Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Định hướng » Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

Bài học đầu tiên quan trọng nhất: Hiểu về sự quan trọng của cách bạn đầu tư, cách bạn cân bằng để đầu tư không trở thành kẻ thù lớn nhất cuộc đời bạn

Hoài Phong by Hoài Phong
8 Tháng 5, 2025
in Định hướng, Tư duy đầu tư
Reading Time: 11 mins read
A A
0

Chúng ta đầu tư để cuộc sống tốt hơn. Nhưng chưa chắc cuối cùng chúng ta tốt hơn. Bài này H.P đã chiêm nghiệm, đúc kết một cách sâu sắc nhất về việc đầu tư thế nào mà không hỏng cả cuộc đời.

H.P cho nó là bài quan trọng bậc nhất, phải đọc đầu tiên nếu không muốn uổng phí cuộc sống đầy màu sắc, tươi đẹp.

Nội dung

  • 1 Tiền là mục tiêu của đầu tư, nhưng cuộc sống mới là quan trọng nhất
  • 2 Đầu tư không ai có thể thắng mãi, sẽ có lúc thua
    • 2.1 Thua thì tất yếu, chỉ là cách đón nhận ra sao
    • 2.2 Tâm thế vững là nền tảng để sống sót
  • 3 Sống ổn ở hiện tại – trước khi nghĩ tới tương lai
    • 3.1 Chết có thể đến bất cứ lúc nào
  • 4 Mục tiêu phải đủ xa – để không bị cuốn mất tâm trí
    • 4.1 Mục tiêu gần quá dễ biến thành gánh nặng
    • 4.2 Đặt mục tiêu xa để giữ được sự thong dong
  • 5 Cuộc đời này cũng chỉ là 1 ván game
    • 5.1 Chơi hay mới là mấu chốt
    • 5.2 Thứ tiếc nuối nhất: chưa chơi hết sức
  • 6 Đầu tư đúng là để đời sống tốt hơn – không phải ngược lại
      • 6.0.1 Nhắn gửi của H.P

Tiền là mục tiêu của đầu tư, nhưng cuộc sống mới là quan trọng nhất

Trong đầu tư, kiếm được nhiều tiền nhất là thành công nhất. Điều đó là đương nhiên không cần bàn cãi. Nhưng trong suốt cái hành trình kiếm tiền đó, chúng ta đã thay đổi.

Đầu tư là một phương tiện để cải thiện cuộc sống. Nhưng trớ trêu thay, càng đi sâu, nhiều người lại đánh mất chính cuộc sống mà họ muốn cải thiện.

Cái giá không nằm trên bảng giao dịch – mà nằm ở sự mất mát bên trong: tâm trí bị cuốn, cảm xúc bị chi phối, và niềm vui sống dần biến mất lúc nào không hay.

Khi đang ăn, khi đi chơi, khi ngồi với người thân, tâm trí bạn vẫn hướng về bảng giá. Một cú đỏ – mất vui. Một cú xanh – phấn khích. Mọi thứ xung quanh trở thành phông nền mờ nhạt cho diễn biến tài khoản.

Khi đầu tư chưa đúng nghĩa, bạn gần như không còn biết tận hưởng bất kỳ khoảnh khắc nào một cách trọn vẹn. Bạn không hiện diện thật sự – chỉ là một phần xác ngồi đó, còn tâm trí đang giao dịch ở đâu đó trên sàn.

H.P đã trải qua những ngày như vậy – khi cái gọi là “tự do tài chính” chưa tới, mà tự do cảm xúc thì đã rơi rụng gần hết. Chỉ đến khi tách tâm trí ra khỏi biểu đồ, mới thật sự cảm nhận được vị ngon của một bữa cơm, hay một chiều nắng rơi nhẹ trên phố.

H.P mới chỉ đưa ra vấn đề để bạn nhận thức rõ ràng, chứ phần này chưa có đưa ra giải pháp. Ta cứ tiếp tục đã nhé.

Đầu tư không ai có thể thắng mãi, sẽ có lúc thua

Thua thì tất yếu, chỉ là cách đón nhận ra sao

“Thất bại là chuyện thường tình của binh gia”. Nhưng nó không hề dễ gặm nhấm. Tới khi bạn tự thốt lên được câu đó, về cơ bản bạn đã thắng chính mình. Thắng trong chính hành trình đầu tư của mình mà không phải kết quả bao nhiêu %. Sẽ cần rất lâu để một người có thể bình thản như vậy.

Tất cả chúng ta sẽ phải trải qua cảm giác: Tài khoản bay 30, 40%, mất phương hướng, mất luôn cả cảm hứng sống. Không một ai chống được điều này. Đó là những ngày thật tồi tệ, mọi thứ thật vô nghĩa.

Không ai thắng mãi. Và bạn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy nên thay vì nghĩ cách né tránh những cú thua, chúng ta chọn cách đón nhận nó như một phần của hành trình. Đón nhận ra sao? Phải đọc tiếp phần dưới.

Tâm thế vững là nền tảng để sống sót

Không phải cam chịu – mà là chủ động chuẩn bị đời sống của mình đủ vững, đủ cân bằng, để không cú sập nào làm gãy hẳn con người mình. Khi có biến động, chỉ phần “tương lai” chao đảo, còn “hiện tại” vẫn giữ được thăng bằng.

Sống ổn ở hiện tại – trước khi nghĩ tới tương lai

Chết có thể đến bất cứ lúc nào

Đầu tư là cho tương lai, ai cũng hiểu điều đó. Nhưng nếu bạn không biết sống cho hiện tại, thì tương lai ấy cũng chẳng còn nhiều ý nghĩa.

H.P đã quan sát rất nhiều người – đủ ngành nghề, đủ tầng lớp – tất bật làm việc, chắt chiu từng đồng, rồi tự hẹn mình: “Lúc giàu rồi sẽ sống tử tế, sẽ đi chơi, sẽ yêu thương, sẽ làm điều mình thích.”

Nhưng đời thì không đợi. Và sự giàu có, thật ra, cũng không phải điều chắc chắn. Mọi mục tiêu tương lai đều là giả định. Chỉ hiện tại là thật. Nếu chẳng may cả đời không giàu thì sao? Chẳng lẽ bạn không sống? Không yêu? Không làm điều tử tế?

Đó là tư duy rất sai – và cũng rất nguy hiểm. Vì nó đánh đổi những gì bạn đang có – những điều rất thật, rất quý – để chạy theo thứ có thể sẽ không đến.

Sống cho hiện tại không có nghĩa là buông xuôi tương lai. Mà là xây một nền hiện tại đủ vững để tương lai dù ra sao, bạn vẫn không hối tiếc.

H.P tin rằng “sống cho hiện tại” là combo sau:

Combo cơ bản của sống đúng nghĩa:

  1. Giữ lại một phần tài chính đủ để tận hưởng, không đổ hết vào rủi ro.
  2. Chăm lo cho những mối quan hệ bằng da bằng thịt: vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè.
  3. Dành thời gian vận động, thể dục thể thao, giữ sức khỏe lâu dài.
  4. Không bỏ rơi những đam mê cá nhân – dù nhỏ, nhưng khiến bạn cảm thấy mình đang sống thật sự.

Cái hạnh phúc của yêu thương, của quý mến, của tri âm nó thực sự sướng hơn rất nhiều cảm giác có nhiều tiền, dù tiền vẫn cần trong hành trình xây dựng những thứ đó. Tôi không muốn giảng đạo về điều này, đây chỉ là cảm xúc cá nhân của tôi. Nó vượt xa cảm xúc được ngưỡng mộ, được tung hô, được sở hữu những vật chất thật hoành tráng. Cảm giác yêu thương, và được yêu thương, nó phê……… Nếu bạn thấy hạnh phúc từ cảm xúc đó, chúc mừng bạn đang có một hiện tại cực tốt.

Chỉ khi bạn ổn ở thì hiện tại – đầy đủ về cảm xúc, tinh thần, sức khỏe – thì bất kể tài khoản xanh hay đỏ, bạn vẫn có thể mỉm cười. Nói là cười thôi, thực ra chỉ là “ổn” khi tài khoản không như ý. Và nếu có điều gì xảy ra bất ngờ – ví dụ cái chết, như ai đó vẫn nói – thì ít ra, bạn đã sống một cách trọn vẹn, không ra đi trong tiếc nuối.

Mục tiêu phải đủ xa – để không bị cuốn mất tâm trí

Mục tiêu gần quá dễ biến thành gánh nặng

Tôi cũng từng rất rõ ràng về mục tiêu tài chính – thậm chí là chi tiết từng con số. Nhưng rồi tôi phát hiện: mục tiêu càng gần, càng cụ thể, nó càng dễ trở thành gánh nặng.

Hãy tưởng tượng: Gần đủ tiền mua con xe rồi, gần đủ tiền cho căn nhà rồi. Bạn sẽ thấy nó thôi thúc, nó khát khao, nó cuốn mọi tâm trí ra sao. Nó bám vào đầu chúng ta từng phút, từng giây, trong cả giấc ngủ.

Nhưng cũng cần phân chia ra như thế này:

  1. Vật chất ở mức cơ bản, trung bình khá: Bạn nên cố gắng, khát khao.  Nó là nền tảng để bạn bình thản phía trên.
  2. Vật chất ở dạng xa hoa, thành tựu hoặc hưởng thụ bậc cao: Cố gắng, nhưng không để nó chi phối ngược.

Đừng để mình không còn sống nữa. Mình chỉ đang rượt theo những nâng cấp vật chất.

Đặt mục tiêu xa để giữ được sự thong dong

Về sau, tôi đặt mục tiêu xa hơn – đủ xa để tôi có thể tiến bước mà không bị nó lôi kéo tâm trí. Dùng vài con số để ví dụ, có lẽ sẽ giúp bạn hình dung rõ nhất.

Mục tiêu con xe đầu tiên của bạn: Hyundai Santafe / Mazda 3 (Tùy năng lực 1 chút). Đây là mục tiêu hợp lý và bạn có thể khao khát hoặc thúc đẩy việc đạt được. Nó chính là nền tảng để bạn luôn ổn ở hiện tại.

Sau 1 thời gian sở hữu, bạn muốn nâng cấp nó lên. Giả sử bạn muốn sở hữu một chiếc xe 2 – 3 tỷ sang trọng hơn, tiện nghi hơn. Đây chính là chiếc xe bạn không nên quá khao khát hoặc lao tâm khổ tứ. Bạn nên đặt hẳn mục tiêu 5 – 10 tỷ. Khi nào đạt thì mua một cách dễ dàng. Bởi nếu không, cả đời bạn sẽ cuốn vào trò chơi thèm khát, đau khổ vì sự nâng cấp vật chất.

Hãy cứ yên tâm, vật chất đủ nhiều để bạn chạy đua mãi mãi. Nên bạn chỉ cần 1 cái nền, sau đó chỉ cần tiến về phía trước. Khi muốn thì mua thứ gì mà mình có thể dễ dàng. Hãy nhớ, chỉ cố gắng cho một tiêu chuẩn cơ bản, đừng bao giờ lao lực cho những sự xa hoa, tiện nghi để rồi hỏng ngược cuộc đời.

Có thể tổng kết như thế này: Với vật chất tiêu chuẩn, bạn phải ngước lên. Với vật chất có tính chất hưởng thụ thêm, bạn phải nhìn từ trên xuống. Coi nó như một sự tùy chọn.

Cuộc đời này cũng chỉ là 1 ván game

Chơi hay mới là mấu chốt

Một trò chơi lý tưởng là khi bạn xuất phát trung bình, gặp khó, chơi rất hay, và rồi chiến thắng. Chiến thắng ấy mang lại cảm xúc mãnh liệt – vì bạn đã trải qua đủ thử thách, đủ cố gắng.

Nếu bạn thắng ngay từ đầu, do đối thủ “disconnect” thì chẳng thấy gì cả. Vẫn là thắng, nhưng nó nhạt. Nếu bạn thua mà đã chơi hay, bạn vẫn có thể cảm thấy khá dễ chịu.

Cuộc đời, về cơ bản là ván game có 1 mạng, và thời gian chơi dài hơn chút. Lúc sắp nằm trong quan tài, sẽ thấy hành trình mình chơi có mặn, có phê không mới thực sự quan trọng.

Thứ tiếc nuối nhất: chưa chơi hết sức

Thứ khiến ta tiếc nuối nhất không phải là thua – mà là biết mình chưa chơi hết sức. Dù thắng hay thua, cái dở dang trong nỗ lực là thứ ám ảnh dai dẳng nhất.

Bạn còn nhớ các kỳ thi ngày đi học chứ? Nếu trình độ của bạn được 5 điểm nhưng bạn đạt 6 thì sao? Thật là hạnh phúc ngập tràn. Và trình độ của bạn phải điểm 10, bài dễ nhưng bạn đạn 8.5. Rõ ràng 8.5 tốt hơn 6, nhưng cảm giác của người 8.5 thì tệ hơn rất nhiều. Cuộc đời cũng y hệt, chỉ là nó kéo dài hơn mà thôi.

Những ngày cuối đời, cuộc đời sẽ trả cho bạn kết quả bài thi để bạn đánh giá. Bạn không cần quan trọng điểm đâu, bạn cần thấy phê vì mình đã làm tốt nhất để còn sang bên kia thế giới.

Đầu tư đúng là để đời sống tốt hơn – không phải ngược lại

Ở phần kết, H.P muốn gửi tới bạn rằng:

Chúng ta đầu tư để làm giàu. Nhưng nếu nó cuốn bạn ra khỏi sự tỉnh táo, khỏi niềm vui sống, khỏi khả năng yêu thương người khác và chính mình, thì nó thật sự rất tệ. Mà chưa kể chắc gì đã giàu được

Nhắn gửi của H.P

Giàu đúng nghĩa phải bao gồm: Sức khỏe, cảm xúc và tiền bạc. Không được thiếu đi thứ nào.

Còn không, bạn chỉ đang đổi đời sống lấy con số – và bạn sẽ trả giá bằng những tháng năm không quay lại được nữa.

Bạn vẫn có thể rất tệ, kể cả khi đầu tư thắng nhưng sai tâm thế như trong bài đã chỉ ra. Còn nếu thua, khỏi phải bàn. Bạn có một đời khác gì súc vật, phế toàn tập mọi thứ.

Đó cũng là lí do, sống chết bạn phải định hướng, cân bằng mọi thứ cho thật nét rồi mới bắt đầu đầu tư gì thì làm. Hãy nhớ kỹ một lần nữa, ta sinh ra trên đời để hạnh phúc, ta xứng đáng hưởng điều đó.

Hoài Phong

Hoài Phong

Hoài Phong

Số lớn hay số bé đều có thể Cộng+, Người ở hoàn cảnh nào cũng có thể tốt hơn chút nữa.

Bài viết liên quan

Định hướng

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

by Hoài Phong
9 Tháng 5, 2025
0

Lãi kép – hay lũy kế – là một trong những nguyên lý đơn giản nhất của tài chính. Ai...

Định hướng

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

by Hoài Phong
8 Tháng 5, 2025
0

Thường chúng ta hiểu rằng, đầu tư là đem tiền cho nó sinh ra tiền, kiếm lợi nhuận. Đúng hoàn...

Next Post

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Đây là nơi tôi lưu giữ những quan điểm, kiến thức đã chiêm nghiệm. Tôi gọi nó là một công trình để đời – viết ra để không còn hối tiếc. Chỉ một bài hữu duyên, cũng đủ thay đổi định kiến cả đời.

Giới thiệu / Hướng dẫn.

  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu