạn có thể xem như hình bên dưới (và nó cũng là lý do khiến nhiều trader thua lỗ khi quá phụ thuộc vào vùng KHÁNG CỰ – HỖ TRỢ:
Trường hợp này bạn có thể bắt gặp rất nhiều trong thực tế. Nó giống như một con thú hoàn toàn mới, rũ bỏ mọi vùng kháng cự/hỗ trợ cũ, khiến cho chiến lược giao dịch trước đó của bạn trở nên vô hiệu.
Hoặc trường hợp khác là thu nhỏ vùng sideway:
Trường hợp này cũng không hiếm, bạn có thể thường xuyên gặp trên thị trường. Giá không thể chạm đến vùng kháng cự/hỗ trợ mà nó từng đạt được trước đó. => Điều này ảnh hưởng đến việc bạn đợi Entry và chọn điểm Take Profit, ví dụ như giá toàn di chuyển đến gần TP thì quay đầu, khiến bạn không thể chốt lời như mong đợi, sau đó lại chứng khiến giá đi ngược khiến bạn ÂM NGƯỢC.
Cách giao dịch khi gặp thị trường sideway
Thế nên, ở bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách cứng phó khi gặp thị trường sideway, và tránh mắc phải bẫy của những thị trường sideway đã kể trên. Chúng ta sẽ đi từ những điều cơ bản cho đến những mẹo ít người biết hơn:
Thứ 1: Tránh giao dịch ở giữa vùng sideway
Khi thị trường sideway, bạn cần tránh vào lệnh ở giữa vùng sideway vì nó có vị trí giao dịch kém, tỷ lệ Risk:Reward không cao.
Giá luôn có xác suất quay lại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự như nhau, tức là bạn đang có một giao dịch mà tỷ lệ win 50:50, khó xác định xu hướng, không khác gì đánh xổ số cả.
Thứ 2: Chỉ giao dịch khi giá ở vùng kháng cự hoặc hỗ trợ
Cách này không có gì lạ, bởi vì hầu hết mọi người đều làm thế. Hiểu về nó rất đơn giản, cụ thể:
- Hỗ trợ – một khu vực trên biểu đồ mà khi giá giảm xuống vùng này, sẽ bật tăng trở lại.
- Kháng cự – một khu vực trên biểu đồ mà khi giá tăng lên vùng này, sẽ quay đầy giảm.
Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về hỗ trợ/kháng cự, có thể đọc qua bài viết:
Vì vậy, nếu thấy một khu vực Sideway và có Kháng cự và Hỗ trợ rõ ràng. Bạn có thể quan sát, và ưu tiên giao dịch theo xu hướng: BUY ở gần Hỗ trợ và SELL ở gần Kháng cự.
Nhưng – như vậy là chưa đủ – nên bạn đừng bỏ qua bước bên dưới.
Thứ 3: MẸO – Giao dịch khi giá có tín hiệu “False Breaks”
Phần này rất quan trọng, vì nó sẽ tránh được việc bạn mắc phải “bẫy” khi thị trường sideway “mở rộng” hoặc “thu hẹp” như mình đã nói ở trên. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng thị trường đáp ứng đủ 2 tiêu chí:
- Giá đang sideway
- Giá đang ở vùng kháng cự hoặc hỗ trợ (chứ không phải nằm giữa vùng sideway).
Bước tiếp theo: Tìm tín hiệu False Breakout.
– False Breakout (Đột phá giả) – Là hiện tượng giá breakout khỏi điểm hỗ trợ hoặc kháng cự, tuy nhiên không đi theo xu hướng mà nó đã đột phá, mà lại quay ngược trở lại.
Hãy nhớ rằng: Vùng sideway có thể mở rộng, và False Breakout sẽ giúp bạn tận dụng điều này để kiếm lợi nhuận. Cách làm dành cho bạn:
Đầu tiên, bạn đợi giá đóng cửa xem nó ở trong hoặc ngoài vùng hỗ trợ. Có thể giống như hình bên dưới:
Tiếp theo, đừng đuổi theo giá, cũng đừng vội vàng đặt lệnh BUY. Hãy quan sát. Lúc này sẽ có 2 trường hợp:
- Nếu giá tiếp tục giảm thì chúng ta bỏ qua giao dịch.
- Nhưng nếu giá quay đầu và trở về vùng sideway => Lúc này bạn đã có một False Breakout xuất hiện.
Vậy là đã đủ tín hiệu. Lúc này, bạn có thể tham gia giao dịch ở nến tiếp theo. Cài Stop Loss ở bên dưới hỗ trợ, và cài Take Profit cũng ở bên dưới kháng cự một phần (đừng quá tham lam chọn Take Profit ở sát kháng cự – bởi vì như mình đã nói ở phần trên – vùng sideway cũng có thể thu hẹp bất cứ khi nào).
Nếu chưa hiểu, hãy xem hình minh họa:
Với cách làm này, bạn có thể linh hoạt giao dịch, tránh được trường hợp thua lỗ khi vùng sideway bất ngờ mở rộng hoặc thu hẹp lại.
TÓM LẠI:Đây là những điều mình muốn bạn nhớ được sau bài viết này:
- Thị trường sideway tức là thị trường đi ngang, không rõ được xu hướng tăng hay giảm.
- Thị trường sideway thường rất dễ xác định vùng kháng cự – hỗ trợ.
- QUAN TRỌNG – Thị trường sideway có thể thay đổi bằng cách: mở rộng hoặc thu hẹp vùng sideway.
- Hạn chế giao dịch khi giá nằm ở giữa vùng sideway, vì tỷ lệ Risk:Reward không tốt.
- Chỉ giao dịch khi thấy giá nằm ở vùng kháng cự/hỗ trợ.
- Kết hợp với False Breakout để tăng tỷ lệ chiến thắng, hạn chế mắc phải “bẫy” khi vùng sideway mở rộng hoặc thu hẹp.
Còn bạn. Bạn có thường giao dịch khi thị trường sideway không? Bạn thấy thị trường như vậy dễ hay khó? Hãy để lại chia sẻ cho chúng mình biết với nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn trở thành một trader tài giỏi với lợi nhuận ấn tượng.