Các mẫu biểu đồ giá có một vai trò rất quan trọng đối với các trader, vì chúng là một tín hữu hữu ích làm tăng xác suất chiến thắng của bạn trên thị trường. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, khi tìm hiểu về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật, có quá nhiều mô hình khác nhau.
Chính vì vậy, bài viết này của mình sẽ tổng hợp lại 10 mẫu biểu đồ giá phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Bạn không cần biết tất cả các mẫu biểu đồ, nhưng nắm rõ được một vài mẫu biểu đồ quen thuộc và rèn luyện thành thạo với nó, chắc chắn bạn sẽ trở thành một trader có lợi nhuận.
Nội dung
- 1 Top 10 mẫu biểu đồ giá phổ biến nhất
- 1.1 Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)
- 1.2 Mô hình 2 đỉnh (Double top)
- 1.3 Mô hình 2 đáy (Double Bottom)
- 1.4 Mô hình cốc tay cầm (Cup and Hand)
- 1.5 Mô hình cái nêm (Wedges)
- 1.6 Mô hình cờ tăng (Bull Flag)
- 1.7 Mô hình cờ giảm (Bear Flag)
- 1.8 Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
- 1.9 Tam giác tăng dần (Ascending Triangle)
- 1.10 Tam giác giảm dần (Ascending Triangle)
Top 10 mẫu biểu đồ giá phổ biến nhất
Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)
Đây là một mẫu biểu đồ giá đảo chiều có một đỉnh lớn ở giữa và các đỉnh nhỏ hơn ở hai bên. Mô hình biểu đồ vai đầu vai (và vai đầu vai ngược) được coi là một trong những mô hình biểu đồ đảo chiều đáng tin cậy nhất hiện nay. Chúng ta có thể phân ra:
- Vai đầu vai: Tín hiệu đảo chiều giảm giá
- Vai đầu vai ngược: Tín hiệu đảo chiều tăng giá
Đặc điểm quan trọng của nó là nó có 3 đỉnh (trong đó đỉnh ở giữa cao nhất, còn đỉnh ở 2 bên thấp hơn). Ví dụ dưới đây là một mô hình vai đầu trong thực tế.
– Vai đầu vai:
– Vai đầu vai ngược:
Mô hình 2 đỉnh (Double top)
Mô hình 2 đỉnh là một mô hình giá có hình dạng giống chữ M, báo hiệu tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm. Đây là một mẫu biểu đồ giá đảo chiều mà được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng.
Một vài đặc điểm cần lưu ý về mô hình 2 đỉnh:
- Hai đỉnh của mô hình nổi lên rõ ràng, có thể ngang bằng nhau hoặc chênh nhau một chút. Đường nối 2 đỉnh lại với nhau sẽ thành đường kháng cự.
- Ở giữa hai đỉnh xuất hiện một đáy tạm thời được gọi là đáy trung tâm
- Đường ngang đi qua đáy trung tâm được gọi là đường viền cổ (neckline) được coi là đường đường hỗ trợ.
Mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Mô hình 2 đáy sẽ ngược với mô hình 2 đỉnh. Nó sẽ có hình dạng giống chữ W, xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu tín hiệu giá sẽ đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng.
Đặc điểm bắt buộc phải có: 2 đáy thấp ngang nhau (hoặc chênh lệch một chút), 1 đỉnh ở giữa và đường viền cổ Neckline (chính là đường kháng cự).
Mô hình trong thực tế sẽ có dạng như sau:
Mô hình cốc tay cầm (Cup and Hand)
Mô hình CỐC TAY CẦM (tiếng Anh là Cup and Handle) là một mẫu biểu đồ giá có hình dạng của một chiếc cố có tay cầm, báo hiệu giá sắp bước vào một đợt tăng giá mới.
Yêu cầu để hình thành một mô hình cốc tay cầm bao gồm:
- Nó phải được hình thành trong một xu hướng tăng (dài hạn).
- Phần cốc: Thường có dạng hình chữ U hoặc chữ V. Độ sâu của cốc so với trend tăng giá thường là 20 – 35% nhiều trường hợp có thể đến 40 – 50%. Nhưng nếu mô hình có cốc càng sâu, thì tỷ lệ thất bại càng cao.
- Tay cầm phải có hình dạng giống mô hình cái nêm, có hướng dốc xuống, và mức giảm chỉ nên dao động khoảng 8 -12% là ổn
Mô hình cái nêm (Wedges)
Mô hình cái nêm là một mô hình có hình dạng khá giống hình tam giác. Nó thể hiện thị trường đang trong trạng thái tạm nghỉ ngơi, sau đó sẽ tiếp tục đi theo xu hướng cũ, hoặc có thể đảo chiều sang xu hướng ngược lại. (Điều này phụ thuộc vào loại nêm xuất hiện là nêm tăng hay nêm giảm).
Các nhận biết mô hình cái nêm quan trọng nhất, đó chính là dựa vào 2 đường xu hướng của nó (là đường nối các đỉnh và đường nối các đáy lại với nhau). 2 đường xu hướng này phải cùng hướng lên trên hoặc cùng hướng xuống phía dưới.
Có 2 loại mô hình cái nêm, bao gồm:
- Mô hình nêm tăng: Là 2 đường xu hướng đều hướng lên trên, báo hiệu thị trường sẽ giảm giá.
- Mô hình nêm giảm: Là 2 đường xu hướng đều hướng xuống dưới, báo hiệu thị trường sẽ tăng giá.
Ngoài ra, nó sẽ có thêm một số đặc điểm như:
- Nó sẽ chỉ thường xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh, được hình thành trong một thời gian dài.
- Thời gian hình thành cái nêm đủ dài, Còn nếu bạn xem ở khung thời gian thấp thì độ chính xác của mô hình sẽ không cao.
- Giá luôn tạo: đỉnh sau cao hơn đỉnh trước + đáy sau cao hơn đáy trước, hoặc đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước + đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng đặc điểm chung là biên độ dao động giữa đỉnh và đáy thu hẹp dần, chính vì vậy trông nó khá giống hình tam giác.
Ví dụ về biểu đồ cái nêm (Wedges) trong thực tế:
Mô hình cờ tăng (Bull Flag)
Mô hình cờ tăng (tiếng Anh là Bull Flag) là một mô hình có hình dạng giống như một lá cờ hướng lên trên, gồm 3 phần chính: cột cờ, lá cờ và điểm breakout ra khỏi kênh giá. Mô hình cờ tăng báo hiệu cho chúng ta biết giá đang ở xu hướng tăng mạnh mẽ, và rất có thể sẽ tăng giá mạnh hơn trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về mô hình cờ tăng là gì, bạn có thể có thể tham khảo hình ảnh bên dưới:
Nhìn chung, đặc điểm của mô hình Bull Flag bao gồm:
- Cán cờ: Là một xu hướng uptrend mạnh, tăng ngắn hạn và có độ dốc lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy điều này trên biểu đồ, nhưng quan trọng là xu hướng tăng phải mạnh, nhanh, chứ không phải là uptrend chậm và ổn định trong thời gian dài. Nói tóm lại là cán cờ càng dốc càng tốt.
- Lá cờ: Là phần mà giá điều chỉnh nhẹ sao một thời gian tăng giá nhanh và mạnh. Giá sẽ di chuyển với biên độ biến động nhẹ, tạo thành một khu vực kháng cự và hỗ trợ trong ngắn hạn. (Chúng mình sẽ gọi đây là đường xu hướng của lá cờ).
- Điểm breakout: Mô hình cờ tăng chỉ thành công khi giá breakout qua khỏi đường xu hướng (nối các đỉnh của lá cờ), hay chính là đường kháng cự của lá cờ. Còn nếu giá breakout khỏi đường hỗ trợ (đường nối các đáy của lá cờ) thì mô hình Bull Flag sẽ thất bại.
– Ví dụ về mô hình cờ tăng trong thực tế:
Mô hình cờ giảm (Bear Flag)
Mô hình cờ giảm là mẫu biểu đồ giá trái ngược với Bull Flag ở phần trên. Nó cũng có hình dạng lá cờ, nhưng lá cờ ngược xuống dưới, báo hiệu giá đang trong xu hướng giảm, và có thể tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.
Khác biệt giữa Cờ tăng và cờ giảm sẽ như sau:
– Đây là ví dụ về mẫu biểu đồ giá Bear Flag trong thực tế:
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
Mô hình cờ đuôi nheo là một mẫu biểu đồ giá có hình dạng giống lá cờ hình tam giác, nhưng đặc biệt ở chỗ nó có 2 đường xu hướng nằm ở 2 hướng khác nhau (một cái hướng lên trên, 1 cái hướng xuống dưới). Nhìn chung nó khá giống một hình tam giác cân, và nó phải được xuất hiện ở sau một xu hướng tăng mạnh/giảm mạnh.
Mô hình cờ đuôi nheo xuất hiện báo hiệu giá sẽ tiếp diễn xu hướng cũ. Giai đoạn tạo thành cờ đuôi nheo chính là lúc thị trường tạm nghỉ để “lấy đà”, trước khi tăng tốc theo xu hương trước đó. Trong thời gian tạm nghỉ này, giá thường dao động với biên độ nhỏ và hẹp dần đến khi hội tụ lại 1 điểm, tạo thành một hình tam giác hoàn chỉnh.
Dưới đây là hình ví dụ về một mô hình cờ đuôi nheo trong thực tế:
Tam giác tăng dần (Ascending Triangle)
Mô hình tam giác tăng giá là mẫu biểu đồ giá có hình tam giác hướng lên trên, thường xuất hiện ở trong xu hướng tăng, cho lực mua đang mạnh dần, và giá có cả năng tăng mạnh hơn nữa nếu giá breakout thành công.
Nó sẽ có hình dạng giống bên dưới:
- Xuất diện ở cuối một xu hướng tăng giá.
- Mô hình có các đáy sau cao hơn đáy trước.
- Các đỉnh của nó nằm ở khu vực kháng cự.
- Khi giá breakout ra khỏi đường kháng cự, mô hình tam giác tăng giá được hoàn thiện.
Ví dụ, đây là một mô hình tam giác tăng dần trong thực tế:
Tam giác giảm dần (Ascending Triangle)
Tam giá giảm dần là mẫu biểu đồ giá có hình dạng của một hình tam giác hướng xuống dưới, có một loạt các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và các đáy nằm ở vùng hỗ trợ.
Mẫu biểu đồ giá này cho biết lực bán đang mạnh dần, và giá có cả năng phá vỡ hỗ trợ và giảm sâu xuống.
Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng giảm, nhưng thỉnh thoảng, nó cũng có thể được tạo ở cuối xu hướng tăng dưới dạng mô hình đảo chiều, nhưng ít gặp hơn, và tỷ lệ thành công cũng thấp hơn.
Tổng hợp một số mô hình giá phổ biến:
Tên mô hình | Minh họa | Đặc điểm | Tín hiệu | Cách dùng |
Cốc tay cầm | Giống hình chiếc cốc, có phần cốc sâu, và phần tay cầm nông hơn. | Tăng giá | ||
Vai đầu vai | Gồm 3 đỉnh liên tiếp. Đỉnh giữa cao nhất, 2 đỉnh còn lại ~ nhau. | Giảm giá | ||
2 đỉnh | Gồm 2 đỉnh cao gần ngang nhau với một đáy nằm ở giữa. | Giảm giá | ||
2 đáy | Gồm 2 đáy thấp gần ngang nhau với một đỉnh nằm ở giữa. | Tăng giá | ||
Cái nêm | 2 đường nối các đỉnh và các đáy cùng hướng lên trên, hoặc cùng hướng xuống dưới. Biến động giá hẹp dần. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ đuôi nheo | Đường nối các đỉnh hướng xuống, đường nối các đáy hướng lên. Nằm ở cuối 1 xu hướng mạnh. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ tăng | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng lên trên. | Tăng giá | ||
Cờ giảm | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng xuống dưới. | Giảm giá | ||
Chữ nhật | Gồm các đỉnh cao bằng nhau và các đáy cao bằng nhau. | Tùy mô hình cụ thể | ||
3 đỉnh | Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, 3 đỉnh cao thấp tương đương nhau. | Giảm giá | ||
3 đáy | Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, 3 đáy cao thấp tương đương nhau. | Tăng giá | ||
Tam giác tăng | Gồm các đỉnh cao bằng nhau, còn các đáy sau cao hơn đáy trước. | Tăng giá | ||
Tam giác giảm | Gồm các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, còn các đáy cao bằng nhau. | Giảm giá |
Trên đây là danh sách 10 mẫu biểu đồ giá phổ biến, hữu ích nhất mà các bạn nên biết. Chúng có tỷ lệ xuất hiện khá nhiều khi PTKT, nhưng bạn cần lưu ý rằng, không phải cứ xuất hiện là bạn sẽ giao dịch theo chỉ báo của nó. Bởi mỗi mô hình đều có những cách giao dịch, quản lý rủi ro khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về bất cứ mẫu biểu đồ giá nào, hãy đọc kỹ thêm về những hướng dẫn chúng mình đính kèm ở bảng trên để có thể vận dụng hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công.