Với việc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên khắp toàn cầu, nhu cầu về khí đốt, nguyên nhiên liệu tăng cao hơn bao giờ hết, khiến cho những mã cổ phiếu ngành điện được kỳ vọng rất lớn. Vậy nên mua cổ phiếu ngành điện nào? Dưới đây là các mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng nhất mà chúng mình tổng hợp được, bạn cùng tham khảo nhé.
Nội dung
- 1 Danh sách những mã cổ phiếu ngành điện 2024
- 1.1 Những mã cổ phiếu ngành điện đang niêm yết
- 1.2 Có nên đầu tư cổ phiếu ngành điện không?
- 1.3 Những mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng nhất
- 1.3.1 POW – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HOSE)
- 1.3.2 QTP – Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh (UPCOM)
- 1.3.3 HND – Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCOM)
- 1.3.4 PC1 – Công ty cổ phần xây lắp điện 1 (HOSE)
- 1.3.5 REE – Công ty cổ phần cơ điện lạnh (HOSE)
- 1.3.6 TV2 – CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 (HOSE)
- 1.4 Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành điện
Danh sách những mã cổ phiếu ngành điện 2024
Những mã cổ phiếu ngành điện đang niêm yết
Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách tất ca mã cổ phiếu ngành điện đang được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Có nên đầu tư cổ phiếu ngành điện không?
Tổng quan về ngành điện thời gian qua:
- Nhu cầu trước đó bị sụt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
- Nguyên liệu đầu vào như than, khí tăng mạnh, nhưng hiện tại đang dẫn hạ nhiệt.
- Giá điện bình quân tăng cao, do La Nina hoạt động yếu hơn và đến muộn hơn.
=> Những lý do này khiến cho kết quả kinh doanh ngành điện các năm qua không khả quan, lợi nhuận bị sụt giảm. Nhưng từ năm 2022 trở về sau, dịch bệnh dần được phục hồi, nhu cầu sử dụng điện cũng dần tăng sẽ làm cải thiện kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp điện lực.
Còn xét về triển vọng trong dài hạn, chúng mình đánh giá rằng ngành điện sẽ có tín hiệu tích cực hơn so với các năm trước, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa rõ rệt. Các doanh nghiệp có triển vọng sẽ có một số đặc điểm sau:
- Về ngắn hạn: các công ty tận dụng được chu kỳ La Nina, El Nino, các công ty vận hành kịp thời các dự án điện gió trong năm.
- Về dài hạn: Các công ty phát triển dự án, thầu xây lắp cho các dự án điện LNG, NLLT và đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
Những mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng nhất
Trên sàn hiện nay có rất nhiều cổ phiếu ngành điện, tuy nhiên không phải cổ phiếu nào cũng tốt, có tiềm năng và có thanh khoản ổn định để giao dịch. Vì vậy chúng mình đã tổng hợp lại một vài mã cổ phiếu được đánh giá là tốt nhất, đang có nhiều “câu chuyện tăng trưởng” riêng để bạn tham khảo đầu tư.
POW – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HOSE)
POW là một mã cổ phiếu ngành điện blue chip, năm trong top VN30 nên được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. POW là nhà sản xuất điện hàng đầu ở mảng điện khí/LNG, đứng thứ 2 về cung cấp điện năng tại Việt Nam chỉ sau EVN với 7 nhà máy điện có tổng công suất hơn 4.200 MW, chiếm khoảng 6% tổng công suất lắp đặt cả nước.
Chỉ xét riêng mảng điện khí, POW sở hữu 4 nhà máy: Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1&2 với tổng công suất đạt 2.700 MW. Ngoài ra, PV Power còn đang triển khai hai dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4 với tổng công suất dự kiến 1.300 –1760 MW. 2 dự án này lần lượt có thể đưa vào vận hành thương mại vào cuối năm 2023 và giữa năm 2024.
=> Nên mua cổ phiếu ngành điện nào? POW sẽ là một lựa chọn cho bạn nào thích an toàn, có thể đầu tư dài hạn. Thời gian tới, POW sẽ được kỳ vọng nhờ (1) nhu cầu tiêu dùng điện tăng, (2) triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ dự án điện Nhơn Trạch 3 & 4 và (3) cơ cấu tài chính lành mạnh.
QTP – Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh (UPCOM)
Là một trong những mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng thuộc sàn Upcom, công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập bởi Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 20/VPCP-TB, và tháng 5/2009 đã chính thức được tham gia vào lưới điện quốc gia. Công ty phát điện với công suất 1.200 MW (4×300) với 02 nhà máy bắt đầu phát điện 02 tổ máy của NĐQN 1 phát điện vào năm 2011 và NM 2 phát điện vào năm 2014.
Tại sao nên lựa chọn mã cổ phiếu ngành điện này? Bởi vì có một số yếu tố sau:
- Tình trạng thiếu hụt nước ở miền Bắc vào mùa khô năm 2022, khiến cho việc phục hồi nhu cầu sử dụng điện sau Covid 19 trong năm 2023 sẽ cần phải huy động tối đa công suất phát diện của các nhà máy nhiệt điện trong mùa khô năm 2022.
- Khả năng cao El Nino quay lại gây ra mưa ít sẽ tiếp tục kéo dài việc thiếu hụt nguồn thủy điện trong năm 2023.
- Chi phí tài chính của QTP giảm và giảm khấu hao. Công ty đã thực hiện giãn khấu hao thiết bị từ 10 năm lên 15 năm. Ngoài ra, dự kiến công ty sẽ trả hết nợ vay trong năm 2023 giúp giảm chi phí tài chính và tăng dòng tiền FCFE.
- Bắt đầu tăng trả cổ tức bằng tiền mặt. QTP đã tiến hành trả cổ tức lần đầu với 2% năm 2020 và tăng lên 10% năm 2021 và sẵn sàng nguồn lực để có thể trả cổ tức 15% – 20% trong thời gian tới sau khi hết nợ vay và khấu hao.
HND – Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCOM)
Là một công ty có vốn nhà nước, công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được thành lập ngày 17/9/2002. Năm 2015, và năm 2016 cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn Upcom. Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng sản xuất điện từ than với tổng công suất 1.200 MW (4×300) với tổ máy 1&2 phát điện năm 2011 và tổ sáy 3&4 phát điện năm 2014.
Tại sao HND lại là một trong các mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng?
- El Nino có thể quay lại, từ đó giúp gia tăng huy động các nhà máy nhiệt điện.
- Các thủy điện lớn phía Bắc tích nước thấp do ít mưa bão trong mùa mưa giúp các công ty nhiệt điện than được tăng cường huy động.
- Nhu cầu hồi phục sau Covid nhưng nguồn điện phía Bắc không được phát triển mới các năm gần đây. Theo EVN, khả năng miền Bắc sẽ thiếu khoảng 1.500 MW – 2.400 MW trong một số giờ cao điểm hoặc thời tiết cực đoan (El Nino) khi các KCN thu hút lượng lớn các DN FDI mạnh trong các năm gần đây nhưng nguồn điện hầu như không phát triển thêm.
- Tổ máy 1&2 bắt đầu giảm khấu hao từ cuối năm 2021; Sắp hết nợ vay từ năm 2024. 2 điều này sẽ giúp HND gia tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo và cải thiện dòng tiền để tiếp tục duy trì khả năng trả cổ tức cao trong tương lai.
PC1 – Công ty cổ phần xây lắp điện 1 (HOSE)
Công ty Cổ phần Xây lắp điện I được thành lập vào ngày 2/3/1963. Từ nhiệm vụ trọng tâm ban đầu là xây lắp các công trình truyền tải điện quốc gia, Công ty Cổ phần xây lắp điện I (PCC1) hiện nay mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư năng lượng, đầu tư bất động sản, tư vấn và dịch vụ.
Những lý do khiến PC1 trở thành một trong những mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng vào thời điểm này:
- Tiến độ 03 dự án điện gió (144MW) rất tốt. Liên Lập sẽ COD trong tháng 8 này, còn Phong Huy và Phong Nguyên sẽ COD trong tháng 10. Điều này sẽ giúp tăng gấp đôi doanh thu/lợi nhuận trong các năm tới cho mảng phát điện.
- Ngoài ra, PC1 đang tiếp tục khảo sát các dự án điện gió tiếp theo và hoàn toàn có khả năng tự phát triển và quản lý vận hành.
- Mảng xây lắp, sản xuất công nghiệp tăng trưởng doanh thu rất mạnh trong năm nay từ các dự án điện gió ký mới liên tục.
Tiềm năng tăng trưởng dài hạn vẫn khả quan khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao hơn tốcđộ tăng GDP và khả năng giá FIT cho điện gió sẽ được kéo dài tới hết 2023. - Mảng thủy điện tiếp tục có sự tăng trưởng tốt trong năm nay do các nhà máy mới và La Nina vẫn hiện diện vào mùa mưa năm nay. Ngoài ra, việc khởi công thêm các dự án thủy điện mới phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn.
- Triển vọng từ dự án bất động sản tương lai: Các dự án BĐS gối đầu như PCC1 Vĩnh Hưng hay Thăng Long sẽ gia tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp tuy nhiên sẽ chỉ hạch toán từ năm 2023 trở đi.
REE – Công ty cổ phần cơ điện lạnh (HOSE)
Một mã cổ phiếu ngành điện tốt khác chính là REE. REE tiền thân là Xí nghiệp Quốc doanh Cơ Điện Lạnh, được thành lập từ năm 1977. Năm 2002 – 2003, công ty cấu trúc lại hoạt động sản xuất và dịch vụ cơ điện công trình thành 2 công ty trực thuộc là công ty REE M&E và công ty Điện máy REE. Năm 2008, REE tham gia phát triển bất động sản với dự án văn phòng cho thuê E.town. Doanh nghiệp này hiện đang quản lý kinh doanh bất động sản cho thuê với quy mô hơn 130,000 m3. Ngoài ra, REE còn mở rộng đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng điện, nước. Công ty hiện đang sở hữu tổng công suất điện là 696 MW và công suất cấp nước 446,200m3/ngày.
Doanh thu mảng M&E và Reetech vẫn chiếm phần lớn nhất với 62%, theo sau đó lần lượt là cho thuê văn phòng và Điện, nước với 17% và 21%. Tuy vậy, LNG mảng cho thuê văn phòng chiếm phần lớn nhất với 43%, M&E với 30%, còn lại là mảng Điện,nước. Ngoài ra công ty còn đầu tư khá lớn liên doanh, liên kết với các công ty trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, cấp nước…
Những tiềm năng sắp tới của REE:
- Hợp nhất VSH sau khi dự án Thượng Kon Tum đã COD toàn bộ 2 tổ máy và đang đàm phán lại hợp
đồng bán điện mới. Nếu thành công, dự kiến tăng lợi nhuận sau thuế 170 – 180 tỷ năm 2022. - 03 dự án điện gió với tổng công suất 102 MW đang thi công đúng tiến độ giúp REE tăng thêm khoảng hơn 700 tỷ doanh thu bán điện gió và gần 200 tỷ đồng LNST.
- Tăng tỷ lệ cho thuê văn phòng lên mức cao, đảm bảo sẽ đem lại khoản doanh thu, lợi nhuận từ mảng này.
- Khởi công Etown 6 sẽ giúp tăng thêm 40.000 m2, nâng tổng diện tích lên hơn 200.000 m2 sàn vào năm 2023.
TV2 – CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 (HOSE)
TV2 là một trong các Công ty tư vấn điện hàng đầu của Việt Nam, chuyên khảo sát thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng phát triển điện. Tư vấn, xây lắp điện là hoạt động chính của TV2 với 92% doanh thu đem lại cho những năm vừa qua. Gia công cơ khí chiếm 7% doanh thu. Ngoài ra TV2 đã đầu tư dự án điện mặt trời từ năm 2019 với doanh thu chiếm chỉ khoảng 1%. Hiện nay đầu tư vào các dự án điện đang là một trong những mũi nhọn
của TV2.
Tiềm năng của TV2 trong thời gian tới:
- Quản lý vận hành là mảng mới có biên lợi nhuận cao và có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong các năm tới khi tên tuổi ngày càng được khẳng định trên thị trường và nguồn dự án từ các công việc ở mảng khác đem lại.
- Hoạt động tổng thầu EPC xây lắp, QLDA ngày càng có kinh nghiệm làm những hạng mục khó giúp gia tăng doanh thu nhanh chóng trong thời gian sắp tới khi các dự án điện gió được ưu tiên phát triển và các dự án nhiệt điện đẩy nhanh các thủ tục đầu tư.
Ngoài ra, còn một số mã cổ phiếu khác mình cũng đánh giá là rất có tiềm năng, ví dụ như: KHP, VNE, TN2, TTA… Những mã cổ phiếu này thanh khoản tốt, nội tại công ty tốt, được nhiều nhà đầu tư biết đến, có thể phát triển trong dài hạn. Bạn có thể tham khảo, cân nhắc nếu muốn đầu tư vào chúng nhé.
Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành điện
Dù các mã cổ phiếu ngành điện thường là những ngành có thể phát triển lâu dài, được nhà nước hỗ trợ nhiều, nhưng khi đầu tư vào chúng bạn cần phải cân nhắc những điều sau:
-
Có nhiều mã cổ phiếu ngành điện, nhưng trong đó lại phân ra thành nhiều loại các nhau: xây lắp, điện khí, điện gió, thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời…, nên không phải cổ phiếu ngành nào cũng được hưởng lời giống nhau.
-
Dù lựa chọn được một cổ phiếu tốt, thì cũng phải chọn thời điểm mua thích hợp. Không mua khi giá đã quá cao, fomo theo những mã tăng nóng.
-
Luôn có nguyên tắc đầu tư và tuân thủ theo nó, xác định được rõ điểm chốt lời hoặc điểm cắt lỗ.
-
Đầu tư vào cổ phiếu ngành điện, hãy xác định rằng nên đầu tư dài hạn, bởi nhóm ngành này thường ít khi tăng nóng, tăng nhanh chóng thời gian ngắn, vì vậy những ai lướt sóng, lướt T3 thường không phù hợp.
-
Sóng ngành điện thường liên quan đến nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt, khiến giá điện tăng cao. Nhưng thường Nhà nước sẽ có những chính sách nhằm kiềm chế giá tăng quá mức, vì vậy sóng ngành thường không dài.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là những gợi ý về danh sách các mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng nhất hiện nay. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những dữ liệu cần thiết để lựa chọn được một cổ phiếu thật tốt. Chúc bạn đầu tư thành công, sinh lời nhiều.