Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Tư duy đầu tư » Quản trị vốn thực chiến: Đi tới tận cùng của an toàn và hiệu quả

Quản trị vốn thực chiến: Đi tới tận cùng của an toàn và hiệu quả

Quản trị vốn không phải để né lỗ bằng cách chia nhỏ, mà để gom đủ lực cho đúng kèo, đúng lúc – và vẫn sống nếu sai.

Hoài Phong by Hoài Phong
11 Tháng 5, 2025
in Định hướng, Tư duy đầu tư
Reading Time: 13 mins read
A A
0

Bắt đầu với thuật ngữ đầu tiên: Quản trị vốn. Đọc kỹ nhé, là quản trị chứ không phải quản lý. Bạn có biết chúng khác nhau thế nào không? Dễ hiểu thôi: Trong công ty người ta tạo ra hội đồng quản trị chứ không phải quản lý. Nó là việc định hướng, chiến lược, quyết định big game v.v.

Nội dung

  • 1 Mục tiêu của quản trị vốn
  • 2 Thực hành quản trị vốn
    • 2.1 Xác định rủi ro (độ an toàn) của kế hoạch đầu tư
    • 2.2 Xác định rủi ro (độ an toàn) cuối cùng
    • 2.3 Tránh bẫy an toàn giả tạo
    • 2.4 Giải pháp khắc phục
  • 3 Nhắc lại mục tiêu: Quản trị vốn là để làm gì?
  • 4 An toàn thực sự trong quản trị vốn
    • 4.1 Chúng ta sớm muộn sẽ mắc sai lầm trong quá trình đầu tư.
    • 4.2 Điểm mù trong đầu tư
    • 4.3 Hành động mang tính chất con người.
  • 5 Giải pháp phòng thủ cốt lõi
    • 5.1 Loại tài sản quan trọng hơn giá mua rất nhiều
    • 5.2 Hạn chế đòn bẩy
  • 6 Tổng kết

Mục tiêu của quản trị vốn

Mục tiêu của quản trị vốn không phải là “không thua lỗ”. Đó là đạt được lợi nhuận mục tiêu một cách an toàn nhất có thể. Rất rõ ràng, 2 mục tiêu: An toàn và có lợi nhuận tốt.

An toàn và lợi nhuận luôn ở trạng thái đối nghịch nhau. Thứ này tăng lên, thứ kia sẽ giảm đi và ngược lại. Quản trị chính xác là công việc cân bằng cả 2 yếu tố. Mục tiêu tối thượng cuối cùng là tạo ra tổng lợi nhuận cho nguồn vốn với ít rủi ro nhất.

Thực hành quản trị vốn

Để có thể thực hành quản trị vốn, chúng ta sẽ bóc tách từng mục tiêu trước. Đầu tiên là mục tiêu an toàn.

Xác định rủi ro (độ an toàn) của kế hoạch đầu tư

Khi lập kế hoạch đầu tư vào 1 tài sản, chúng ta có thể ngay lập tức tính toán được mức độ rủi ro của nó. Chúng là khác biệt rất rõ ràng, có thể ước lượng. Các tài sản khác nhau có mức rủi ro khác nhau, dễ dàng đánh giá trên dữ liệu cá nhân mỗi người.

Ví dụ khi bạn quyết định đầu tư: BTC, ETH, Vàng, 1 miếng đất, gửi tiết kiệm hay mua Doge, cổ phiếu TCB. Bạn có đủ sức đưa ra nhận định về mức rủi ro của từng kế hoạch khác nhau ra sao.

Bắt đầu đầu tư, bước đầu tiên, hãy xác định điều này: Độ an toàn của kế hoạch đầu tư đó.

Xác định rủi ro (độ an toàn) cuối cùng

Sau khi xác định được mức độ rủi ro của kế hoạch, chúng ta sẽ phê duyệt việc phân bổ vốn cho chúng. Từ đây, chúng ta mới có độ an toàn cuối cùng cần quản trị.

Nguyên tắc cần ghi nhớ: Tỉ lệ vốn rót vào phải tỉ lệ thuận với độ chắc chắn. Nhưng an toàn thực sự chỉ hình thành khi kết hợp cả hai

Hãy quan sát nguyên tắc sau:

  • Một kèo nhìn thì rủi ro, nhưng nếu chỉ rót 5% vốn → tổng thiệt hại tối đa là rất nhỏ, âm tới 2.5% – 4% vốn là khá phức tạp.
  • Một kèo nhìn thì khá chắc chắn, nhưng nếu dồn vào 80–100% vốn → rủi ro tổng thể lại trở nên cực lớn
Cái gọi là “an toàn” không chỉ nằm ở bản thân kèo đó, mà phải là tổng hợp giữa tính chắc chắn và mức vốn được rót vào. Phân tích riêng rẽ chỉ cho ra cảm giác chủ quan. Chỉ khi gộp lại – mới tính được an toàn thực sự.

Ví dụ: 1 kèo có tính chắc chắn khá cao (90%), nhưng khi sử dụng đòn bẩy X10, nó lập tức trở thành cờ bạc. Một kèo có tính chất chắc chắn trung bình (70%), được áp dụng với đòn bẩy X20, nó là con nghiện đang cần gỡ sau khi mới thua, khát kèo.

Tóm lại:

  • Độ chắc chắn của kèo là một vế
  • Tỉ lệ vốn rót vào là vế còn lại
  • Kết hợp lại → mới là rủi ro tổng thể, hay độ an toàn cuối cùng
Một nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ hỏi: “Kèo này chắc không?” Họ hỏi: “Với mức chắc chắn này, nên rót bao nhiêu để vừa không chết, vừa đủ giàu?” Bước 2 bạn cần làm chính là trả lời câu hỏi này. Phân bổ vốn bao nhiêu để vẫn đạt được yếu tố an toàn cần thiết?

Nhiều nhà đầu tư sau khi xác định tốt tính cơ hội của kèo, lại vi phạm tính an toàn tổng quan. Cuối cùng vẫn là sai an toàn tổng quan. Nhận về kết cục cay đắng.

Tránh bẫy an toàn giả tạo

Trong đầu tư, rất nhiều người mắc kẹt trong cảm giác an toàn giả tạo. Họ chia vốn quá nhỏ, để đảm bảo an toàn và rao giảng rằng mình đang quản trị vốn.

Nhiều người được dạy: đừng bao giờ All-In, phải chia vốn ra 10 – 15 – thậm chí 20 phần để “quản trị rủi ro”. Nhưng:

  • Một cú đánh chỉ 5% vốn, có lời 30%, cũng chỉ thêm được 1.5% tài khoản. Mà bạn nghĩ rằng lời được 30% có đơn giản không?
  • Đánh 10 cú như vậy mới được 15% tài khoản: Gặp phức tạp khi phải chính xác quá nhiều lần, nhưng lại đạt mức tổng lợi nhuận rất nhỏ.
  • Nhưng chỉ cần 1 cú sai duy nhất ở kèo 20% – là toang sạch lợi nhuận

Xin được ví dụ cụ thể hơn về cách quản trị vốn sai như sau. Tình huống 1:

Vốn 100, Dành 5% vốn mua cổ phiếu A, mục tiêu 20%. Đây là điển hình của chia nhỏ vô tội vạ không phải là quản trị vốn. Đây chỉ là hành vi tránh né trách nhiệm ra quyết định lớn. Khi bạn được hướng dẫn giao dịch như vậy, nó đơn giản là để thắng kể công, thua thì không phải chịu trách nhiệm. Bạn quá tốn tiền điện cho 1 giao dịch như vậy.

Tình huống 2:

Vốn 100, Dành 5% mua CP A, 10% mua CP B, 5% mua CP C, 10% mua CP D, 10% CP E, 10% mua CP F, 5% mua CP G, 10% mua CP F, 35% tiền mặtH.P thường gọi rằng đây là danh mục siêu thị. Chúng là 1 loại bẫy an toàn kinh điển. Nó khiến bạn lú lẫn khi thấy mình quản trị thực sự tốt. Không bỏ trứng chung 1 giỏ, nhưng chỉ là cái bẫy tinh vi.

Chúng ta sẽ mô phỏng tình huống giá tăng:

Trong tình huống giá tăng ở mức thông thường, xác suất để các CP từ A -> F cùng tăng đều là cực thấp. Lại trừ tiếp đi 35% tiền mặt đang nắm giữ. Như vậy rất dễ xảy ra tình trạng chỉ khoảng 20% tổng vốn của bạn thực sự tăng trưởng. Tình huống thứ 2 là tăng trưởng luân phiên: Khi nhóm A, B, C tăng thì C, D E.. dậm chân. Khi C, D, E bùng nổ thì A, B, C lại điều chỉnh. Tổng mức tăng trưởng của TK luôn chậm. Họ thường tự lên giải pháp bằng cách: Con nào lên trước thì bán, sau đó mua con chưa lên. Thực tế bán xong, dậm chân một mạch với con chưa lên là chính.

Trong tình huống giá giảm mạnh, đương nhiên từ A – F đều không thoát 1 CP nào. Lên có thể không cùng nhau, chứ giảm thì cực kỳ đồng điệu. Khi tính lãi thì trên 20 – 30% TK. Khi lỗ, tính trên 65% tài khoản, một phương thức “quản trị tuyệt vời”.

Một điểm yếu chết người của nó nữa là: Khi lỗ, bạn rất khó thực hiện cắt lỗ. Do thường bị nhìn vào con số lỗ tuyệt đối trên mỗi CP là khá nhỏ.

Đánh giá chung, phương pháp này vi phạm tuyệt đối tư duy quản trị. Lợi nhuận tạo ra nhỏ, thường bị kéo lùi. Rủi ro tổng thể vẫn cao (do tổng volume cuối cùng vẫn cao).

Cái gọi là “chia nhỏ để an toàn” đang âm thầm bẻ gãy khả năng đạt lợi nhuận mục tiêu. Tệ hơn: khiến người ta tưởng mình đang tiến, nhưng thực ra đang dậm chân.

Giải pháp khắc phục

Rất dễ dàng khắc phục bẫy an toàn giả tạo, thực hiện nguyên tắc sau:

Cơ hội giao dịch chỉ dám phân bổ lợi nhuận 5% vốn phải đạt mức lợi nhuận trên 200%. Cơ hội phân bổ 10% vốn, phải đạt mức lợi nhuận trên 100% mới đáng quan tâm. Tránh sa đà vào cơ hội chỉ dám phân bổ 5% vốn, nhưng mục tiêu lại chỉ là 10%. Nhà nước tạo ra điện, mạng internet không phải để bạn làm như vậy.

Tập trung vào các cơ hội có thể phân bổ trên 30, 40% vốn, thậm chí là all in 100% vốn. Chờ cả năm, 2 năm cũng được. Nhưng đánh 1 lần là đủ, thắng 1 lần là nhân được hiệu suất trên tổng tài khoản.

Một điểm thú vị vui cho bạn: Cách chia danh mục kiểu A–F khá giống các thầy bói với nguyên tắc: “kiểu gì cũng có mã tăng”. Các thầy bói không cần đoán trúng tất cả. Họ chỉ cần nói thật nhiều, đủ kiểu:

  • Tuần này có tin tốt, nhưng nhớ cẩn trọng.
  • Có người âm thầm theo dõi bạn, nhưng đừng lo… quý nhân sẽ tới.
  • Trong năm nay sẽ gặp hạn, có lúc gặp khó khăn lớn

Nói 10 câu, sai 9, trúng 1 – người nghe vẫn nhớ mỗi câu trúng. Và rồi gật gù: “Thầy linh thật”.

Đó là một sai số tâm lý cố hữu của con người: Khi kết quả đúng xảy ra, ta nhớ mãi. Còn tất cả những lần sai – bộ não sẽ lờ đi như chưa từng tồn tại.

Danh mục đầu tư kiểu “siêu thị” cũng vậy: Dàn hàng loạt mã, đến lúc 1 con tăng, người ta chỉ nhớ đúng cổ phiếu đó. Còn các mã lỗ, vốn kẹt, tài khoản không tăng – thì tự động bị xếp vào vùng mù nhận thức.

Nhắc lại mục tiêu: Quản trị vốn là để làm gì?

  • Là để không chết? → Đúng, nhưng chưa đủ
  • Là để giàu một cách chắc chắn → Đúng hơn
  • Là để đánh những kèo lớn nhất, vào lúc chắc chắn nhất → Đây mới là mục tiêu thực sự

An toàn thực sự trong quản trị vốn

Có 3 vấn đề cố hữu của đầu tư, chúng KHÔNG THỂ né tránh. Chỉ có thể đối mặt sao cho ít thương vong

Chúng ta sớm muộn sẽ mắc sai lầm trong quá trình đầu tư.

Chúng sẽ bao gồm việc đánh giá sai về xu hướng thị trường. Từ đó phải chịu mức thua lỗ do mức giá kỳ vọng quá cao so với thị trường. Mà gọi nhanh là “đu đỉnh” cho bình dân, thực tế. Tức là đây là tình huống nhận định của mình bị lệch pha với thị trường.

Điểm mù trong đầu tư

Chúng ta còn một tình huống nữa gọi là điểm mù đầu tư. Đây là các tình huống ngẫu nhiên bất khả kháng. Chúng đậm chất hên xui, và chắc chắn không tính toán trước được. Ví dụ CEO, linh hồn của công ty bạn đầu tư, đi du lịch ăn hải sản rồi lăn ra chết. CP tụt giá 35% trong ngày. Chúng có thể kể thêm như: Chính sách bất ngờ, tin đồn nhảm v.v. VND bị hack khi chúng ta đang nắm giữ là 1 ví dụ thực tế đã xảy ra.

Hành động mang tính chất con người.

Một sự thật khác cũng không thể bỏ qua. Khi chúng ta còn là con người, thì còn vướng vào quy tắc sau:

Nhận thức được rủi ro không có nghĩa là kiểm soát được nó khi nó xảy ra.

Đây là hai lý do khiến người tỉnh táo luôn phải chừa đường lùi ngay từ đầu:

  • Vì không ai nắm trọn trời đất
  • Và vì “kỷ luật” không tồn tại khi đã bị cuốn vào vòng xoáy thua lỗ. Tức là chưa lỗ ai cũng nói hay như sách, lỗ vào 100 người giống nhau 98 người.

Như vậy 3 lí do trên, cả chủ quan lẫn khách quan khiến chúng ta gặp “vận đen” trong quá trình đầu tư. Không chống được nó xảy ra, nhưng có cách phòng thủ nó đỡ nghiêm trọng. Dưới đây là các giải pháp dành cho bạn.

Giải pháp phòng thủ cốt lõi

Loại tài sản quan trọng hơn giá mua rất nhiều

Loại tài sản tốt cơ bản có thể giúp chúng ta khắc phục tình huống “mua ngu”:

  • Các tài sản tốt, khi sai vẫn có thể hồi lại – vì nó có giá trị nội tại, chu kỳ tăng trưởng, sức bật dài hạn
  • Nhưng có loại tài sản khi sai là mất trắng – không có đường lui, không hồi phục, không phép màu

Thị trường rồi vẫn còn đó, uptrend rồi sẽ trở lại. Nhưng cần chắc rằng công ty của bạn đầu tư, tài sản mà bạn mua vẫn còn đó chứ?

Hạn chế đòn bẩy

Về cơ bản, trong đầu tư, đòn bẩy giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng khi gặp 2 trường hợp phía trên, đòn bẩy giết chết bạn, không cho bạn bất cứ một cơ hội nào để được tha thứ. Khi ánh nắng lên, bạn đã chết đuối hoàn toàn trong cơn mưa to đêm qua.

Duy nhất con đường chủ động hạn chế sử dụng đòn bẩy là các phòng thủ. Còn nếu không, dù chắc tới đâu, bạn vẫn có thể hở sườn. Chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Nếu đã xài, thì phải xác định: “đi đêm lắm có ngày gặp ma”. Luôn xây dựng phương án rút lui khi dùng đòn bẩy. Nó là bắt buộc, không được dùng đòn bẩy mà không xây đường lui từ đầu.

Tổng kết

Quản trị vốn cơ bản có 04 nguyên tắc như sau:

  1. Chọn tài sản tử tế để đầu tư ngay từ đầu. (Phòng thủ siêu cấp, chống mọi tình huống óc chó nhất).
  2. Hạn chế đòn bẩy tới mức thậm chí không dùng, đã dùng phải lên kế hoạch rút lui từ đầu (Chống tình huống bất khả kháng)
  3. Đánh giá rủi ro toàn diện cuối cùng (Gồm rủi ro của cơ hội và rủi ro sau phân bổ vốn)
  4. Tập trung vào các cơ hội đủ lớn, sắc nét và phân bổ volume đủ lớn tránh phân mảnh, để đạt hiệu quả tối đa.

Quản trị vốn không phải là cách chia nhỏ để sống sót – mà là nghệ thuật gom đủ lực để đánh đúng lúc, đúng chỗ, và vẫn còn tồn tại nếu lỡ sai.

Nó là cấu trúc sống sót có định hướng: Có mục tiêu. Có lối ra. Có đường lùi. Và có khả năng chịu sai mà không bị trục xuất khỏi cuộc chơi.

Hoài Phong

Hoài Phong

Hoài Phong

Số lớn hay số bé đều có thể Cộng+, Người ở hoàn cảnh nào cũng có thể tốt hơn chút nữa.

Bài viết liên quan

Định hướng

Động cơ tăng giá – kiến thức quan trọng nhất để chọn tài sản đầu tư

by Hoài Phong
11 Tháng 5, 2025
0

Tài sản tốt là một tài sản có thể tăng giá, sẽ tăng giá. Và xác định động cơ tăng...

Định hướng

Đầu tư thành công là cuộc chơi chọn thời điểm bán

by Hoài Phong
10 Tháng 5, 2025
0

Ai cũng nói đầu tư là "mua thấp bán cao". Nhưng rất ít người chịu hỏi: thế nào là thấp,...

Định hướng

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ ba: Đầu cơ hiệu quả

by Hoài Phong
10 Tháng 5, 2025
0

Sau tự kinh doanh và cũng không thích đầu tư chứng khoán, một con đường khác vẫn có thể tạo...

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ hai: Đầu tư chứng khoán

11 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ nhất: Đầu tư vào bản thân mình

10 Tháng 5, 2025

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

10 Tháng 5, 2025
Next Post

Động cơ tăng giá – kiến thức quan trọng nhất để chọn tài sản đầu tư

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Tôi lưu trữ và hệ thống lại những gì mình tin. Không viết để dạy ai, vì học là điều không thể ép buộc.

Một dòng đúng có thể đổi cả cách nghĩ. Nếu bạn thấy điều gì giá trị, có lẽ chúng ta đã hữu duyên.

Hẹn gặp ở nơi nhận thức giao nhau. Giới thiệu / Hướng dẫn.

Bài đăng mới nhất

Động cơ tăng giá – kiến thức quan trọng nhất để chọn tài sản đầu tư

11 Tháng 5, 2025

Quản trị vốn thực chiến: Đi tới tận cùng của an toàn và hiệu quả

11 Tháng 5, 2025

Đầu tư thành công là cuộc chơi chọn thời điểm bán

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ ba: Đầu cơ hiệu quả

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ hai: Đầu tư chứng khoán

11 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ nhất: Đầu tư vào bản thân mình

10 Tháng 5, 2025

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

10 Tháng 5, 2025

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

8 Tháng 5, 2025

Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

8 Tháng 5, 2025

6 vấn đề sống còn mà nước Mỹ buộc phải giải quyết

30 Tháng 4, 2025

Không có dịch vụ, sản xuất sớm chết yểu?

30 Tháng 4, 2025

Sự quan trọng của sản xuất: Tác động chi tiết của nó lên toàn xã hội

29 Tháng 4, 2025

Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và những tác động của nó tới thị trường

7 Tháng 5, 2025

Tổng quan về kinh tế và thị trường tháng 4/2025

7 Tháng 5, 2025
Tìm hiểu về sự tương quan giữa giá trị và tỉ giá tiền tệ

Tương quan giữa giá trị của tiền tệ và tỉ giá tiền tệ

29 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp ngành dầu khí hàng đầu tại Việt Nam hiện nay

TOP 10 doanh nghiệp dầu khí lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP công ty công nghệ thông tin lớn nhất hàng đầu Việt Nam.

Top 10 công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp, công ty ngành bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Top 10 doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam, cập nhật 2023

8 Tháng 8, 2023
Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành theo từng lĩnh vực

Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành tất cả các lĩnh vực của TTCK Việt Nam

8 Tháng 8, 2023
TOP 10 công ty dệt may lớn nhất Việt Nam hiện nay

Top 10 doanh nghiệp DỆT MAY lớn, nổi tiếng nhất Việt Nam

8 Tháng 8, 2023
  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu