ROA là một chỉ số cực kỳ quan trọng để giúp các nhà đầu tư phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Tuy nhiên khái niệm ROA là gì trong cổ phiếu, ROA có âm không, cách tính ROA như thế nào… thì không phải ai cũng nắm rõ để có thể áp dụng hiệu quả. Bài viết này của chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về chỉ số ROA đầy đủ, toàn diện nhất để bạn tham khảo nhé.
Nội dung
ROA là gì?
ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets, có nghĩa là “tỷ suất sinh lời trên tài sản“. Đây là một chỉ số cho chúng ta biết được rằng doanh nghiệp này đạt được tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu so với tài sản họ đã đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
ROA là thước đo cuối cùng để đánh giá lợi nhuận sau thuế mà một doanh nghiệp thu được trên mỗi đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tính ROA là phải xem xét toàn bộ tài sản của doanh nghiệp: tiền mặt, nhà cửa, hàng tồn kho, tài sản trí tuệ, máy móc, các khoản phải thu… Chính vì vậy, ROA được các cổ đông đặc biệt quan tâm vì họ muốn biết họ đang kiếm được bao nhiêu tiền từ khoản đầu tư của mình.
Hiểu đơn giản, ROA là một thước đo dùng để đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp ở thời điểm cụ thể. Nhà đầu tư sẽ nhìn vào chỉ số ROA của các doanh nghiệp để chọn lựa cổ phiếu và quyết định đầu tư sinh lời.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
Ý nghĩa của chỉ số ROA là cho chúng ta biết được mỗi một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản để đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ đem về bao nhiêu lời nhuận. Chính vì vậy, chỉ số ROA càng cao thì có nghĩa doanh nghiệp càng làm ăn hiệu quả.
Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động thời gian dài, ổn định thì đại đa số chỉ số ROA của họ thường rất cao. Chỉ số ROA cao và ổn định trong một khoảng thời gian dài sẽ cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng, biết cách tối ưu được hết các nguồn lực hiện có, giảm thiểu được chi phí thừa thãi. Quyết định mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này thường đem lại nhiều lợi nhuận bền vững cho các cổ đông.
Công thức tính ROA
Cách tính của ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm), rồi đem chia cho bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ.
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings)/Tài sản (Assets) *100%
*** Lợi nhuận sau thuế (thu nhập ròng) được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh.
*** Đơn vị tính của ROA là %
Ví dụ: Một công ty có 100.000 đô la về thiết bị, tiền mặt và các khoản phải trả, thu được lợi nhuận trong một kỳ là 20.000 đô la, vậy chỉ số ROA sẽ được tính: 100.0000/20.000 *100%, kết quả ROA là 20%.
Ngoài ra, thu nhập ròng chia cho doanh thu ra tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản doanh nghiệp thì sẽ ra hệ số quay vòng vốn của tài sản. Cho nên còn có một công thức tính ROA khác là:
ROA = Tỷ suất lợi nhuận biên * Số vòng quay tổng tài sản
Chỉ số ROA như thế nào là tốt?
Chỉ số ROA càng lớn thì càng tốt. Chỉ số ROA lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu và lãi cao, đang trong giai trong giai đoạn làm ăn thuận lợi, kiếm được nhiều tiền hơn khi đầu tư ít hơn (tài sản).
ROA có âm không?
ROA âm là điều hoàn toàn có thể xảy ra, bởi chỉ cần lợi nhuận sau thuế âm, thì đồng nghĩa với việc ROA cũng sẽ âm. Và điều đó thường có nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ trong thời điểm này. Giả sử, một doanh nghiệp có 200.000 đô la tài sản và thu nhập ròng quý trước lỗ 20.000 đô la, vậy ROA là – 1%.
ROA giảm có ý nghĩa gì?
Với ROA dương, doanh nghiệp đang có được thu nhập dựa trên việc đầu tư vào thiết bị hoạt động. Còn ROA giảm có nghĩa là việc thu lời trên tài sản đầu tư vào đang giảm dần.
Tuy nhiên, ROA giảm (hoặc đôi khi là âm) cũng không hẳn lúc nào cũng là xấu. Một doanh nghiệp có thể có dòng tiền dương, nhưng doanh thu lại giảm do chi phí khấu hao nhiều. Ngay cả các công ty lớn cũng có thể có ROA âm.
Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô mua một nhà máy lớn mới, tài sản của họ sẽ tăng lên nhưng thu nhập ròng của họ trong kỳ vẫn ổn định, do đó có thể làm giảm hoặc làm âm ROA.
Lưu ý khi đánh giá chỉ số ROA
Một vài lời khuyên dành cho bạn khi muốn căn cứ vào chỉ ROA để ra quyết định có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp này hay không:
- ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản) rất khác nhau giữa các ngành và tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh sản xuất.
- Nếu bạn đang so sánh ROA giữa các doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng họ thuộc cùng một ngành. Ví dụ ROA của một công ty phần mềm như Microsoft và ROA của một công ty giày như Crocs, chắc chắn sẽ rất khác nhau vì bản chất hoạt động kinh doanh của họ cũng rất khác nhau.
- Khi xem xét ROA của các doanh nghiệp tương đồng nhau, nên xem xét chỉ số này từ nhiều năm trở lên không nên xét riêng từng năm một.
- Nếu muốn đánh giá ROA của một doanh nghiệp, hãy so sánh với chỉ số ROA trung bình ngành. Doanh nghiệp nào đang vận hành mà có chỉ số ROA lớn hơn so với chỉ số trung bình ngành tức là đang có quản trị tài sản hiệu quả, ăn nên làm ra thu lợi nhuận cao.
- ROA không phải là chỉ số duy nhất để giúp bạn quyết định có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không, mà cần tham khảo thêm nhiều chỉ số khác như: ROE, ROI…
=> Có thể bạn quan tâm: ROE là gì? Công thức tính ROE và cách đọc chỉ số ROE chi tiết
Trên đây là những thông tin cơ bản về ROA mà gsphong.com muốn gửi đến các bạn. Các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có xu hướng dùng ROA để xác định hiệu suất thu lợi nhuận từ tài sản của công ty họ, từ đó có cách điều chỉnh kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào chỉ số này cũng nhiều chỉ số khác trong chứng khoán để quyết định có nên mua cổ phiếu hay không. Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt và đầu tư sinh lời.