Khi đọc những số liệu của một công ty chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy vốn hóa của công ty đó. Vậy vốn hóa là gì, vốn hóa thị trường là gì và cách tính giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào thì mọi người hãy xem chi tiết ngay dưới đây.
Nội dung
- 1 Vốn hóa là gì?
- 1.1 Vốn hóa thị trường là gì?
- 1.2 Giá trị vốn hóa thị trường là gì? Công thức tính
- 1.3 Ý nghĩa của việc tính vốn hóa của doanh nghiệp
- 1.4 Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường
- 1.5 So sánh sự khác nhau giữa vốn hóa thị trường & vốn điều lệ
- 1.6 Chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa thị trường của từng công ty
- 1.7 5 sai lầm của nhà đầu tư khi nhìn vào vốn hóa thị trường
Vốn hóa là gì?
Thuật ngữ vốn hóa có những cách hiểu khác nhau tùy vào lĩnh vực cụ thể. Ví dụ vốn hóa trong kế toán khác với vốn hóa trong thị trường chứng khoán. Với các nhà đầu tư thì chúng ta sẽ ưu tiên quan tâm tới vốn hóa thị trường hơn là vốn hóa trong kế toán.
Vốn hóa trong kế toán là gì? Hiểu đơn giản thì vốn hóa trong kế toán dùng để ghi lại doanh thu và chi phí phát sinh của tài sản doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể nào đó. Tài sản ở đây có thể là vật tư văn phòng, nguyên vật liệu, xe cộ…
Vậy vốn hóa thị trường sử dụng trong đầu tư chứng khoán là gì thì hãy cùng xem định nghĩa và ví dụ chi tiết dưới đây.
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp được hiểu là tổng giá trị các cổ phiếu phổ thông hay tổng khối lượng và cơ cấu vốn cổ phần mà công ty đó đang phát hành trong một thời gian nhất định.
Vốn hóa thị trường cho thấy nhận thức của các nhà đầu tư, công ty nào có vốn hóa thị trường càng lớn thì chứng tỏ càng có nhiều nhà đầu tư rót vốn vào công ty đó.
Giá trị vốn hóa thị trường có sự thay đổi thường xuyên khi khối lượng giao dịch thay đổi, nếu lượng mua hay giá bán cổ phiếu tăng lên thì giá trị vốn hóa cũng tăng, còn lượng mua hoặc giá bán cổ phiếu giảm đi cũng sẽ làm cho giá trị vốn hóa giảm xuống.
Giá trị vốn hóa thị trường là gì? Công thức tính
Công thức tính vốn hóa thị trường của một công ty như sau:
Vốn hóa thị trường = số lượng cổ phiếu x giá trị 1 cổ phiếu
Công thức này áp dụng để tính vốn hóa thị trường cho mọi công ty, không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở nước ngoài cũng vậy.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng tới giá trị vốn hóa của một công ty đó là giá cổ phiếu hoặc công ty phát hành cổ phiếu tiến hành thu mua lại các cổ phiếu đã phát hành.
Ví dụ: công ty A hiện phát hành 500.000 cổ phiếu và giá của mỗi cổ phiếu là 20.000đ tại thời điểm tính toán, vậy thì vốn hóa thị trường của công ty A = 500.000 x 20.000 = 10.000.000.000 (10 tỷ đồng).
Ý nghĩa của việc tính vốn hóa của doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có giá trị vốn hóa khác nhau vì lượng cổ phiếu phát hành ra khác nhau cũng như giá mỗi cổ phiếu khác nhau.
Việc tính vốn hóa của từng doanh nghiệp sẽ cho nhà đầu tư biết doanh nghiệp đó là doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ. Hầu hết những tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay như Vingroup, FLC, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Techcombank, Tập đoàn Hòa Phát, FPT…đều có vốn hóa lớn.
Vốn hóa lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn mua cổ phiếu của họ. Tuy nhiên có hai hình thức đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư thường chọn đó là đầu tư lướt ván và đầu tư lâu dài. Với những doanh nghiệp có vốn hóa lớn thì phải xác định đầu tư lâu dài mới có lãi vì những cổ phiếu của các doanh nghiệp này không tăng giá nhanh như những doanh nghiệp nhỏ hơn.
Còn với những nhà đầu tư lướt ván thì họ thường sẽ chọn những doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hơn để đầu tư nhằm hưởng chênh lệch cao.
Giá trị vốn hóa của một công ty lớn cũng cho thấy công ty đó nhận được sự tin tưởng của thị trường, là công ty uy tín và có tỉ lệ rủi ro mất trắng vốn khi đầu tư vào là rất thấp.
Tuy nhiên để đầu tư sinh lãi thì chưa chắc lựa chọn công ty có vốn hóa lớn là sẽ có lãi bởi giá cổ phiếu thường xuyên lên xuống. Giá trị vốn hóa phụ thuộc vào giá cổ phiếu nên khi giá cổ phiếu xuống thì dù công ty đó có vốn hóa lớn nhưng nhà đầu tư vẫn bị thua lỗ như thường.
Ví dụ: Bạn đặt mua 1000 cổ phiếu của công ty B là công ty có vốn hóa lớn trên 10.000 tỷ USD khi giá đang ở mức 50.000đ/cổ phiếu. 1 tuần sau bạn cần tiền muốn thu hồi vốn và bán 1000 cổ phiếu bạn đang sở hữu đi, nhưng lúc đó giá cổ phiếu trên thị trường của công ty B chỉ còn 45.000đ, vì bạn cần tiền nên chấp nhận phải bán lỗ. Vậy là chỉ trong 1 tuần thì số tiền bạn đã bị lỗ là 1000 x 5.000đ = 5 triệu đồng. Vậy là dù công ty B có là công ty có vốn hóa lớn nhưng giá cổ phiếu lên xuống là chuyện bình thường và bạn vẫn phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào.
Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường
-
Doanh nghiệp có vốn hóa lớn: vốn hóa > 10.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp có vốn hóa trung bình: 1.000 tỷ đồng < vốn hóa < 10.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ: 100 tỷ đồng < vốn hóa < 1.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp có vốn hóa siêu nhỏ: vốn hóa < 100 tỷ VNĐ
So sánh sự khác nhau giữa vốn hóa thị trường & vốn điều lệ
Các sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam hiện nay như HOSE, HNX, Upcom đều dựa vào vốn điều lệ để làm tiêu chuẩn cho phép một doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu lên sàn.
Vậy vốn hóa thị trường và vốn điều lệ khác nhau như thế nào thì bạn hãy xem chi tiết dưới đây:
Chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa thị trường của từng công ty
Dựa vào vốn hóa thị trường của các công ty, nhà đầu tư có thể dựa vào một trong các phương án sau:
-
Nếu đầu tư dài hạn thì nên lựa chọn các công ty có vốn hóa lớn, nghiên cứu cho thấy, 75%-80% giá trị giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đều nằm vào các công ty có vốn hóa lớn.
-
Nếu có nguồn vốn ổn định, nhà đầu tư hoàn toàn có thể đầu tư vào tất cả các loại hình doanh nghiệp (vốn hóa lớn, nhỏ, trung bình…) và tìm ra được cho mình nơi đầu tư hiệu quả nhất.
-
Khi đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật, hạn chế lựa chọn những công ty có vốn hóa nhỏ
-
Nếu đầu tư lướt sóng, không nên lựa chọn công ty có vốn hóa lớn vì tỷ lệ phát triển không thể nhanh bằng các công ty có vốn hóa trung bình hay nhỏ được.
-
Khi đầu tư vào công ty có vốn hóa nhỏ đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận rủi ro hơn so với công ty có vốn hóa lớn. Nhìn chung cái gì mang lại lợi nhuận lớn đồng nghĩa với rủi ro cũng lớn.
-
Khi các chỉ số của 2 công ty trong cùng một lĩnh vực tương tự nhau thì bạn nên chọn công ty có vốn hóa lớn hơn
5 sai lầm của nhà đầu tư khi nhìn vào vốn hóa thị trường
Mục cuối cùng của chuyên đề vốn hóa là gì chính là đưa ra những lỗi sai mà nhà đầu tư thường mắc phải khi nhìn vào vốn hóa thị trường của từng doanh nghiệp:
+ Thứ 1: Không nên theo hội ứng đám đông, ví dụ bạn thấy nhiều người cùng mua cổ phiếu A vì nói cổ phiếu này của công ty có vốn hóa lớn và thấy nó tăng giá nên bạn cũng vào mua theo hoặc nghe người khác mách bảo.
+ Thứ 2: Cần tìm hiểu mọi chỉ số liên quan tới cổ phiếu của một công ty và hiểu về nó trước khi mua cổ phiếu chứ không chỉ nhìn vào vốn hóa của công ty đó.
+ Thứ 3: Vốn hóa thị trường không thể hiện cho giá trị của doanh nghiệp đó. Tức là không phải cứ công ty có vốn hóa nhiều hơn sẽ giúp bạn kiếm về lợi nhuận tốt hơn.
+ Thứ 4: Nghĩ rằng công ty có vốn hóa lớn thì lợi nhuận cũng lớn. Điều này là sai lầm vì thực tế những công ty vốn hóa trung bình và nhỏ mới đem lại hiệu quả cao và nhanh hơn khi nhà đầu tư lựa chọn đúng đắn.
+ Thứ 5: Không đi đúng chiến lược, không có đủ thời gian tìm hiểu mọi thông tin về doanh nghiệp mà đã vội vã đầu tư.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu vốn hóa là gì hay vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán là gì. Ngoài ra, nếu bạn là nhà đầu tư mới về chứng khoán, vẫn chưa hiểu hết về các chỉ số để giúp lựa chọn mã chứng khoán tốt thì hãy tham khảo bài viết: Các chỉ số chứng khoán cơ bản phải biết