Phân tích tâm lý học hành vi của việc trì hoãn, chần chừ trong việc đưa ra các quyết định khi đầu tư coin, chứng khoán, BĐS v.v – Hoài Phong
Hầu hết mọi người nghĩ rằng số đông luôn dự đoán sai, từ đó dẫn tới chung cuộc của đa số là thất bại. Thực tế đa số thất bại là đúng, nhưng câu chuyện dự đoán sai thì hoàn toàn khác.
Trong 1 dự đoán có 3 yếu tố:
- Xu hướng của dự đoán: Lên hay xuống
- Thời gian xảy ra của dự đoán
- Cường độ của xu hướng
Nhiều người cho rằng đa số luôn luôn sai, nhưng ngược lại tôi đã làm rất nhiều khảo sát. Trong 1 dự đoán tài chính, đa số thường dự đoán đúng xu hướng.
Tôi sẽ làm rõ cho bạn qua ví dụ sau:
Bitcoin có giá 20K, 100 người được khảo sát thì kết quả như sau:
3 người cho rằng Bitcoin sẽ giảm trở lại về 15K
97 người cho rằng Bitcoin sẽ tăng, trong đó có
- 10 nguời cho rằng Bitcoin sẽ lên 26K
- 30 người cho rằng Bitcoin sẽ lên 29K
- 30 người cho rằng Bitcoin sẽ lên 35K
- 20 người cho rằng Bitcoin sẽ lên 40K
- 5 người cho rằng Bitcoin sẽ lên 50K
- 2 người cho rằng Bitcoin sẽ lên 100K
Bạn thấy đấy, có tới 97% trả lời chính xác xu hướng của Bitcoin khi đó là tăng lên.
Ví dụ 1: Dự đoán đúng trend, sai cường độ nên không hành động:
BTC 20K, dự đoán 26K, mức lợi nhuận chưa đủ hấp dẫn để “sốt xình xịch”, all in ngay. Khi thấy BTC lên 40K thì tiếc nuối, vì mình cũng đã dự đoán BTC tăng lúc 20K.
Coin A, B, C có khi sắp tăng. Không mua, lúc lên lại tiếc vì đã nghĩ nó có thể tăng.
Dự đoán: Có khi BTC điều chỉnh, Altcoin giảm. Nhưng nghĩ là giảm nhẹ chứ không ngờ chia 4.
Dự đoán: Đất khu vực ngoại thành kiểu gì cũng tăng, có khi đầu tư đất. 3 năm sau: Quả nhiên mình dự đoán đúng. Hỏi đã hành động chưa? Trả lời: Chưa mua.
Đặc thù chung của loại hình này là dự đoán, nghe ngóng đúng trend nhưng không hành động vì không hình dung ra mức độ của nó. “Tiếc nuối là thứ cảm giác họ có nhiều nhất”.
Ví dụ 2: Dự đoán đúng trend, sai cường độ nên hành động sai:
BTC 20K, Dự đoán uptrend chặt rồi. Mua BTC và bán ở 29K nghĩ là rất thành công. Sau đó BTC lên 30K ko dám mua, cứ chờ BTC giảm sau đó BTC lên 60K không chịu được nữa BTC 55k mua ngay thì giảm về 29K.
Ở trường hợp này, dự đoán đầu tiên của họ đúng xu hướng nhưng sai cường độ dẫn đến hành động tiếp theo có thể rơi vào sai sót.
Dự đoán BTC giảm khi thấy BTC giảm từ 64K, nhưng dự đoán giảm về 50K mua được rồi. BTC tụt về 30K.
Dự đoán BNB điều chỉnh từ 700 về 500 mua được rồi, về 220.
Ví dụ 3: Dự đoán đúng trend, đúng cường độ nhưng sai thời gian
Dự đoán Bitcoin tăng từ 20K, sẽ tăng lên 50K nhưng mất 2 năm. Thực ra chỉ cần mấy tháng. Việc cho là cần thời gian dài đã khiến chậm trễ, trì hoãn trong bán nhà tất tay.
Dự đoán cổ phiếu VPB tăng mạnh từ vùng giá 20, sẽ đạt mức 70. Nhưng bán ở mức 44 vì nghĩ năm sau mới tới được giá đó, thực ra 1 tháng sau đã tới.
Nếu ngồi kể lại các dự đoán của bạn, có khi bạn cũng dự đoán đúng nhiều lắm:
- Bitcoin tăng
- BDS tăng
- Mua CP ngân hàng đi
- Mua CP thủy sản, dệt may đi v.v
Nó còn thiếu đi cường độ và thời gian để bạn có thể hình thành nên 2 thứ: Kế hoạch và hành động. Từ đó dự đoán của bạn mù mờ, có được cả 3 yếu tố: Xu hướng, cường độ, thời gian bạn sẽ ước tính được gì?
- Lợi nhuận trong dự đoán tăng
- Thiệt hại trong tình huống giảm
Tăng, đa số chúng ta không nghĩ tăng nhiều như vậy nên bán non hoặc không mua, ai ngờ rất thơm bơ.
Giảm, đa số chúng ta cho rằng có khi giảm 40 50% mất, ai chờ chia luôn 100. Chứ dự tính chia 10 – 20 tất nhiên bạn đã cắt lỗ thay cho hold to die.
Xin hãy ghi nhớ:
Có rất nhiều bi kịch đã xảy ra kiểu như:
Dự đoán BTC từ 20K lên 35K (Ở thời điểm đó có thể coi là tốt). Khi BTC lên 35k cho là quá cao rồi, short ngược và thua. Nó không xảy ra nếu người ta hình dung ra quy mô đợt tăng đó.
Dự đoán ETH giảm ở giá 4K, bán ra tại đỉnh rất thành công (Cũng coi là 1 pro). Khi ETH về 3K cho là giảm đủ rồi, mua lại ETH gồng và cháy TK ở 1K2. Nó sẽ không xảy ra nếu họ hình dung rõ hơn về cường độ giảm.
Trade – Đầu tư luôn là một chuỗi hành động. Việc dự đoán đúng xu hướng trước đó, nhưng sai đi cường độ có thể khiến bạn hành động sai lầm sau đó.
Không có 1 quy tắc nào có thể đoán đỉnh hay đáy. Nhưng hãy tập trung vào các dự đoán có thể biến bạn hành động. Nó quyết định tiền của bạn (thắng, giảm lỗ v.v). Việc dự đoán vu vơ là tâm lý “Con cá mất là con cá to”.
Bạn sẽ quên béng những dự định, dự đoán thua lỗ của mình. Chỉ nhớ dự định không làm thì nó tăng, thơm bơ.
Có nhiều người thường hành động cảm tính bằng cách quá tin tưởng vào 1 dự báo, nhất là các dự báo có cường độ lớn (“ảo”). Vấn đề này thuộc về tính cách gốc rễ của một người. Uptrend lớn thì không ai thắng lớn như họ, mà khi giảm cũng không ai giảm nhanh bằng.
Hoài Phong