Thường chúng ta hiểu rằng, đầu tư là đem tiền cho nó sinh ra tiền, kiếm lợi nhuận. Đúng hoàn toàn, nhưng để giải thích 1 cách cặn kẽ bản chất hơn, H.P định nghĩa như sau:
Đầu tư là quản lý số tiền bạn đang có một cách hiệu quả, từ đó tạo ra lợi nhuận cao và ổn định.
Nội dung
Học đầu tư là học gì?
Thêm chữ học vào định nghĩ phía trên, bạn sẽ có học đầu tư là gì. Chính xác bản chất của nó là:
Rất nhiều người bắt đầu học đầu tư với mong muốn “kiếm thêm tiền”. Nhưng họ nhanh chóng rơi vào vòng xoáy của phân tích kỹ thuật, dự đoán giá, hay các mẹo đánh bại thị trường… mà quên mất một điều: cốt lõi của đầu tư không nằm ở phương pháp, mà nằm ở năng lực quản lý tiền. Các công cụ, kiến thức kia đều cần thiết. Nhưng chúng tuyệt đối là vỏ, không phải lõi. Chỉ có vỏ, bạn vẫn ổn, nhưng chỉ có thể đạt tới 1 level khá thấp mà thôi.
Ở phần này, bạn chỉ cần nắm được định nghĩa là được. Đương nhiên H.P sẽ chỉ cho bạn thế nào là: Học đầu tư đúng nghĩa.
Ngưỡng tiền của mỗi cá nhân
Khái niệm ngưỡng quản lý tiền
Hàn Tín từng có buổi uống rượu và chia sẻ với Hán Cao Tổ về đánh giá năng lực của một vị tướng. Đó chính là số quân vị tướng đó dẫn được một cách ổn định, bài bản. Tài chính cũng y hệt như vậy, số tiền bạn có thể quản lý hiệu quả chính là:
Nếu ví tiền của bạn là nước, thì ngưỡng đó chính là thể tích chiếc bình mà bạn đang cầm trên tay. Còn nước thì vẫn phải tự đổ vào, bình lớn chỉ đảm bảo nó sẽ chứa được nhiều nước mà thôi.
Quản lý tiền khác hoàn toàn tiêu tiền
Và điều quan trọng: đừng nhầm lẫn giữa số tiền bạn có thể xài và số tiền bạn có thể quản lý. Hai khái niệm này rất khác nhau.
Bạn có thể cầm 1 tỷ và tiêu trong 3 tháng hay 1 ngày thôi. Nhưng nếu cầm 1 tỷ mà không biết đầu tư vào đâu, không kiểm soát được dòng chảy của nó sao cho hiệu quả thì không thể gọi là “quản lý được tiền”.
Hãy tự hỏi chính bạn: Tới con số bao nhiêu thì bạn bắt đầu… đi gửi tiết kiệm vì không biết làm gì?
Đó chính là ngưỡng “tràn bình” – điểm giới hạn mà khả năng vận hành tiền của bạn bắt đầu bị bão hòa. Và khi đó, tâm lý tiêu tiền nó sục sôi trong bạn.
Ngưỡng quản lý tiền tự nhiên của từng người
Mỗi người sinh ra đều có một “ngưỡng quản lý tiền tự nhiên”, mà tuyệt đối không cần học qua sách tài chính:
- Có người cầm 20 triệu là đã thấy đi gửi tiết kiệm được rồi
- Có người cầm 100 triệu vẫn bình tĩnh
- Có người cầm 10 tỷ thì bắt đầu rối, mất kiểm soát
- Có người thậm chí có thể quản 1000 tỷ mà chưa từng qua lớp đào tạo
Ngưỡng này thực chất được tích lũy bằng các kiến thức hàng ngày, kiến thức cuộc sống. Nó chính là thước đo trình độ của mỗi cá nhân, dù không phải học hành trực tiếp.
Hiệu ứng nước tràn bình
Hãy nhìn quanh bạn – sẽ thấy không ít người từng rất khá giả, từng có những giai đoạn rất giàu. Nhưng chỉ sau vài năm, họ tụt lại phía sau. Tại sao?
Chúng ta có 2 lí do cho hiệu ứng nước tràn bình này:
Cảm giác thừa tiền và sau đó tiêu xài
Bởi vì khi không đủ tầm để quản lý một số tiền lớn, người ta sẽ mặc định xem nó là… tiền để xài. Và khi cảm thấy mình thừa tiền, họ sẽ tìm cách tiêu nó đi – hợp lý hoặc không.
Chi tiêu bùng nổ thường xảy ra khi nhận được khoản lớn mà bản thân chưa từng vận hành trước đó: thừa kế, trúng số, bán đất, v.v. Khi bạn không biết dùng tiền để sinh lời, bạn sẽ dùng nó để tiêu.
Dù số tiền bạn có không hề lớn, nhưng chỉ cần không có mục đích sử dụng rõ ràng, khoa học. Bạn luôn cảm thấy thừa tiền, thấy mình thuộc loại dư giả. Đó là cảm giác “giàu có”, “sẵn tiền”. Phải tiêu hết thôi, tiêu cho sướng chứ.
Tràn bình do năng lực quản lý
Bạn dễ dàng lên báo và thấy những người có 10 tỷ, 20 tỷ, 50 tỷ bị lừa một cách khá dễ dàng, thậm chí nhảm nhí. Bạn sẽ có suy nghĩ rằng: Có từng đó tiền thì không hề ngu, sao lại mất tiền nhảm như vậy. Thực tế đó chính là tràn bình cơ bản, khi nước nhiều hơn thể tích của bình.
Họ có năng lực hoặc thuận lợi ở 1 lĩnh vực nhất định, không hề tiêu xài hoang phí. Họ có thể nghĩ tới đầu tư hoặc bị lừa gạt. Nhưng cuối cùng, chắc chắn theo thời gian, số tiền sẽ mất đi tới khi họ trở về với năng lực quản lý thực sự của mình.
Đó có thể là một luật sư, một bác sĩ, một nhà khoa học thua lỗ khi chơi coin, cổ phiếu. Một giám đốc nghìn tỷ mất nửa gia sản vì Forex. Họ có thể giỏi trong khoản kiếm ở lĩnh vực riêng, còn khả năng quản tiền, vẫn cần phải học.
Người thực sự có tầm
Ngược lại, có người luôn cảm thấy thiếu tiền – không phải vì họ nghèo, mà vì họ thấy được những cơ hội vượt xa tầm hiện tại. Họ không tiêu xài hoang phí, mà cần thêm tiền để đầu tư đúng lúc. Họ có thể đang nắm 5.000 tỷ nhưng vẫn đi vay, huy động thêm qua cổ phiếu – vì họ nhìn thấy cửa nhân thêm 10.000 tỷ nữa.
Người ở level cao thì thiếu vốn. Người ở level thấp thì thừa vốn.
Vậy nên đừng vội tự hào khi bạn có nhiều tiền. Cũng đừng quá lo nếu hiện tại bạn đang thiếu tiền. Quan trọng là: bạn đang ở tầm nào và bạn có thể điều khiển được bao nhiêu tiền để sinh lợi ổn định?
Tổng kết về ngưỡng tiền quản lý
May túi 3 gang, chỉ có thể mang tối đa 15kg vàng. Túi 12 gang mới có thể mang 60kg. Gia tăng ngưỡng chính là quá trình chuẩn bị để có thể chứa 60kg. Ngoài ra, nó cũng là quá trình lấp đầy vàng trong cái bao đó.
Như vậy, quản lý tiền có 2 ý:
- Là ranh giới để ngăn không cho tiền mất đi
- Là sản sinh ra tiền để chứa đầy bình tiền của bạn
Ngay bản thân H.P, cũng mất 6 năm để nhận ra rằng: Giá như mình hiểu về quản lý tiền sớm hơn. Nó có thể ví như hổ thêm cánh vậy. Còn trước đó, chỉ tập trung vào việc kiếm tiền. Để rồi như 1 chiếc xe, tháo đi mất 1 bánh. Vẫn chạy, nhưng hiệu suất có lẽ chỉ bằng 1/5.
Công thức của tiền trong đầu tư
Hãy quên đi những mẹo lãi cao. Hãy nhớ công thức gốc:
Tiền đầu tư kiếm được = Hiệu suất × Tổng số vốn đầu tư
Ví dụ:
- Bạn đánh đề 100K, ăn 1 ăn 99 → lời 9.9 triệu
- Bạn đầu tư Techcombank, lời 20% trên 2 tỷ → lời 400 triệu
Ai “giỏi hơn”? Câu trả lời quá rõ ràng. Vấn đề không nằm ở số % thống kê. Mà nằm ở: bạn đang làm trên bao nhiêu tiền?
Hiệu suất x Vốn lớn = Kết quả có ý nghĩa
Hiệu suất x Vốn nhỏ = Trò chơi cảm xúc
Gia tăng ngưỡng quản lý bằng cách nào?
Bạn hiểu rằng cần gia tăng ngưỡng, cần học quản lý, nhưng chưa biết làm cách nào. Câu trả lời siêu ngắn: Gia tăng kiến thức của bạn lên. Hàn Tín khi chưa từng dẫn 1 binh, đã phải dùi mài binh pháp. Kiến thức và trình độ là con đường duy nhất giúp bạn vượt ngưỡng. Học gì? Mọi thứ có ở đây hết. Và đây cũng là 1 bài học, không thuộc nhóm ứng dụng mà thuộc nhóm nhận thức trước.
Tại sao tôi viết bài này?
Bởi vì khi bạn bắt đầu tìm hiểu đầu tư, phần lớn là bạn đã có một chút vốn – và không ít người từng gặp may mắn thắng được một khoản kha khá.
Nhưng nếu bạn không hiểu rõ những gì bài này đề cập, khả năng rất cao là bạn sẽ ngộ nhận – và rồi tự tay đốt hết số tiền đó theo những cách ngu ngốc nhất.
Khi bạn còn xem thường kiến thức – thì level của bạn trong đầu tư sẽ mãi bị giới hạn.
Chấp luôn chuyện bạn từng đạt được vài con số ấn tượng – bởi nếu không có nền, bạn rồi sẽ mất hết. Mọi thứ chỉ là tạm thời nếu bạn không hiểu điều gì đang thực sự vận hành phía sau số tiền bạn nắm giữ.
Tổng kết
- Học đầu tư là nâng dần ngưỡng chịu vốn của bạn, gia tăng đối đa thể tích cái bình
- Học đầu tư là biến tiền thành người lính bạn chỉ huy được, từ đó nước dần đầy thêm
- Kiến thức, trình độ là con đường duy nhất. Không có con đường nào ngắn hơn.
Hoài Phong