Từ việc nâng lãi suất của FED lên 0,75 điểm phần trăm trong tháng 6 này một cách đột ngột sẽ khiến nền kinh tế của Việt Nam chịu 5 tác động lớn.
5 tác động lớn này được tổng hợp từ đánh giá của VnDirect như sau:
Thứ 1: Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn
Lãi suất tăng cao là chính sách thắt chặt tiền tệ của FED nhằm kiềm chết lạm phát. Tác động của việc này sẽ làm sự tăng trường kinh tế toàn cầu bị chậm lại, lãi suất cho vay bằng đồng USD cũng tăng lên khiến nhu cầu vay mua sắm, tiêu dùng của người dân giảm đi và các doanh nghiệp cũng sẽ giảm việc vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
=> Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ hay Châu Âu bị ảnh hưởng vì sự thắt chặt chi tiêu của người dân.
Thứ 2, lãi suất huy động (bằng VND) chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm
Lãi suất đồng USD tăng cùng với vấn đề lạm phát tại Việt Nam cũng tăng cao trong những tháng tiếp theo cũng sẽ thúc đẩy việc tăng lãi suất huy động bằng VNĐ. Trong 5 tháng đầu năm 2022, lãi suất kỳ hạn 3 tháng đã tăng 20 điểm cơ bản và 12 tháng đã tăng 23 điểm cơ bản ở khối các ngân hàng tư nhân.
Đến tháng 6 thì cũng có một vài đại diện ngân hàng quốc doanh cũng đã tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn.
Theo dự báo thì khả năng từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại với kỳ hạn 12 tháng có thể tăng lên mức 6 – 6,2%/năm (trung bình 5,7%), tức là tăng thêm khoảng 30 – 50 điểm cơ bản. Tuy nhiên so với mức huy động vốn trước khi diễn ra dịch covid 19 thì vẫn thấp hơn khi trước dịch mức lãi suất bình quân là 7%/năm.
Thứ 3, lãi suất của FED tăng cũng làm tăng áp lực trả nợ của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam
Vì lãi suất đồng USD tăng khiến cho thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế thắt chặt hơn, khiến các doanh nghiệp vay vốn bằng đồng USD bị gặp khó khăn khi trả nợ hoặc vay mới. Về phía Chính phủ Việt Nam thì nựo nước ngoài chiếm tới 39% GDP theo con số được báo cáo vào cuối năm 2021, điều này cũng sẽ là một áp lực lớn lên kinh tế của Việt Nam.
Thứ 4, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có khả năng bị ảnh hưởng bởi “taper tantrum”
Theo lý thuyết thì dòng vốn đầu tư FII vào Việt Nam cũng sẽ có khả năng giảm bớt khi FED nâng lãi suất. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam cho tới thời điểm này đã quá đau thương rồi, hầu như các chỉ số chứng khoán đều đang ở mức lý tưởng nếu so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực nên có thể giúp cho dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam sẽ không giảm nhiều.
Thứ 5, đồng USD gây áp lực mạnh lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Theo số liệu vào ngày 14/6 vừa qua, chỉ số đồng USD so với VNĐ đạt 104,7 điểm (mức rất cao trong vòng 20 năm trở lại đây. Điều này làm cho tỉ giá USD/VNĐ tăng 1,7% nếu tính từ đầu năm đến nay.
Tuy vậy khi so với các nước trong cùng khu vực thì đồng Việt Nam vẫn khá là ổn định nhờ vào thặng dư thương mại cùng việc dự trữ ngoại hối cao.
Theo kỳ vọng thì thặng dư thương mại trong năm 2022 có thể tăng lên 7,2 tỷ USD (tăng trên 100%) so với năm 2021 chỉ ở mức 3,3 tỷ USD. Với tài khoản vãng lai thì dự báo thặng dư sẽ tăng lên 1,4% GDP trong năm 2022.
Cuối năm 2022, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ có khả năng đạt khoảng 122,5 tỷ USD và tỷ giá USD/VND tăng không quá 2% vào năm 2022 nhờ vào việc giải ngân FDI tăng ổn định cũng như nguồn kiều hối dồi dào gửi về Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?
Theo VnDirect thì khả năng việc Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng cũng chưa vội thắt chặt ngay để giúp nền kinh tế ổn định và phục hồi sau dịch.