Các doanh nghiệp xây dựng là thành phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ta. Sau khi dịch Covid-19 dần được khắc phục, nhu cầu về xây dựng đã dần được phục hồi, và các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu lại đang được hưởng lợi rất nhiều từ những gói kích thích đầu tư công. Ngoài ra, việc lựa chọn công ty xây dựng uy tín, phù hợp với công trình là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định không nhỏ đến chất lượng của công trình. Chính vì vậy, dưới đây là danh sách top 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam để bạn tìm hiểu và tham khảo.
Nội dung
- 1 Top 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam 2024
- 1.1 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH (HBC)
- 1.2 CÔNG TY CP XÂY DỰNG COTECCONS
- 1.3 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG RICONS
- 1.4 CÔNG TY CỔ PHẦN SCI
- 1.5 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN PC1
- 1.6 TỔNG CTCP CÔNG TRÌNH VIETTEL (Viettel Construction)
- 1.7 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ – CTCP
- 1.8 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP (CC1)
- 1.9 Thông tin cơ bản về CC1
- 1.10 CÔNG TY CP HƯNG THỊNH INCONS
- 1.11 TỔNG CÔNG TY CP XNK VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (Vinaconex)
Top 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam 2024
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH (HBC)
Thông tin cơ bản về HBC
- Tên viết tắt: HBCG
- Mã chứng khoán: HBC
- Sàn niêm yết: HOSE
- Website: https://hbcg.vn/
Tập đoàn xây dựng Hòa Bình là doanh nghiệp xây dựng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Công ty thành lập từ năm 1987 và đến năm 2006, cổ phiếu của nó với mã HBC chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Các lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; San lấp mặt bằng; Tư vấn xây dựng; Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất; Dịch vụ sửa chữa nhà và trang trí nội thất; Kinh doanh bất động sản và phát triển khu công nghiệp.
Vị thế của HBC trong ngành xây dựng
- HBC là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu, nằm trong Top 5 nhà thầu tổng hợp lớn nhất Việt Nam. HBC luôn dẫn đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp và hạ tầng.
- HBC là doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam duy nhất đã 6 lần liên tiếp được bình chọn là thương hiệu quốc gia; đã trang bị 1.974 tỷ đồng cho máy móc và trang thiết bị và hiện đang thi công 80 công trình, đã có mặt tại 47/63 tỉnh thành cũng như 4 quốc gia.
- HBC là nhà thầu chính dự án Vietinbank Tower (Hà Nội) – công trình cao nhất Việt Nam (cao 363m) và dự án Saigon Centre (TP.HCM) – công trình sâu nhất Việt Nam với 6 tầng hầm (sâu 28m) tại thời điểm thi công.
- HBC là chủ thấu thi công xây lắp nhiều công trình trọng điểm trong và ngoài nước, phần lớn là những công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao như: Khách sạn 5 sao Le Meridien, Khu phức hợp Saigon Centre, Nhà ga mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng,… cùng với nhiều công trình trọng điểm trong và ngoài nước như Kumho Asiana, Times Square, Estella Heights, Discovery Complex, Le Yuan Residence (Malaysia), GEMS (Myanmar).
Hiện nay, HBC đang hướng tới chiến lược phát triển thị trường nước ngoài và họ sẽ bắt đầu với 2 dự án tại Brisbane, Úc và Ontario, Canada trong năm 2023 và 2024. Đây có thể coi là một bước tiến tích cực trong chiến lược mở rộng ra nước ngoài để nâng cao vị thế và năng lực thi công của doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam này.
Thách thức phải đối mặt của HBC
- Giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng nhanh, tăng đột biến thưởng ảnh hướng đến các yếu tố đầu vào của HBC, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn, những dự án đầu tư đã triển khai đầu tư, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Chỉ số về cơ cấu Nợ/ VCSH của HBC đều vượt 100%, thể hiện rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp không thể thu hồi được các khoản phải thu. Nhìn chung, đây là do đặc thù của ngành xây dựng, nên tỷ lệ lãi vay là khá lớn so với vốn điều lệ, do đó lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, thời gian ngân hàng liên tục tăng lãi suất, càng làm tăng áp lực chi phí.
CÔNG TY CP XÂY DỰNG COTECCONS
Thông tin cơ bản về Coteccons
- Tên viết tắt: Coteccons
- Website: https://coteccons.vn/en/
- Mã chứng khoán: CTD
- Sàn niêm yết: HOSE
CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam được thành lập năm 2004 trên cơ sở cổ phần hóa Khối Xây lắp – Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng thuộc Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1. Cổ phiếu của công ty – CTD đã được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. COTECCONS đã thực hiện rất nhiều các công trình trọng điểm trải dài từ Nam ra Bắc. Địa bàn mà doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam này tập trung thường là khu vực trọng điểm kinh tế như: Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang và các khu công nghiệp lớn.
Vị thế của Coteccons trong ngành xây dựng
- Nổi tiếng là một trong những doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn trong cả nước với vai trò tổng thầu, thiết kế và thi công.
- Luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường xây dựng Việt Nam và cả thị trường thế giới với các công trình đẳng cấp thế giới như công trình siêu cao tầng Landmark 81 đến những dự án có tốc độ thi công kỷ lục như Nhà máy Sản xuất VINFAST và những dự án có quy mô lớn lên đến khoảng 4,000 – 7,000 tỷ đồng như Dự án Hòa Phát – Dung Quất, D’Capitale, Casino Nam Hội An.
- Một số công trình nổi bật của Coteccons: Landmark 81, Vinhomes Grand Park, The Galleria Residence, Tòa nhà Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, Lancaster Luminaire, Nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi, Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn,The Manor TP Hồ Chí Minh, The Manor Hà Nội, Chung cư cao cấp Everrich, Chung cư cao cấp River Garden, Cao ốc văn phòng Center Point, Cao ốc văn phòng Gemadept…
Bên cạnh mảng xây dựng, COTECCONS cũng đang hướng đến các mảng mới là kinh doanh bất động sản (thông qua công ty con Covestcons) và đầu tư hạ tầng (thông qua công ty liên kết là FCC) nhằm đa dạng hóa nguồn thu.Với sự nổ lực và phát triển liên tục của mình, Coteccons Construction JSC đã gặt hái được rất nhiều thành công, thành tựu và đã được ghi nhận bằng các chứng chỉ, bằng khen, giải thưởng, huy hiệu danh giá.
- Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín nhiều năm liền.
- Giải Vàng tại Lễ trao giải Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia
- Top 15 doanh nghiệp niêm yết có hiệu quả kinh doanh tốt nhất 3 năm liên tiếp
- Đạt 15 giải thưởng quan trọng tại Hội thi Thợ giỏi ngành xây dựng
- Liên tục được vinh danh top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam theo công bố của Forbes.
Lợi thế lớn của CTD là tình hình tài chính vững vàng, ít nợ vay, cũng như lượng tiền gửi tiết kiệm lớn. Lợi thế về tài chính giúp Coteccons đẩy mạnh việc triển khai các mô hình sản phẩm mới Finance – Design & Build (Tài chính – Thiết kế – Xây dựng) để đồng hành cùng các chủ đầu tư trong nhiều công đoạn hơn thay vì chỉ thực hiện xây dựng.
CTD đang trong giai đoạn tái cấu trúc giai đoạn 2021 – 2025 sau giai đoạn thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn nhưng nền tảng tài chính vững chắc sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng ngành bất động sản. Giá trị dự án đặt hàng chưa thực hiện (BACKLOG) duy trì trên 20.000 tỷ đồng sẽ giúp hoạt động kinh doanh CTD kỳ vọng phục hồi tích cực hơn trong những năm tới. Một số dự án trọng điểm: Lego, Vingroup, Doji…
Rủi ro phải đối mặt của Conteccons
- Rủi ro chung của các công ty xâu dựng: khó khăn do tín dụng cho thị trường bất động sản đang bị kiểm soát chặt làm năng lực tài chính của các chủ đầu tư suy giảm khiến một số khoản phải thu có thể tiềm ẩn rủi ro trong tương lai.
- Giá thành nguyên vật liệu tăng cao.
- Rủi ro chi phí trích lập dự phòng đến từ các khoản phải thu các dự án từ thời Ban lãnh đạo cũ.
- Sự tụt hậu sau khi tái cấu trúc: So sánh CTD bây giờ dưới thời đại Kusto và CTD ở thời ông Nguyễn Bá Dương đứng đầu sẽ thấy rõ được sự chênh lệch. Bởi 17 năm dưới thời ông Nguyễn Bá Dương, CTD đã xây dựng được vị thế vua của ngành xây dựng; do đó, đà tuột dốc của Công ty ngay thời điểm đầu hậu tái cấu trúc, về mặt quản trị là có thể hiểu được, song về mặt so sánh, sẽ bộc lộ những khó khăn khi CTD tìm lại hoặc thậm chí vượt qua hào quang quá khứ của Công ty. Việc doanh nghiệp phải dừng hợp đồng với một loạt nhà thầu phụ, nhà cung cấp có dấu hiệu mâu thuẫn lợi ích, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty và Unicons (công ty con) trong hoạt động kinh doanh là ví dụ.
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG RICONS
Thông tin cơ bản về RICONS
- Tên viết tắt: RICONS
- Mã chứng khoán: Chưa niêm yết
- Website: http://www.ricons.vn
Ricons là doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam được thành lập từ năm 2004 và chỉ trong thời gian ngắn đã ghi được dấu ấn trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư. Cùng với quy mô không ngừng phát triển, Ricons mở rộng ngành nghề hoạt động sang xây lắp và chọn đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Hiện nay, Ricons hoạt động chính trong lĩnh vực công trình dân dụng và công nghiệp, lắp đặt hệ thống điện, kinh doanh vật liệu, môi giới, tư vấn bất động sản… Sản phẩm của Tổng thầu xây dựng Ricons trải đều trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, các dự án Ricons xây dựng trải dài khắp cả nước từ các công trình cao tầng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đến nhà xưởng công nghiệp và hạ tầng. Là thương hiệu ra đời từ một khát vọng lớn, công ty này mong muốn tạo ra dấu ấn khác biệt bằng việc mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, qua đó đóng góp chung cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Vị thế của RICONS trong ngành xây dựng
- Doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam này là một trong những công ty con của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (nay đã tách ra)
- Ricons đã liên tục thu hút đầu tư từ các quỹ lớn: Dragon Capital, VinaCapital, SSI, Havana, Daiwa. Thành lập Công ty CP Đầu tư Riland mở rộng hoạt động đầu tư bất động sản.
- Năm 2019: Hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 317,2 tỷ đồng. Ricons Group vinh dự xếp hạng thứ 3 trong Top 500 nhà thầu xây dựng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2020: Xếp hạng thứ 3 nhà thầu xây dựng uy tín Việt Nam. Hoàn thiện hệ sinh thái Ricons Group với 7 thương hiệu: Ricons, Riland, Rihomes, Risa, Rilex, Ricommerce, Fritech, QuiHub.
- Ricons sở hữu một hệ sinh thái với 7 thương hiệu: Ricons, Riland, Rihomes, Risa, Rilex, Ricommerce, Fritech, QuiHub.
- Một số công trình nổi bật: Dự án nhà phố The Standard Central Park, Chung cư Rừng Cọ Ecopark, Dự án chung cư Sky 89, khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency Danang Resort & Spa, chung cư cao cấp The Grand Manhattan, tòa nhà Becamex và Trung tâm triển lãm WTC, khách sạn Hyatt Place Hạ Long Bay.
Thách thức cần đối mặt của RICONS
- Rủi ro chung của ngành xây dựng liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào, nguồn vốn, lãi suất…
- Sau lùm xùm Coteccons với nhóm Kusto, Ricons đã tách khỏi hệ sinh thái Coteccons Group và tuyên bố sẽ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty. Vì vậy thách thức trước mắt của Ricons là phải tự phát triển hệ sinh thái Ricons Group và nâng cao thương hiệu.
- Thị trường bất động sản (BĐS) chững lại, cộng thêm sự gia nhập của các nhà thầu nước ngoài không chỉ làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng trong nước, mà còn khiến cho “miếng bánh” lợi nhuận của doanh nghiệp ngành xây dựng thu hẹp trong năm 2019.
CÔNG TY CỔ PHẦN SCI
Thông tin cơ bản về SCI
- Tên viết tắt: SCI
- Website: https://scigroup.vn/
- Mã chứng khoán: S99
- Sàn niêm yết: HNX
Công ty Cổ phần SCI có tên cũ là công ty cổ phần Sông Đà 909, là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, được thành lập vào năm 2003, . Đến năm 006, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), với mã chứng khoán là SCE. Năm 2015, doanh nghiệp này chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần SCI, tái cấu trúc hoạt động, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam này đã và đang tham gia thi công nhiều công trình lớn, trọng điểm của đất nước nên gặt hái được nhiều kinh nghiệm quý báu. Công ty đã dần hình thành được một thị trường riêng cho mình trải dài trên cả 3 miền Bắc -Trung – Nam. Nhìn chung, thế mạnh của SCI là xây dựng các dự án điện trên toàn quốc.
Vị thế của SCI trong ngành xây dựng
- SCI đã đảm nhận thi công 14 nhà máy điện, nhiều công trình thủy điện, điện gió. Một số nhà máy thủy điện có thể kế đến như: Thủy điện Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Sê San 3, hủy điện Ca Nan1,2; Thủy điện Nậm Xe; Thủy điện Nậm Lụm 1,2; Thủy điện Mường Luân… hay đầu tư các dự án thủy điện tại Lào.
- SCI cũng là chủ thầu của các dự án lớn khác như bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, đường giao thông huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, công trình đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A.
Rủi ro phải đối mặt của SCI
- 80% doanh thu của công ty tới từ các công trình của Tổng Công ty Sông Đà, do đó công ty hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các công trình thủy điện mà Tổng Công ty trúng thầu.
- Tuy nhiên, Tổng Công ty Sông Đà, cụ thể là Công ty Cổ phần Sông Đà 9 đã thoái toàn bộ vốn ra khỏi công ty do vậy công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục nhận thi công các dự án của Sông Đà 9.
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN PC1
Thông tin cơ bản về PC1
- Tên viết tắt: PCC1
- Mã chứng khoán: PC1
- Sàn niêm yết: HOSE
- Website: pc1group.vn
Nhắc đến những doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam hiện nay thì không thể bỏ qua PC1. PC1 được thành lập năm 1963, hoạt động chính ban đầu trong lĩnh vực xây lắp cơ sở hạ tầng điện bao gồm: xây lắp, tư vấn và dịch vụ điện với hơn 60 năm kinh nghiệm. Hiện nay, PC1 là đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này, đặc biệt là các công trình tổng thầu EPC, PC có cấp điện áp đến 500KV và các công trình có tính đặc thù cao (Gis trạm, công trình cấp điện ra đảo, công trình cáp ngầm…)
Ngoài ra, PC1 cũng thực hiện thành công việc thâm nhập các lĩnh vực mới như: thực hiện tổng thầu các nhà máy điện NLTT, đặc biệt là các dự án đòi hỏi kỹ thuật cao như điện gió, điện mặt trời; và đầu tư đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác bao gồm: sở hữu riêng danh mục NLTT; khai thác khoáng sản: niken và đồng; kinh doanh bất động sản (BĐS): nhà ở và khu công nghiệp; và sản xuất công nghiệp: thiết kế, chế tạo cột thép đơn thân 110 KV, 220 KV – 1, 2, 4 mạch và cột thép liên kết thanh đến 750kV, với dây truyền công nghệ hiện đại tích hợp hệ thống điều khiển CNC tổng công suất trên 50.000 tấn sản phẩm/năm.
Vị thế của PC1 trong ngành xây dựng
- Lĩnh vực xây lắp điện: PC1 hiện đang đi đầu cả nước trong lĩnh vực này khi sở hữu rất nhiều dự án truyền tải điện quốc gia, đặc biệt là các dự án tổng thầu EPC, PC tới cấp điện áp 500 KV và các dự án có tính đặc thù cao.
- Đầu tư năng lượng: PC1 hiện đang đầu tư 3 dự án điện gió, bao gồm Dự án điện gió Liên Lập , Dự án điện gió Phong Huy, Dự án điện gió Phong Nguyên cùng công suất 48MW tại Quảng Trị. PCC1 đã tham gia vào lĩnh vực đầu tư thủy điện với 4 dự án thủy điện, bao gồm dự án Thủy điện Trung Thu với công suất 30MW tại huyện Tủa Chùa và huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, dự án Thủy điện Bảo Lâm 1 với quy mô công suất 30MW nằm tại xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, dự án Thủy điện Bảo Lâm 3 với công suất 46MW và dự án Thủy điện Bảo Lâm 3A với công suất 8MW.
- Sản xuất công nghiệp: PC1 là đơn vị duy nhất và có quy mô lớn nhất Việt Nam về thiết kế, chế tạo cột thép đơn thân 110 KV, 220 KV – 1, 2, 4 mạch và cột thép liên kết thanh đến 750kV, tổng công suất trên 50.000 tấn sản phẩm/năm.
- Bất động sản: Ngoài ra, PC1 hiện cũng đang đầu tư nhiều dự án bất động sản tổ hợp Nhà ở – Văn phòng – Trung tâm thương mại tại Hà Nội…
Đặc biệt, tập đoàn PC1 vừa được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) công bố trúng Gói thầu số 7 Xây lắp đường dây cung đoạn từ điểm đầu đến G26 với giá trúng thầu 79,755 tỷ đồng, giảm giá 10,52 tỷ đồng sau đấu thầu. Đây là tín hiệu tích cực và cho thấy khả năng PC1 tiếp tục duy trì vị thế là công ty top 5 tại Việt Nam lĩnh vực tổng thầu công trình điện.
Rủi ro phải đối mặt của PC1
- Phải đối mặt với những rủi ro chung của ngành xây dựng giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục biến động tăng cao.
- Cơ chế giá mới cho NLTT thấp hơn khoảng 23% so với FIT trước đây, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
- Ngân hàng đang siết chặt các khoản tín dụng cho BĐS trước những lo ngại liên quan đến thị trường trái phiếu, điều này cũng ảnh hưởng đến PCE. Hơn nữa lãi suất đầu ra sẽ không khuyến khích việc mua nhà, nên mảng BĐS sẽ bị ảnh hưởng.
- Bất ổn tỷ giá hối đoái sẽ là khó khăn trọng yếu công ty phải đối mặt. Bởi vì cuối năm 2022, nợ ròng đạt 11.960 tỷ đồng, +32% svck, tương đương 169% vốn chủ sở hữu (VCSH), trong đó nợ nước ngoài là 3.945 tỷ đồng chiếm 48% nợ dài hạn
TỔNG CTCP CÔNG TRÌNH VIETTEL (Viettel Construction)
Thông tin cơ bản về Viettel Construction
- Tên viết tắt: Viettel Construction
- Mã chứng khoán: CTR
- Sàn niêm yết: HOSE
- Website: https://viettelconstruction.com.vn/
Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) được thành lập vào năm 1995, là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của CTR tham gia thi công móng cột và lắp đặt cột anten, sau đó, công ty này đã mở rộng sang xây lắp hạ tầng cơ sở mạng viễn thông trong nước và quốc tế của Viettel bao gồm hạ tầng 2G và 3G. Đến năm 2017, CTR mở rộng sang lĩnh vực mới: vận hành khai thác và phụ trách vận hành, bảo
dưỡng, ứng cứu hạ tầng mạng viễn thông của Viettel.
Vị thế của Viettel Construction trong ngành xây dựng
- CTR là một công ty con của Tập đoàn Viettel và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng viễn thông của Tập đoàn. Hiện nay, toàn bộ hệ thống hạ tầng mạng viễn thông trong nước của Viettel đều do CTR quản lý vận hành, khai thác.
- CTR đã trải quan gần 30 năm hoạt động và phát triển, và đến hiện tại nó đã xây dựng được hệ thống hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước rộng khắp với hơn 50.000 trạm phát sóng, hơn 320.000 km cáp quang, bao phủ 100% lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng biển hải đảo, vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, CTR cũng còn tiên phong tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
- CTR sở hữu một hệ thống chi nhánh rộng khắp với 63 Chi nhánh, hơn 700 Cụm/Đội Kỹ thuật trên cả nước, 05 Công ty thị trường nước ngoài, đội ngũ nhân sự trình độ cao lên đến 10.000 người.
- CTR đã cung cấp và lắp đặt cột anten cho gần 30,000 trạm BTS, xây dựng các công trình cột tháp thông tin cho ngành bưu điện, phát thanh, truyền hình tại nhiều địa phương trên cả nước.
Là một công ty con của Viettel Group, doanh nghiệp ngành xây dựng lớn nhất Việt Nam này thường xuyên được phân công nhiều dự án trọng điểm của Tập đoàn. Nhìn chung, các lĩnh vực kinh doanh (truyền thống và mới) của CTR đều xoay quanh một hệ sinh thái với khởi đầu từ chuyên môn của công ty trong lĩnh vực Viễn thông. Với kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành hạ tầng viễn thông giúp công ty có lợi thế, hiểu biết trong việc xây dựng và cho thuê trạm BTS (TowerCo). Song song với đó là kinh nghiệm trong xây dựng cùng với việc hợp tác với các nhà thầu bất động sản chuyên nghiệp sẽ giúp CTR phát triển mảng xây dựng dân dụng (B2B và B2C), xây lắp các dự án năng lượng.
Rủi ro cần đối mặt của Viettel Construction
- Các hoạt động tại thị trường nước ngoài (chủ yếu là xây dựng và vận hành hạ tầng viễn thông) thuộc nhóm ngành nhạy cảm và phụ thuộc nhiều vào Tập đoàn Viettel. Do đó, việc thay đổi chính sách, tình hình chính trị tại các nước sở tại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTR: đặc biệt khi doanh thu từ vận hành khai thác hạ tầng nước ngoài đang là động lực tăng trưởng chính cho khối Vận hành và ứng cứu thông tin (TT nước ngoài chiếm 10% doanh thu Vận hành khai thác).
- Nhóm ngành kinh doanh thuộc nhóm Viễn thông của CTR phụ thuộc nhiều vào việc triển khai 5G tại Việt Nam. Do đó, trong TH việc triển khai 5G bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của CTR.
- Trong những năm qua, giá các loại vật liệu xây dựng: sắt, thép, xi măng, cát,…vẫn tiếp tục neo ở mức cao, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các trạm BTS (thép, đồng, nhựa,…) và triển khai các hợp đồng xây dựng của CTR, đặc biệt ở phân khúc xây dựng dân dụng.
TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ – CTCP
Thông tin cơ bản về tổng công ty Sông Đà
- Mã chứng khoán: SJG
- Sàn niêm yết: Upcom
- Website: http://www.songda.vn/
Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, được ra đời vào 01/06/1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình thuỷ điện đầu tiên tại Việt Nam. Sông Đà nổi tiếng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông.
Vị thế của Sông Đà trong ngành xây dựng
- Sông Đà được biến đến là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (2,400MW), thủy điện Hòa Bình (1,920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu (1,200MW), Thủy điện Huội Quảng (520MW)… và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Sesan 3 (260 MW)…
- Ngoài các dự án trong nước, tổng công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sang Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1 (322MW) bao gồm thủy điện Xekaman Sanxay, Xekaman 3 (250MW), Xekaman 4, Namthuen….
- Sông Đà cũng là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông, đã thực hiện hơn hàng trăm km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân…. Các dự án giao thông khác cũng nổi tiếng không kém như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Đèo Ngang, hầm đường bộ qua đèo Cả …,thi công đường sắt cao tốc trên cao tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh…
- Cùng với đó rất nhiều dự án công nghiệp đã được Tổng công ty thực hiện thành công như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm)…
Rủi ro phải đối mặt của tổng công ty Sông Đà
- Những năm gần đây, nhìn chung doanh thu của Sông Đà 1.01 khá thấp, lãi ít, thậm chí thua lỗ. Năm 2022, lũy kế 9 tháng, Sông Đà 1.01 chỉ ghi nhận gần 5,1 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 145 triệu đồng. Cuối quý 3.2022, tổng tài sản của công ty ở mức 1.617 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới 1.518 tỷ đồng, cho thấy chất lượng tài sản rất kém.
- Dự án Hà Nội Landmark Tower của Sông Đà 1.01 hiện đã bị ngân hàng PVCombank thu giữ và đang trong quá trình tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đang chịu hàng trăm tỷ đồng nợ nhà thầu, người mua nhà, nợ cá nhân của công ty. Do đó, thách thức có thể nhìn thấ rõ nhất với dàn lãnh đạo mới của Sông Đà 1.01 là phải xử lý các vấn đề tài chính đang tồn đọng.
- Cùng với đó là rủi ro chung đến từ ngành xây dựng, vốn được dự báo tiêu cực do tình hình nguồn cung bất động sản vẫn hạn chế và tình hình cạnh tranh cao khiến cho biên lợi nhuận vẫn tương đối mỏng.
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP (CC1)
Thông tin cơ bản về CC1
- Mã chứng khoán: CC1
- Sàn niêm yết: Upcom
- Website: http://www.cc1jsc.com.vn/
Tổng Công ty xây dựng số 1 (CC1) là doanh nghiệp được thành lập vào năm 1979, chuyên hoạt động hoạt động chính trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng và năng lượng. Ngoài ra, CC1 cũng tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản. CC1 chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2016 và cổ phiếu của nó giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 07/2017.
Vị thế của CC1 trong ngành xây dựng
- Tại khu vực phía Nam, CC1 gần như đọc chính toàn bộ thị phần thi công công trình năng lượng của Chính phủ qua hàng loạt các dự án đã hoàn thành từ năm 1989. Các công trình này đã đóng góp vào lưới điện quốc gia mỗi năm khoảng trên 22 tỷ kWh điện với các nhà máy Thủy điện: Trị An (440MW, Thác Mơ (150MW), Hàm Thuận–Đa Mi (475MW), Buôn Kuốp (280MW), Buôn TuaShra (86MW), Đakr’tih (144MW), và các nhà máy Nhiệt điện: Phú Mỹ (1,800MW), Nghi Sơn 1 (600MW), Ô Môn (330MW), Nhơn Trạch 1 (450MW)…
- CC1 cũng được biết đến là chủ đầu tư trong các dự án năng lượng, giao thông và dân dụng theo hình thức BT, BOT, BOO, PPP với các công trình tiêu biểu như Sailing Tower, Khu dân cư Hạnh Phúc, Nhà máy Thuỷ điện Đark’Tih, Cầu Đồng Nai mới và tuyến giao thông ở hai đầu cầu.
Rủi ro phải đối mặt của CC1
- Doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sử dụng rất nhiều vốn vay do đó rất nhạy cảm với những biến động về lãi suất.
- Tiến độ thực hiện nhiều dự án bất động sản kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thủ tục pháp lý, đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công xây dựng. Việc này có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro về thành khoản.
Nhìn chung, CC1 vẫn đang đối mặt với hiệu quả kinh doanh thấp, dư nợ vay cao, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn và đặc biệt dự án bất động sản liên quan tới bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn tới chậm quá trình triển khai. Nếu không sớm giải quyết được những vấn đề trên, doanh nghiệp khó có thể cải thiện lợi nhuận trong tương lai gần.
CÔNG TY CP HƯNG THỊNH INCONS
Thông tin cơ bản về Hưng Thịnh Incons
- Mã chứng khoán: HTN
- Sàn niêm yết: HOSE
- Website: www.hungthinhincons.com.vn
CTCP Hưng Thịnh INCONS là doanh nghiệp được thành lập vào năm 2007, với lĩnh vực chính là thi công thiết kế công trình, cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng. HTN thường tham gia vào các dự án xây dựng có quy mô lớn với vai trò tổng thầu, Công ty sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư. Năm 2018, cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán HTN.
Vị thế của Hưng Thịnh Incons trong ngành xây dựng
- Hơn 10 năm hoạt động, Hưng Thịnh Incons hiện là tổng thầu thi công hơn 50 dự án quy mô tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định,… Các công trình rất đa dạng về loại hình, bao gồm: khu dân cư cao tầng (chung cư), khu đô thị, biệt thự nghỉ dưỡng, khu phức hợp, khách sạn 4 – 5 sao,…
- Năm 2019, hàng loạt dự án tiếp tục được Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons triển khai thi công đồng loạt như: Căn hộ Moonlight Boulevard, Richmond City, Lavita Charm, Q7 Boulevard, Q7 Saigon Riverside Complex; biệt thự nghỉ dưỡng bên biển Sentosa Villa, Cam Ranh Mystery Villas.
- Năm 2020, Hưng Thịnh Incons tiếp đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công, xây dựng nhiều dự án quy mô như: Saigon Garden Riverside Villages, Quy Nhon Melody, Grand Center Quy Nhon và Vung Tau Pearl.
- Một số công trình nhà ở tiêu biểu mà doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam này tham gia thực hiện như Thiên Nam Apartment – Quận 10, Căn hộ 27 Trường Chinh – Quận 12, Chung cư cao tầng tại 91 Phạm Văn Hai, Căn hộ 8X Plus – Trường Chinh – Quận 12 – Sài Gòn Dự án căn hộ Vũng Tàu Melody, Căn hộ Florita – Quận 7, Sky Center – Sài Gòn.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ trong ngành, Hưng Thịnh INCONS đã đạt được rất nhiều giải thưởng danh giá như:
- Giải thưởng “Đơn vị xây dựng, nội thất và cơ điện tiêu biểu Việt Nam”.
- 3 nắm đạt giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu TP.HCM” năm 2019 + Top 10 Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam 2018.
- Top 10 Thương hiệu xây dựng quốc gia.
- Top 10 Doanh nghiệp đảm bảo chất lượng đạt chuẩn QAS
- ….
Gần đây nhất, Hưng Thịnh INCONS đã hợp tác với Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) về tư vấn quản lý chất lượng công trình, nhờ đó sẽ nâng cao hơn nữa năng lực xây dựng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành xây dựng hàng đầu Việt Nam nay cũng đang dần mở rộng hoạt động đầu tư xây dựng các dự án mảng hạ tầng theo hình thức BT, BOT…
Rủi ro phải đối mặt của HƯNG THỊNH INCONS
- Phải đối mặt với việc khoản phải thu tăng về giá trị và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản. Thực tế này ẩn chứa nhiều rủi ro trong bối cảnh ngành bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều chủ đầu tư mất cân đối về dòng tiền, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp – nhà thầu xây dựng. Đến cuối năm 2022, Tại Hưng Thịnh Incons, giá trị phải thu cuối năm là 6.449 tỷ đồng, chiếm 71% tổng tài sản và tăng 17,5% so với đầu năm.
- Cùng với đó là những rủi ro chung của toàn ngành xây dựng như: lạm phát, lãi suất, giá cả nguyên vật liệu theo thang, thị trường bất động sản đóng băng…. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của HTN.
TỔNG CÔNG TY CP XNK VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (Vinaconex)
Thông tin cơ bản về Vinaconex
- Tên viết tắt: Vinaconex
- Mã chứng khoán: VCG
- Sàn niêm yết: HOSE
- Website: https://www.vinaconex.com.vn/
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, gọi tắt là Vinaconex, có tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988. Ngày 13/5/2004 VINACONEX được chọn là một trong những Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng Công ty. Ngày 5/9/2008 Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HOSE) với mã chứng khoán VCG.
Vị thế của Vinaconex trong ngành xây dựng
- VCG là một trong những nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp. Công ty có lợi thế vừa là nhà thầu vừa là đơn vị trực tiếp thi công. Nó cũng được biết đến như tập đoàn đa ngành với 22 công ty con tại nhiều lĩnh vực: 1) Đầu tư kinh doanh bất động sản, 2) xây lắp công trình, 3) tư vấn, thiết kế; 4) sản xuất công nghiệp; 5) xuất nhập khẩu. Trong đó, mảng xây dựng là trụ cột, thường đóng góp hơn 60% doanh thu hàng năm.
- VCG sẽ có lợi thế lớn khi nhận thầu các dự án xây dựng đầu tư công lớn với kinh nghiệm hơn 35 năm nhờ khả năng thi công tốt, và chủ động nguyên liệu đầu vào (xi măng, bê tông) với hệ thống các công ty con.
- Tổng công ty đã trúng thầu nhiều dự án lớn thuộc nhiều lĩnh vực giao thông, xây dựng dân dụng, công nghiệp,… với tổng giá trị trên 10 ngàn tỷ đồng, tiêu biểu là các dự án đường cao tốc: đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Mai Sơn – QL45; Bệnh viện K, đường dẫn Cầu Vĩnh Tuy.
- Các dự án lớn tiêu biểu khác của VCG có thể kể đến như: Khu khách sạn resort nghỉ dưỡng Tam Kỳ, Quảng Nam, Khu nghỉ dưỡng Condotel resort Tuy Hòa, Phú Yên, Khu đô thị Đại lộ Hòa Bình kéo dài, Móng Cái, Quảng Ninh, Dự án ĐTXD và kinh doanh hạ tầng khu công nghệ công nghệ cao 2 Hòa Lạc -Khu dân cư đô thị KM3, KM4 Phường Hải Yên, Móng Cái, Quảng Ninh.
- Với lợi thế đang có quỹ đất gần 2.000 ha, và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025. Đây là tiền đề giúp VCG tiếp tục phát triển mảng bất động sản và khu công nghiệp trong tương lai.
Gần đây nhất, VCG cũng mới trúng gói thầu Thi công xây lắp Dự án thành phần 1, đoạn Km11+240 – Km26+500 thuộc Dự án Hoàn thiện đường ven biển 129 (Võ Chí Công) với tổng mức đầu tư 2.056,76 tỷ đồng, và cả gói thầu 11-XL dự án đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi có chiều dài 35,2 km, giá trị 6.044 tỷ đồng.
Rủi ro phải đối mặt của Vinaconex
- Dù được hưởng lợi từ gói hỗ trợ đầu tư công của chính phủ. nhưng VCG phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng khác trong quá trình tham gia đấu thầu.
- Giống như nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng hàng đầu Việt Nam khác, VCG phải đối mặt với tình trạng: các dự án chậm triển khai, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giá cả chi phí nguyên vật liệu biến động…
- Các khoản phải thu phần lớn nằm ở dạng trả trước để đấu thầu, phát triển các dự án bất động sản. Nguồn lực cho bất động sản được tài trợ bởi nợ vay nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ ràng và làm gia tăng rủi ro khi các chỉ số thanh toán suy giảm qua các năm, nhất là trong bối cảnh lãi suất đang tăng cao như hiện nay.
- Các dự án bất động sản nhiều đa phần đều đang ở dạng tiềm năng, do đó cần nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển và chuyển sang giai đoạn bán hàng.
Trên đây là thông tin về top 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam năm 2024. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho mọi người thêm thông tin về các công ty xây dựng này, để biết được đầu là doanh nghiệp lớn, uy tín nhất. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới bài viết này của mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.