Kinh tế vĩ mô đương nhiên ảnh hưởng tới chứng khoán. Điều này không có gì bàn cãi, nhưng chúng ảnh hưởng bằng cách nào? Mức độ ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới thị trường chứng khoán ra sao?
Nội dung
Kinh tế vĩ mô là gì?
Vĩ ở đây nghĩa là to lớn. Vĩ mô là ở cấp độ tổng quan, toàn cảnh của một nền kinh tế. Nó được xem xét ở các quốc gia, ở cả khu vực châu lục hay toàn cầu.
Các chỉ tiêu của kinh tế vĩ mô phổ biến có thể kể tới: Tỉ lệ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, cán cân thương mại, chỉ số sản xuất, các vấn đề tín dụng…
Tại sao kinh tế vĩ mô có thể tác động tới chứng khoán
Kinh tế vĩ mô điều chỉnh sự kỳ vọng trong giá cổ phiếu
Để hiểu rõ nhất phần này, bạn cần nắm chắc kiến thức của 2 bài trước:
Mời bạn xem lại cấu trúc của sự kỳ vọng:
Nhìn thử vào 6 yếu tố của kỳ vọng, bạn sẽ thấy rằng kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng tới tất cả:
- Khiến kỳ vọng chung tổng quan đi xuống, đi lên
- Gây khó khăn (Tạo thuận lợi) trực tiếp tới SXKD, dẫn tới kỳ vọng vào doanh nghiệp CP giảm (tăng)
- Tạo ra sự biến động lợi thế các ngành nghề
Như vậy kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Chúng cũng tác động gián tiếp tới tâm lý nhà đầu tư. Có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
Khi xảy ra lạm phát, một doanh nghiệp vẫn không bị ảnh hưởng gì. Kết quả kinh doanh vẫn rất ổn, thậm chí tăng trưởng so với năm trước. Tuy vậy tại sao cổ phiếu của doanh nghiệp đó giảm?
Bởi sự kỳ vọng chung về nền kinh tế đi xuống. Người ta lo lắng dẫn tới kỳ vọng tổng quan giảm. Và kỳ vọng này cũng nằm trong cấu trúc của kỳ vọng, hay một phần của giá. Từ đó khi phần này giảm xuống, giá CP vẫn giảm ngay cả khi công ty có kết quả tốt.
Hiệu ứng còn trầm trọng hơn nếu kết quả công ty làm ăn xấu đi. Lúc này phần kỳ vọng trong cấu trúc giá có 10 phần sẽ giảm mất 7, 8. Giá giảm nghiêm trọng là có thể thấy.
Tâm lý của nhà đầu tư luôn thay đổi theo các tin tức kinh tế vĩ mô: Suy thoái, khủng hoảng, lạm phát, tăng trưởng v.v. Cả kết quả thực tế việc sxkd và tâm lý luôn song hành khi kinh tế vĩ mô biến động. Nó khiến TTCK biến động mạnh hơn nhiều hơn trong điều kiện vĩ mô ổn định.
Kinh tế vĩ mô thay đổi hành vi đầu tư
Không chỉ tác động tới kỳ vọng, hành vi đầu tư hay dòng tiền cũng được điều chỉnh bởi kinh tế vĩ mô. Tỉ giá tăng, lãi suất tăng (giảm) đều có thể khiến nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền. Họ có thể lựa chọn gửi tiết kiệm thay cho mua cổ phiếu. Nó khiến sức cầu giảm, giá sẽ thay đổi.
Nó cũng có thể là bán vàng, rút sổ tiết kiệm để đầu tư cổ phiếu khi mọi thứ tích cực. Dòng tiền đủ lớn làm chênh lệch cung cầu đáng kể, giá cổ phiếu cũng tăng theo.
Như vậy các hành vi đầu tư dễ dàng được điều chỉnh bởi kinh tế vĩ mô. Và từ đó nó lại tác động tới giá cổ phiếu, hay thị trường chứng khoán.
Kinh tế vĩ mô thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh
Có lẽ không cần nói về sự ảnh hưởng của các chỉ số vĩ mô phía trên với việc làm ăn của một doanh nghiệp. Nó là tất yếu và tác động trực tiếp.
Các đối tượng trong nền kinh tế có mức độ liên quan mật thiết với nhau. Dù doanh nghiệp bạn có cốt lõi vững vàng, nhưng kết quả vẫn bị ảnh hưởng. Bởi bạn không thể nào đạt doanh thu tốt khi khách hàng, đối tác của bạn đang gặp vấn đề.
Nó cũng bao gồm thói quen, hành vi của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Ví dụ một chính sách kích cầu vĩ mô có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể.
Phân loại đánh giá kinh tế vĩ mô
Việc đánh giá kinh tế vĩ mô có thể dựa trên tổng hợp các tiêu chí và phân loại thành:
- An toàn, ổn định
- Tăng trưởng tốt, hiệu quả
- Bong bóng, bùng nổ
- Khủng hoảng, suy thoái
- Suy trầm (Tăng trưởng nhưng chậm, yếu hơn trước đó)
Nếu đã đánh giá được tình hình vĩ mô, bạn gần như có thể đưa ra được chiến lược đầu tư. Việc còn lại chỉ giúp quá trình đầu tư đạt hiệu suất tốt nhất. Tất nhiên bạn vẫn cần rất nhiều kiến thức để tránh vướng vào những định kiến tài chính.
Việc đánh giá kinh tế vĩ mô đòi hỏi kiến thức chuyên môn rất cao. Nó cũng yêu cầu dữ liệu đầu vào và cả kinh nghiệm. Để học đầy đủ quá trình phân tích vĩ mô, bạn sẽ đủ trình độ bảo vệ 1 luận án tiến sĩ. Chúng tôi đơn giản hóa quá trình đó bằng chuyên mục: Phân tích tổng quan. Ở đó bạn sẽ có sẵn những phân tích vĩ mô với dữ liệu dễ hiểu nhất. Ngoài ra, bạn cũng được hướng dẫn tự phân tích, tìm các dấu hiệu vĩ mô một cách đơn giản nhất ở chuỗi bài sau.
Mời bạn tiếp tục việc ứng dụng vĩ mô trong đầu tư chứng khoán qua bài: Các giai đoạn của thị trường chứng khoán và chiến lược phù hợp