Nhắc đến homestay thì ai cũng đã từng nghe qua cụm từ này. Tuy nhiên, nếu như để hỏi bạn có hiểu homestay là gì không thì chưa chắc đã có người trả lời đúng. Nội dung bài viết này sẽ là lời giải đáp cho những ai có ý định kinh doanh loại hình bất động sản này.
Nội dung
Homestay là gì?
Homestay nghĩa là gì?
Trên thế giới, loại hình homestay đã phổ biến rất nhiều và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy homestay là gì? Đây là một loại hình lưu trú gắn với ngành du lịch được xác định bằng cụm từ “home from home” có nghĩa một chuyến du lịch đặt chỗ nghỉ cùng với người dân địa phương sống và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình họ.
Kinh doanh căn hộ homestay ngoài quảng bá du lịch địa phương còn giúp cho chủ đầu tư loại hình bất động sản tiềm năng sinh lợi nhuận rất lớn mà chi phí vốn bỏ ra không quá cao.
Tiêu chuẩn thiết kế homestay
Theo TCVN 7800:2017 Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Nhà trọ Homestay phải đảm bảo những yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế, phát huy được tính năng của căn hộ từ đó đem lại lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng và du lịch địa phương nói chung.
Vị trí homestay
- Dễ tiếp cận.
- An ninh được đảm bảo.
- Có biển hiệu hướng dẫn rõ ràng.
- Đặt ở nơi thoáng mát, khung cảnh đẹp.
Kiến trúc, thiết kế nhà homestay
- Thiết kế nhà ở phải được đặt trong tình trạng tốt, thường xuyên nâng cấp và sửa chữa.
- Homestay là gì Nơi ở mà phải phản ánh được nét đặc trưng của địa phương nơi căn hộ đặt tại.
- Sử dụng vật liệu xây dựng của địa phương.
- Có tối thiểu một phòng tắm, nhà vệ sinh cho khách, có thể sử dụng chung hoặc tách riêng tùy theo thiết kế. Trường hợp phòng tắm chung phải có diện tích tối thiểu 3m2.
Về thiết kế trang thiết bị, nội thất tiện nghi
Với khu vực sinh hoạt chung:
- Bàn, ghế để khách có thể ngồi ăn hoặc ngồi uống nước.
- Tivi, điện thoại, wifi.
Khu vực khách nghỉ/ lưu trú:
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở Homestay quan trọng đó là giường hoặc đệm/chiếu có kích thước tối thiểu 0,8 x 1,9m cho một người; 1,5 x 1,9m cho hai người.
- Bài trí hợp lý, đèn điện, công tắc bố trí thuận tiện.
- Ổ cắm điện cho mỗi khách bố trí thuận tiện
- Quạt điện, Đèn đủ chiếu sáng.
- Có khoảng cách dành cho khách đi lại giữa các giường/đệm/chiếu
- Màn che phân cách các đệm đối với nơi không có giường.
- Lưới chống muỗi hoặc màn ở mỗi giường/đệm/chiếu đối với nơi có côn trùng có thể gây hại cho khách.
- Lò sưởi hoặc điều hòa với nơi có khí hậu lạnh.
- Tủ đựng đồ riêng cho khách hoặc tủ chung có nhiều ngăn, mỗi khách sử dụng một ngăn có chìa khóa riêng. (có thể đặt trong hoặc ngoài buồng ngủ).
Khu vực phục vụ nhu cầu ăn uống:
Với khu ăn uống dịch vụ tại homestay có thể chung hoặc riêng với khu sinh hoạt chung. Có thể phục vụ nhu cầu ăn uống hoặc bố trí khách tự phục vụ ăn uống.
- Bàn ghế hoặc thảm, chiếu.
- Dụng cụ và tủ đựng dụng cụ phục cụ phục vụ ăn uống đảm bảo chất lượng.
- Trang thiết bị, dụng cụ chế biến món ăn, đồ uống cho khách sử dụng và tự phục vụ.
- Khu vực rửa dụng cụ ăn uống.
- Dụng cụ và chất tẩy rửa vệ sinh.
- Thùng rác có nắp.
- Tủ lạnh bảo quản thực phẩm.
Với nội thất khu vực vệ sinh, nhà tắm:
- Khu vực rửa tay: Vật dụng cho mỗi khách gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chậu rửa mặt, gương soi, vòi nước, nước nóng, xà phòng.
- Phòng vệ sinh: Thiết kế homestay phòng vệ sinh cửa có chốt an toàn bên trong, tường bằng vật liệu không thấm nước, sàn không trơn trượt, đảm bảo thông thoáng, bồn cầu hoặc hố xí tự hoại, giấy vệ sinh, hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi, hệ thống điện nước ổn định.
- Phòng tắm: Trang thiết bị chất lượng khá trở lên hoạt động tốt, cửa có chốt an toàn bên trong, tường bằng vật liệu không thấm nước, sàn không trơn trượt, vòi nước, nước nóng, vòi hoa sen, móc hoặc giá treo các loại khăn, quần áo, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm.
Những phong cách thiết kế homestay nổi bật ở Việt Nam
Kinh doanh homestay muốn thu hút lượng khách du lịch lựa chọn homestay của mình làm nơi cư trú trong chuyến đi của họ ngoài mức giá cạnh tranh phù hợp với từ khu vực thì việc thiết kế homestay như thế nào cũng là một điều quan trọng không kém.
Vintage Homestay: Xu hướng thiết kế nhà homestay được ưa chuộng nhất, thu hút khách du lịch đặc biệt là các bạn trẻ mê chụp hình “sống ảo” hay những người có gu thẩm mỹ có tầm. Loại hình homestay này phù hợp với những mô hình homestay đậm chất cổ điển, phá cách nhưng vẫn mang nét đẹp cổ xưa đầy lãng mạn.
Natural Homestay: Sự tự nhiên, mộc mạc gần gũi với thiên nhiên, con người bản địa là điều nhiều khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế rất ưa chuộng. Đặc trưng nổi bật của phong cách này có thể thấy được như gỗ, mây tre, nứa, lá cọ được làm là vật liệu làm nhà hoặc trang trí không gian. Một số thiết kế homestay mang đậm phong cách này phải kể đến như: nhà sàn, nhà nhộng, nhà trên cây, nhà mái lá…
Scandianvian homestay: Phong cách thiết kế độc lạ với màu sắc chủ đạo là màu trắng tinh khôi, điểm xuyết những gam màu nổi bật tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho khách nghỉ.
Retro homestay: Homestay là gì? Là sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, mang hơi hướng hoài niệm nhưng không nhàm chán cho du khách. Thiết kế mô hình kinh doanh bất động sản này khá đa dạng ý tưởng từ tổng thể nhà đến chi tiết cách sắp xếp vận dụng mang cảm nhận về không gian nội thất đa chiều.
Rustic style homestay: Phong cách giản dị mộc mạc là điểm nhấn loại hình lưu trú này. Phong cách này bạn thường thấy những chiếc giường pallet đơn giản hoặc giường tầng được ưa chuộng hơn cả. Cách sắp xếp, trang trí phòng sử dụng những vật dụng tạo điểm nhấn không gian làm hài lòng khách hàng.
Bohemian homestay: Phòng trọ Homestay thiết kế theo phong cách này thường chọn những họa tiết trang trí cầu kỳ làm điểm nhấn. Hình ảnh này được thể hiện đậm nét trên vỏ gối, chăn, đến tường, sàn nhà, cầu thang hay thậm chí cả những chiếc võng quen thuộc.
Thủ tục kinh doanh homestay cần những gì?
Ngoài tìm hiểu homestay là gì, để bắt đầu mô hình kinh doanh homestay, chủ đầu tư cần nắm rõ thủ tục cần thiết để hoạt động hometsay đúng với quy định của nhà nước.
Thủ tục cần thiết để hoạt động mô hình nhà ở homestay:
Giấy phép kinh doanh Homestay
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, gồm các nội dung: Tên hộ kinh doanh, ghi rõ ngành nghề kinh doanh là “kinh doanh dịch vụ du lịch homestay”, số vốn kinh doanh, số lao động sử dụng; họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp thẻ CCCD/CMND của chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao có công chứng CCCD/CMND của chủ hộ kinh doanh.
- Số điện thoại, địa chỉ Email, địa chỉ liên hệ.
Hồ sơ được nộp tại phòng đăng ký cấp huyện, đóng lệ phí và chờ kết quả (chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ và đúng hồ sơ).
Xin cấp Giấy chứng nhận PCCC homestay
- Văn bản cam kết đủ điều kiện an toàn về PCCC.
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản Nghiệm thu về PCCC tương ứng hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về PCCC.
- Bản thống kê các phương tiện PCCC tại cơ sở kèm theo danh sách những cá nhân đã qua huấn luyện về PCCC.
- Phương án chữa cháy khi gặp sự cố.
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, nộp cho Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an và chờ kết quả.
Xin cấp Giấy chứng nhận An ninh trật tự
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về anh ninh, trật tự.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chứng nhận đầu tư/ đăng ký thuế.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn về PCCC.
- Bản khai lý lịch của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp.
Kết quả được trả trong thời gian không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện để được cấp giấy, cơ quan Công an sẽ có văn bản trả lời kèm nêu rõ lý do.
Đăng ký xếp thứ hạng cho Homestay
- Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
- Danh sách quản lý và nhân viên homestay.
- Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý homestay.
- Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về PCCC.
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
Kinh doanh homestay tuy không phải là loại hình mới, nhưng để kinh doanh tốt, thuận lợi cần tìm hiểu kỹ kinh doanh homestay là gì? Mô hình homestay bạn lựa chọn và đừng quên những thủ tục cấp cần thiết để đảm bảo homestay của bạn hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.