Nếu là một nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, coin, forex… thì chắc chắn bạn sẽ phải nghe đến thuật ngữ “nến Nhật” rất nhiều lần rồi đúng không? Nến Nhật là một công cụ vô cùng hữu dụng trong việc nhận biết tín hiệu biến động của thị trường mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng phải sử dụng. Nhưng cụ thể nến Nhật là gì, đặc điểm ra sao, có những mô hình nến Nhật nào…, thì hãy để gsphong.com chia sẻ cùng bạn ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Mô hình nến Nhật là gì?
Nến Nhật là gì?
Công dụng của nến Nhật là gì? Các cây nến Nhật đơn đứng cùng nhau, tạo thành một mô hình nến Nhật. Mô hình nến Nhật có thể giúp cảnh báo sớm được sự tiếp diễn hoặc đảo chiều của thị trường.
Một đồ thị nến Nhật sẽ có rất nhiều nến, và bạn có thể điều chỉnh nó theo khung thời gian mà mình mong muốn, có thể là: 1 phút, 5 phút, 15 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…
Ví dụ: Bạn chọn xem biểu đồ 1 phút thì cứ 1 phút nó sẽ tạo 1 cây nến. Chọn xem biểu đồ 1 giờ thì cứ 1 giờ sẽ tạo 1 cây nến.
Mô hình nến Nhật xuất phát từ đâu?
Sau khi đã tìm hiểu mô hình nến Nhật là gì, bạn có tò mò muốn biết nó xuất phát từ đâu không? Mô hình nến Nhật được tạo ra mởi một thương nhân Nhật Bản vào thế kỳ 18, ông có tên là Munehisa Homma.
Khi đó, Munehisa Homma đã sử dụng một đồ thị gọi là đồ thị cây nến để thể hiện những biến động của giá gạo tại Nhật Bản qua nhiều năm liền. Sau đó ông kết hợp với việc phân tích tình hình kinh tế, thời tiết, chính sách của nhà nước để tìm ra quy luật biết động của giá gạo. Nhờ vào đó, Munehisa Homma đã có thời gian kiểm soát toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản và xây dựng chiến lược đầu cơ của riêng mình. Chính vì vậy, đồ thị nến của ông rất được chú ý.
Thời gian sau, mô hình nến Nhật của ông được giới thiệu rộng rãi đến nhiều quốc gia phương Tây và được nhiều người hưởng ứng, rồi được sử dụng rộng rãi đến bây giờ. Công lớn nhất phải kể đến Steve Nison – một chuyên gia hàng đầu về mô hình nến Nhật.
Ngày nay, các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thường sử dụng mô hình nến Nhật như là một công cụ cơ bản nhất để phân tích và kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác để đưa ra quyết định giao dịch của mình.
Hướng dẫn cách đọc hiểu nến Nhật
Để có thể hiểu được chính xác nến Nhật là gì, nến Nhật có tác dụng gì, bạn cần phải nắm rõ được cấu tạo của một cây nến Nhật.
Dưới đây là hình ảnh mô tả cấu tạo của nến Nhật:
Về màu sắc nến:
Nến Nhật trên đồ thị có thể có màu xanh và đỏ (ở một số biểu đồ là màu đen và trắng). Dựa vào màu sắc chúng ta có thể nhận định được:
- Nến tăng giá: Giá đóng cửa > giá mở cửa thì nến sẽ có màu xanh (hoặc trắng)
- Nến giảm giá: Giá đóng cửa < giá mở cửa thì nến sẽ có màu đỏ (hoặc đen)
Về tổng chiều dài nến:
Tổng chiều dài nến được tính từ đáy đến đỉnh của toàn bộ cây nến (gồm cả thân và bóng nến). Chiều dài nến cho biết biến động của giá trong phiên giao dịch. Nếu nến càng dài thì chứng tỏ thị trường biến động nhiều, còn nếu nến ngắn thì cho thấy thị trường khá yên tĩnh.
Về thân nến:
Thân nến (body) là phần hình chữ nhật, được thể hiện qua màu sắc xanh hoặc đỏ (có thể là trắng hoặc đen). Khoảng cách chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa chính là độ dài của thân nến.
- Thân nến có màu xanh thể hiện lượng mua > lượng bán, nên giá có xu hướng tăng. Thân càng dài thì sức mua càng lớn.
- Thân nến có màu đỏ thể hiện lượng bán > lượng mua, nên giá có xu hướng giám. Thân càng dài thì sức bán càng lớn.
Về bóng nến:
Bóng nến (râu nến) là đường thẳng nhỏ nhô lên ở phía trên hoặc phía dưới thân nến, thể hiện mức giá thấp nhấp và mức giá cao nhất trong kỳ giao dịch (từ lúc mở cửa đến lúc đóng cửa).
- Bóng nến phía trên cho biết thị trường lúc đó đã rơi vào thời điểm giá tăng. Nó chứng tỏ rằng bên mua đang mua nhiều khiến giá bị đẩy lên cao, nhưng vì lực bán quá mạnh nên giá lại bị đẩy lại xuống. Bóng nến phía trên càng dài chứng tỏ lực bán càng mạnh.
- Bóng nến phía dưới cho biết thị trường lúc đó đã rơi vào thời điểm giá giảm. Nó chứng tỏ rằng bên bán đang xả hàng nhiều khiến giá bị tụt xuống cao, nhưng vì lực mua lúc đó lại quá cao đã khiến giá lên lại. Bóng nến phía dưới càng dài chứng tỏ lực mua càng mạnh.
Một cây nến Nhật được cấu thành từ bóng nến và thân nến, và cả 2 đều mô phỏng hành động của giá trên thị trường. Khi nói đến phân tích nến Nhật, có nghĩa là bạn sẽ dựa vào hình dạng của cây nến và thứ tự chúng đứng cạnh nhau, rồi phân tích tâm lý, hành vi của những nhà đầu tư trên thị trường.
Mô hình nến Nhật thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa những người mua và người bán trong một khoảng thời gian xác định.
-
Trường hợp thân nến ngắn và không có bóng nến (hoặc bóng nến ngắn) chứng tỏ không phe nào chiếm được ưu thế, giá gần như không thay đổi bao nhiêu so với ban đầu.
-
Bóng nến càng dài thể hiện cho biết cứ 1 phe đẩy giá lên thì phe bên kia lại đẩy giá xuống và ngược lại. Nếu cuối phiên giá đóng cửa bằng với giá mở cửa, thì chứng tỏ 2 phe đang chiến rất căng, không phe nào thắng phe nào.
Các mô hình nến Nhật phổ biến nhất
Như bạn thấy trên biểu đồ không chỉ có 1 cây nến mà hàng vạn cây nến. Khi được ghép lại với nhau, chúng sẽ cung cấp cho trader nhiều thông tin bổ ích. Tùy theo màu sắc nến, hình dạng nến, bóng nến hoặc thân nến dài hay thân ngắn ra sao mà người ta đặt tên cho chúng những cái tên thật trừu tượng như: nến búa, nến lực sĩ, nến sao hôm, nến sao mai, nến bắn sao, nến người treo cổ…
Các mô hình nến Nhật được dùng để dự đoán hướng di chuyển của giá. Với các trader mới, nếu chưa quen nhìn biểu đồ, hãy tập xác định các loại nến đơn, nến đôi (2 cây ghép lại với nhau), và mô hình 3 nến (3 cây ghép lại với nhau) trước đã.
Và dưới đây là những mẫu nến Nhật phổ biến nhất bạn cần biết khi muốn tìm hiểu về mô hình nến Nhật là gì và cách giao dịch với mô hình nến Nhật.
Minh họa | Tên gọi | Đặc điểm | Tiếp tục hay đảo chiều | Cách sử dụng |
Tiêu chuẩn | Nến đơn. Thân nến và bóng nến cân xứng với nhau. | Một trong hai | ||
Nến cường lực - Marubozu | Nến đơn. Chỉ có thân, không có bóng nến (nếu có thì rất ngắn) | Tiếp tục | ||
Nến búa - Nến Hammer | Nến đơn. Không có bóng nến phía trên (hoặc rất ngắn), bóng phía dưới rất dài. Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. | Đảo chiều | ||
Búa ngược - Nến Inverted Hammer | Nến đơn. Ko có bóng nến phía dưới (hoặc rất ngắn), bóng nến phía trên rất dài. Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. | Đảo chiều | ||
Nến con xoay - Spinning Tops | Nến đơn. Thân nến nhỏ, móng, còn bóng nến ở 2 đầu rất dài. | Một trong hai | ||
Nến Doji | Không có thân nến (giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau) | Một trong hai | ||
Nến sao băng - Shooting Star | Nhìn giống nến Inverted Hammer, nhưng xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. | Đảo chiều | ||
Đàn ông treo cổ - Hanging Man | Giống nến hammer, nhưng xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. | Đảo chiều | ||
Nhấn chìm tăng - Bullish Engulfing | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu đỏ, rất nhỏ. cây thứ 2 màu xanh, to, bao trùm cây nến 1. | Đảo chiều | ||
Nhấn chìm giảm - Bearish Engulfing | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu xanh, rất nhỏ. cây thứ 2 màu đỏ, to, bao trùm cây nến 1. | Đảo chiều | ||
Mẹ bồng con tăng - Bullish Harami | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu đỏ, dài. Cây thứ 2 màu xanh, nhỏ, nằm gọn trong thân nến 1. | Một trong hai | ||
Mẹ bồng con giảm - Bearlish Harami | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu xanh, dài. Cây thứ 2 màu đỏ, nhỏ, nằm gọn trong thân nến 1. | Một trong hai | ||
Nến Pin Bar | Nến đơn. Nhìn giống nến hammer, Shooting Star..., nhưng không nhất thiết là đảo chiều. | Một trong hai | ||
Nến Inside Bar | Đa nến, có cây nến mẹ đứng trước, sau đó sẽ là những nến con nằm trong. | Một trong hai | ||
Nến đỉnh nhíp & Đáy nhíp | 2 nến có màu sắc ngược nhau, bóng nến có kích thước bằng nhau. | Đảo chiều | ||
Nến sao mai - Morning Star | 3 nến: Cây 1 màu đỏ và dài, cây 2 thân ngắn (doji, hammer...), cây 3 thân dài màu xanh. | Đảo chiều | ||
Nến sao hôm - Evening star | 3 nến: Cây 1 màu xanh và dài, cây 2 thân ngắn (doji, hammer...), cây 3 thân dài màu đỏ. | Đảo chiều | ||
Three White Soldier - Ba chàng lính trắng | 3 nến màu xanh liên tiếp, bóng nhỏ. Giá mở và đóng của nến sau dần cao hơn nến trước. | Đảo chiều | ||
Three Black Crows - 3 con quạ đen | 3 nến màu đỏ liên tiếp, bóng nhỏ. Giá mở và đóng của nến sau dần thấp hơn nến trước. | Đảo chiều | ||
Rising Three Methods - Tăng giá 3 bước | 3 cây nến đỏ liên tiếp xuất hiện sau 1 cây nến xanh lớn. | Tiếp tục | ||
Falling three methods - Giảm giá 3 bước | 3 cây nến xanh liên tiếp xuất hiện sau 1 cây nến đỏ lớn. | Tiếp tục | ||
Nến xuyên - Piercing line | Nến 1 màu đỏ dài, nến 2 màu xanh dài. Giá đóng cửa nến 2 cao hơn mức giữa của thân nến 1. | Đảo chiều | ||
Mây đen che phủ - Dark cloud cover | Nến 1 xanh dài, nến 2 màu đỏ dài. Giá đóng cửa nến 2 cao hơn mức giữa của thân nến 1. | Đảo chiều |
Kinh nghiệm khi sử dụng mô hình nến Nhật
Sau một thời gian dài sử dụng mô hình nến Nhật, thì chúng mình đã rút ra được một số kinh nghiệm và muốn chia sẻ cùng các bạn:
-
Mô hình nến Nhật đảo chiều hiệu quả hơn mô hình tiếp diễn. Bởi vì, mô hình đảo chiều dễ nhận biết, cũng như nó đưa ra các tín hiệu đang tin cậy hơn.
-
Sử dụng mô hình nến Nhật, tốt nhất là hãy tìm kiếm mô hình đảo chiều, chứ đừng tốn thời gian để đi tìm mô hình tiếp diễn.
-
Mô hình nến có 2 tiêu chí: hình dạng của mô hình và xu hướng đi trước của nó. Nếu nó chỉ đáp ứng được 1 trong 2 tiêu chí này nó không đủ trở thành một tín hiệu.
Ví dụ, trong hình bên dưới, mô hình đầu tiên thực sự là mô hình nhấn chìm tăng vì nó hình thành sau một xu hướng giảm lớn. Trong trường hợp thứ hai, mô hình có vẻ cũng giống như một mô hình nhấn chìm tăng, nhưng nó lại không xảy ra, vì trước nó không phải là một xu hướng giảm rõ rệt.
- Nến Doji đưa ra tín hiệu đảo chiều khi nó ở sau một xu hướng, hoặc gần mức hỗ trợ/kháng cự. Còn nếu doji nằm trong phạm vi đi ngang, thì nó không cung cấp nhiều tín hiệu.
- Nến Doji có thể giúp củng cố các tín hiệu khác. Ví dụ, Doji cộng với Harami nhiều khả năng sẽ tạo ra một sự đảo ngược mạnh mẽ.
- Nếu nhiều nến Pin bar đứng cạnh nhau thì đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang mệt mỏi và không muốn di chuyển theo hướng đó nữa. Sự hiện diện của một loạt các ngọn nến với bóng dài cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư đang thay đổi.
-
Nến Hammer (búa) có thể là bất cứ màu nào. Nhưng nếu là màu xanh thì tín hiệu mua sẽ mạnh hơn rất nhiều.
-
Thường xuyên theo dõi biểu đồ nến Nhật để tìm tín hiệu, nhất là ở những đoạn gần đỉnh hoặc đáy. Nhớ để ý đến các cây nến càng xấu, càng dị dạng càng tốt, bởi những nến đó mới cho nhiều tín hiệu.
-
Nếu tín hiệu của mô hình nến Nhật rất dễ nhận ra, thì tín hiệu đó rất tốt vì sẽ có nhiều trader khác cũng phát hiện ra nó giống như bạn, và hành động theo.
-
Khi phân tích các mô hình nến Nhật đảo chiều, nhiều trường hợp yêu cầu bắt buộc là chờ nến đóng cửa để xác nhận xem mô hình nến đảo chiều có được hình thành hay không.
-
Có tới cả trăm mô hình nến Nhật khác nhau, nhưng chúng mình khuyên bạn tốt nhất chỉ nên biết ít mẫu thôi, nhưng phải hiểu rõ về chúng. Hãy tìm hiểu thật kỹ nến Doji, Hanging man, Hammer, Shooting star, Engulfing, nến Harami, và Inside bar.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được nến Nhật là gì, cách đọc nến Nhật cũng như biết thêm được những mô hình nến Nhật phổ biến nhất hiện nay. Mô hình nến Nhật là công cụ thể hiện giá của thị trường và hành động của hai phe mua bán. Nhưng nếu muốn làm một nhà đầu tư thông thái, thì hãy kết hợp thêm nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác để có thể làm gia tăng cơ hội thành công khi giao dịch nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.