Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế nổi bật của Việt Nam với nhiều doanh nghiệp có tên tuổi. Không chỉ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu nhiều sản phẩm dệt may ra nước ngoài. Vậy đâu là top 10 doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt Nam hiện nay, lợi thế cũng như những rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp này như thế nào thì bạn hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
- 1 TOP 10 công ty dệt may lớn nhất Việt Nam 2025
- 1.1 Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)
- 1.2 Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
- 1.3 Công ty cổ phần may Việt Tiến (VTEC)
- 1.4 Công ty cổ phần may Sông Hồng
- 1.5 Công Ty CP Dệt May Gia Định (GIDITEX)
- 1.6 Tổng công ty cổ phần Phong Phú
- 1.7 Tổng Công ty May 10
- 1.8 Tổng Công Ty CP Dệt May Hà Nội – HANOSIMEX
- 1.9 Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 (Hachiba)
- 1.10 Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty May Đồng Nai (Donagamex)
TOP 10 công ty dệt may lớn nhất Việt Nam 2025
Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)
Thông tin cơ bản của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
- Website: https://vinatex.com.vn/
- Mã chứng khoán: VGT
- Trụ sở: Tòa nhà Leadvisors Place – 41A Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đứng đầu danh sách top 10 công ty dệt may lớn nhất Việt Nam đó chính là Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Là đơn vị đầu ngành dệt may của Việt Nam, VINATEX có vai trò nòng cốt và đi tiên phong trong sự phát triển của ngành.
Quy mô sản xuất của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
+ Sản xuất, kinh doanh sợi: 12 đơn vị lớn, trên 890.000 cọc sợi, tổng sản lượng sợi 147.486 Ne30 tấn/năm
+ Sản xuất, kinh doanh vải: 5 đơn vị sản xuất vải dệt kim với tổng sản lượng 18.000 tấn/năm + 5 đơn vị sx vải dệt thoi với tổng sản lượng 124 triệu mét/năm.
+ Sản xuất, kinh doanh hàng may mặc: bao gồm 214 Tổng công ty và công ty, trên 1.600 truyền may với công suất trên 320 triệu sản phẩm/năm.
Vị thế của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
Vinatex hiện chiếm 95.5% sản lượng sợi và 42.3% sản lượng xơ cùng với 25.7% và 20% tổng sản lượng vải và sản phẩm nhuộm của cả nước. Năm 2022, Vinatex ước đạt mức doanh thu hợp nhất là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch và lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6 % kế hoạch.
Thách thức kinh doanh của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
♦ Rủi ro từ thị trường dệt may toàn cầu khi thị trường này thường xuyên có nhiều biến động. Sự cạnh tranh lớn từ các công ty sản xuất dệt may đến cả từ trong lẫn ngoài nước về giá cả, chất lượng sản phẩm.
♦ Rủi ro thiếu lao động tay nghề cao trong khi mức lương của người lao động ngày càng tăng gây áp lực cho VINATEX.
♦ Sự biến động của tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ trong khi Tập đoàn dệt may Việt Nam có nhiều đơn hàng với người nước ngoài.
♦ Ngày càng có nhiều yêu cầu liên quan tới các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc bông, vải sợi…
Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
Thông tin cơ bản của Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
- Website: https://www.nhabe.com.vn/
- Mã chứng khoán: MNB
- Trụ sở công ty: Số 4 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh
Được thành lập vào năm 1975 và hoạt động cho tới nay đã gần 50 năm, Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè luôn nằm trong top 10 công ty dệt may lớn nhất Việt Nam và có thương hiệu trên cả trường quốc tế.
Lĩnh vực hoạt động chính của May Nhà Bè
+ Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước: sơ mim veston, áo thun, quần tây…cho các thương hiệu nổi tiếng như De Celso, Mattana, Novelty…
+ Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế: áo sơ mi, bộ vest nam/nữ, quần denim, đồ thể thao, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế…Các đối tác lớn của May Nhà Bè đến từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Úc…với hàng trăm thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: DKNY, H&M, Andrew Fezza Signature Collection, Dockers, Tom Tailor, Kansai Yamamoto…
+ Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác như: du lịch, truyền thông, xây dựng, vận tải, đầu tư tài chính…
Vị thế của Công ty May Nhà Bè
May Nhà Bè là đơn vị của ngành dệt may nhiều năm liền góp mặt trong danh sách 500 thương hiệu lớn nhất cả nước, có chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao hay Huân chương Lao động từ Chính Phủ. Các sản phẩm của May Nhà Bè không chỉ có mặt rộng rãi tại thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra
Thách thức kinh doanh của May Nhà Bè
♦ Chi phí thuê nhân công ngày càng tăng trong khi thiếu nguồn lao động có tay nghề, bên cạnh đó còn áp lực từ chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động.
♦ Cạnh tranh ngày càng cao với các công ty dệt may khác cả trong lẫn ngoài nước mà nhiều khi phải hạ giá thành để giữ chân khách hàng.
♦ Thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu chủ yếu là Trung Quốc, mà Trung quốc thường xuyên thay đổi chính sách nhập khẩu cộng với căng thẳng thương mại Trung – Mỹ làm sức mua của các NSX giảm và khiến lợi nhuận của May Nhà Bè bị ảnh hưởng
♦ Gặp nhiều rào cản thương mại như: thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng sản phẩm khi mà yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu của nhiều nước ngày càng cao.
Công ty cổ phần may Việt Tiến (VTEC)
Thông tin cơ bản của công ty cổ phần may Việt Tiến
- Website: https://www.viettien.com.vn/
- Mã chứng khoán: VGG
- Trụ sở: 7 Lê Minh Xuân, P.7, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Tiếp tục một thương hiệu nổi tiếng của ngành dệt may tại Việt Nam đó là Công ty cổ phần may Việt Tiến. Trước đây, công ty may Việt Tiến là một nhà máy tư nhân của người Hoa, tuy nhiên, sau khi Nam Bắc thống nhất vào năm 1975 thì nó đã được nhà nước giao cho Bà Nguyễn Thị Hạnh tiếp quản. Vào năm 1976 thì nhà máy này được đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến với ý nghĩa Việt Nam tiến lên.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty May Việt Tiến
+ Sản xuất quần áo, nguyên phụ liệu, thiết bị ngành may, sản xuất các mặt hàng may mặc
+ Vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng may mặc
+ Kinh doanh thiết bị máy tính, máy in,phần mềm, máy photocopy, điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;
+ Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;
+ Đầu tư và kinh doanh tài chính;
+ Kinh doanh một số ngành nghề khác
Vị thế của Công ty May Việt Tiến
Trong gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần may Việt Tiến đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào như:
-
Chứng nhận sao vàng đất Việt
-
Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm
-
Chứng nhận 5 lần đạt Thương hiệu Quốc gia (2008-2018)
-
Top 10 Sản phẩm Vàng Việt Nam 2017
-
Có hệ thống phân phối trên toàn quốc với hơn 1,200 cửa hàng và đại lý.
Là đối tác của nhiều khách hàng quốc tế lớn như:
+ Mỹ: Perry Ellis Inc, PVH, Wall Mart, 5.11, Sears, JC Penney, Sears…
+ EU: SBS Texsill San.VEIC.A.S, Prominent (EUROP) Ltd
+ Nhật Bản: Mitsubishi Corp; Sumitex INTL Co., LTD; Satei Co., LTD; ITOCHU CORP; LCR Co., LTD…
+ Châu Á: Li & Fung Corp; Ascent Corp; OKTAVA LTD; TUNICA Farest LTD; Lever Shirt LTD; TAHSHIN APPAREL Co. LTD…
Thách thức kinh doanh của công ty may Việt Tiến
♦ Nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất đồ may mặc chủ yếu nhập từ nước ngoài mà nếu những mặt hàng này tăng giá sẽ khiến sản phẩm tạo ra bị đội chi phí cao và giảm lợi nhuận.
♦ Thị trường nội địa bị cạnh tranh với quá nhiều thương hiệu quần áo cả trong nước lẫn quốc tế. Mà người tiêu dùng lại luôn thích sản phẩm thời trang có mẫu mã mới nên nếu không kịp thười thích ứng thì các sản phẩm của Việt Tiến sẽ lỗi mốt và tồn kho nhiều.
♦ Sự ổn định của nền kinh tế, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các quốc gia có lượng tiêu thụ sản phẩm do Việt Tiến sản xuất. Vì nếu kinh tế khó khăn thì người dân cũng hạn chế đi mua sắm quần áo mới.
♦ Nhiều khoản thuế quan và quy định của các nước khác nhau gây khó khăn cho Việt Tiến khi xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài.
♦ Hàng giả hàng nhái vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ mà Việt Tiến là thương hiệu nổi tiếng trong nước nên dễ bị làm nhái khiến người tiêu dùng hiểu lầm về chất lượng của Việt Tiến.
Công ty cổ phần may Sông Hồng
Thông tin cơ bản của công ty cổ phần may Sông Hồng
- Website: https://www.songhong.vn/
- Mã chứng khoán: MSH
- Trụ sở: 105 Nguyễn Đức Thuận – Nam Định
Công ty cổ phần May Sông Hồng cũng được biết đến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 1988, cho tới nay May Sông Hồng đã hoạt động được trên 30 năm với nhiều thành tựu đáng kể.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty May Sông Hồng
Lĩnh vực kinh doanh chủ lực của May Sông Hồng đó là sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm. Các sản phẩm chăn – ga – gối – đệm Sông Hồng từ lâu đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng tại Việt Nam về cả mẫu mã và chất lượng.
Vị thế của Công ty May Sông Hồng
Công ty CP May Sông Hồng là một trong những công ty sản xuất chăn ga gối đệm và hàng may mặc lớn nhất tại Việt Nam. Hiện công ty đang hoạt động tại Nam Định với 20 xưởng sản xuất. Riêng về chăn ga gối đệm Sông Hồng thì đây là thương hiệu được rất nhiều người dân Việt Nam sử dụng.
Thách thức kinh doanh của công ty may Sông Hồng
♦ Giới chuyên gia dự đoán rằng năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi nhu cầu tiêu thụ giảm xuống bởi tình hình kinh tế vẫn còn khá bất ổn.
♦ Nhiều nguyên liệu sản xuất của May Sông Hồng bị phụ thuộc vào nguồn hàng của Trung Quốc mà thỉnh thoảng Trung Quốc đóng cửa khẩu hay thực hiện chính sách tương tự như Zero-Covid sẽ gây trở ngại lớn cho việc sản xuất của May Sông Hồng.
♦ Sức cạnh tranh lớn từ nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực cũng như đòi hỏi May Sông Hồng phải luôn đổi mới để theo kịp xu hướng.
Công Ty CP Dệt May Gia Định (GIDITEX)
Thông tin cơ bản của công ty Dệt may Gia Định
- Website: https://www.giditexco.com.vn/
- Mã chứng khoán: GID
- Trụ sở: Số 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tiền thân của Công ty Dệt may Gia Định là Xí nghiệp Dệt số 3 còn Công ty Dệt may Gia Định chính thức được thành lập vào năm 1992.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt May Gia Định
+ Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục), bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép…
+ Mua bán nguyên liệu, vật tư ngành dệt may, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác…
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp. Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp-khu dân cư…
+ Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, căn hộ. Cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản
+ Đại lý kinh doanh xăng dầu, bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan…
+ Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lưu trú ngắn ngày
+ Đào tạo nghề….
Thách thức kinh doanh của công ty may Gia Định
♦ Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực dệt may mà công ty còn kinh doanh thêm khá nhiều mảng khác, nếu không quản lý những mảng khác được tốt có thể khiến cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận hoặc thậm chí là lỗ vốn.
♦ Rủi ro từ đặc thù của ngành dệt may nói chung vì ngành này sẽ chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tình hình kinh tế.
♦ Sự cạnh tranh từ nhiều công ty trong lẫn ngoài nước
♦ Dệt May Gia Định bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục khi Gilimex thoái vốn và một số rắc rối về tài chính đồng thời nợ thuế.
Tổng công ty cổ phần Phong Phú
Thông tin cơ bản của công ty Cổ phần Phong Phú
- Website: http://phongphucorp.com/
- Mã chứng khoán: PPH
- Trụ sở: 48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3 – Phường Tăng Nhơn Phú B – Quận 9 – TP Hồ Chí Minh
Là một trong những doanh nghiệp ngành dệt may lâu đời nhất tại Việt Nam khi đã có hơn 52 năm xây dựng và phát triển. Về công nghiệp sợi, PPH xếp thứ 4 trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất chỉ khâu; về hoạt động sản xuất vải, PPH là công ty hàng đầu trong sản xuất các loại vải denim.
Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Phong Phú
Công ty Cổ phần Phong Phú sở hữu cho mình chuỗi sản xuất khép kín từ làm sợi – dệt vải – nhuộm và cuối cùng là may thành phẩm. Hiện Phong Phú có thể sản xuất ra 500 tấn thành phẩm khăn bông/tháng, sợi các loại là 27.000 tấn sợi/năm, vải Denim và dệt kim là 22 triệu mét/năm.
Vị thế của Công ty cổ phần Phong Phú
Khách hàng của Phong Phú không chỉ là khách hàng trong nước mà còn có cả thị trường quốc tế như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…Các sản phẩm của Phong Phú đạt nhiều chứng nhận về chất lượng sản phẩm được cấp bởi các cơ quan quản lý quốc tế.
Thách thức kinh doanh của Công ty cổ phần Phong Phú
♦ Rủi ro về biến động thị trường cũng như tình hình kinh tế nói chung
♦ Phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI quy mô lớn được đầu tư bởi nguồn vốn nước ngoài thông qua hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại tự do khác.
♦ Rủi ro liên quan tới chi phí sử dụng điện nước, môi trường và cạnh tranh trong việc tuyển được các lao động có tay nghề cao.
♦ Nhiều sản phẩm máy móc, nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc mà chính sách như Zero Covid của nước này có thể khiến Phong Phú bị đứt gãy nguồn cung ứng làm chậm tiến độ bàn giao theo hợp đồng, thiếu nguyên liệu sản xuất.
Tổng Công ty May 10
Thông tin cơ bản của công ty May 10
- Website: https://may10.vn/
- Mã chứng khoán: M10
- Trụ sở: 765A Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
May10 là công ty lâu đời nhất trong top 10 công ty lớn nhất ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay với hơn 75 năm xây dựng và phát triển. Nói tới May10 thì người ta sẽ nghĩ ngay tới những trang phục thời trang công sở cao cấp.
Hoạt động kinh doanh của May10 không chỉ tập trung về mảng dệt may mà còn thêm nhiều lĩnh vực khác. Hiện công ty đang có 18 đơn vị thành viên tại 7 tỉnh thành trong cả nước. May10 sở hữu trên 60 cửa hàng và gần 200 đại lý đang hoạt động khắp cả nước.
Những hoạt động kinh doanh của May 10
- Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thời trang
- Kinh doanh thời trang bán lẻ
- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Vị thế kinh doanh của May 10
May10 đã hợp tác sản xuất với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới để sản xuất các sản phẩm thời trang như: Vineyard Vines, Marc o’Polo, Calvin Klein, Marks &Spencer, Banana Republic, Ortovox, Abercrombie & Fitch, Moss Bross, Jaques Britt, Next….
Thách thức kinh doanh Của công ty May 10
♦ Rủi ro về suy thoái kinh tế có thể diễn ra tại Châu Âu hay việc Trung Quốc áp dụng tăng cường các biện pháp chống dịch có thể khiến cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm sút.
♦ Thường xuyên gặp phải tình trạng nhiều đơn hàng thì thiếu nhân công, khi đã tuyển đủ nhân công thì đơn hàng lại khan hiếm.
♦ Lãi suất, tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp khó khăn bởi nhập nguyên liệu đầu vào cao, nhất là giai đoạn cuối năm nhu cầu tiêu dùng cao khiến doanh nghiệp cần vốn để sản xuất nên có thể khiến chi phí sản xuất tăng cao và lợi nhuận giảm sút.
Tổng Công Ty CP Dệt May Hà Nội – HANOSIMEX
Thông tin cơ bản của công ty CP Dệt may Hà Nội
- Website: http://www.hanosimex.com.vn/
- Mã chứng khoán: HSM
- Trụ sở: Tòa nhà Nam Hải LakeView (Tầng 8) Lô 9A, Khu đô thị Vĩnh Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Tổng Công ty cố phần Dệt May Hà Nội là một hệ thống chuỗi cung ứng Sợi Dệt May hàng đầu tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh chính của Hanosimex là sản xuất và cung cấp các sản phẩm vải, sợi, quần áo dệt kim, may xuất khẩu. Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Hanosimex đã dần khẳng định được vị thế và tên tuổi của mình trong lòng của khách hàng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Hanosimex
+ Sản xuất sợi OE, sợi cotton chỉ số 1.5-10, sợi dệt thảm, sợi dệt găng,v.v..
+ Dệt: dệt khăn, dệt kim
+ May trang phục, khẩu trang, với 78 chuyền may, tạo ra 17,5 triệu sản phẩm may dệt kim mỗi năm
+ Dịch vụ kinh doanh, thương mại, vận tải, kho tàng
Hanosimex là đơn vị có chuỗi cung ứng sợi, dệt may hoàn chỉnh nên sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc may các trang phục quần áo cung ứng ra thị trường. Giá các sản phẩm dệt may của Hanosimex cũng khá phải chăng, chất lượng ổn nên được nhiều gia đình lựa chọn.
Thách thức kinh doanh của Hanosimex
♦ Rủi ro từ thị trường nhập khẩu vải sợi lớn của Hanosimex là Trung Quốc, Hàn Quốc giảm việc nhập khẩu hay như việc Trung Quốc thực hiện Zero-Covid cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
♦ Khó khăn từ việc cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực mà thị trường dệt may của Việt Nam đang gặp rất nhiều sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp FDI.
♦ Khó khăn trong việc tìm người lao động khi có những đơn hàng lớn cần gấp
♦ Rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô, lãi suất cho vay, lạm phát…
Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 (Hachiba)
Thông tin cơ bản của công ty Dệt may 29/3
- Website: https://hachiba.com.vn/
- Mã chứng khoán: HCB
- Trụ sở: 60 Mẹ Nhu, Thanh Khê Tây, Thanh Khê, Đà Nẵng
Được thành lập vào năm 1976, công ty Cổ phần Dệt May 29/3 (Hachiba) trước đây là một tổ hợp dệt sản xuất. Công ty mới Cổ phần hóa vào năm 2019, hiện đang sở hữu 8 Xí nghiệp với trên 3400 Cán bộ công nhân viên, tạo ra trên 1.500.000 sản phẩm/tháng.
Lĩnh vực hoạt động của công ty Dệt may 29/3
+ Sản xuất trang phục thể thao
+ Sản xuất đồng phục y tế
+ Sản xuất trang phục Veston
+ Sản xuất khăn bông
Vị thế kinh doanh của công ty Dệt may 29/3
Hiện Hachiba đang là công ty cung cấp các sản phẩm khăn bông lớn nhất cho các khách sạn hay resort tại Đà Nẵng cùng các tỉnh lân cận. Hachiba cũng là đối tác của nhiều công ty có tiếng như Figs, Asos, Boohoo Group PLC, River Island, Decathlon, Moss Bross…
Thách thức kinh doanh của công ty Dệt may 29/3
Cũng tương tự như nhiều công ty khác trong ngành thì Hachiba cũng gặp phải những rủi ro từ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, rủi ro từ nền kinh tế, sự cạnh tranh của đối thủ và vấn để thuê nhân công…
Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty May Đồng Nai (Donagamex)
Thông tin cơ bản của công ty May Đồng Nai
- Website: https://www.donagamex.com.vn/
- Mã chứng khoán: MDN
- Trụ sở: Đường số 2 – Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1 – Biên Hòa – Đồng Nai
Bắt đầu gây dựng từ những năm 1975 và sau nhiều lần đổi tên thì hiện tại công ty có tên là Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty May Đồng Nai (Donagamex).
Lĩnh vực kinh doanh của Donagamex
- Sản xuất quần áo các loại
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa
- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp
- Sản xuất các trang thiết bị y tế, đồ phòng dịch, khẩu trang y tế
Vị thế của công ty may Đồng Nai (Donagamex)
Các đối tác lớn mà Donagamex đã từng hợp tác sản xuất như: Samsung, Xebec, Eneos, Idemitsu, Port Authority…Các sản phẩm của Donagamex đã có mặt trên nhiều quốc gia khác nhau, kể cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Nga, Châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông…
Rủi ro & thách thức kinh doanh của Donagamex
+ Rủi ro về hàng tồn kho khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ
+ Rủi ro về chênh lệch tỷ giá, tăng lãi suất cho vay từ phía ngân hàng
+ Sự cạnh tranh đến từ các công ty trong lẫn ngoài nước về thị phần
Xem thêm một số thông tin hữu ích liên quan:
- TOP 10 doanh nghiệp ngành thực phẩm & đồ uống lớn nhất Việt Nam
- TOP 10 doanh nghiệp ngành thủy sản lớn nhất Việt Nam
- TOP 12 doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam
Trên đây là top 10 doanh nghiệp ngành dệt may lớn nhất Việt Nam mà các bạn có thể quan tâm. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn và nếu như còn thắc mắc gì, cứ để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h.