Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán, chắc chắn bạn sẽ từng thấy cụm từ “bán khống” xuất hiện. Vậy bán khống chứng khoán là gì, lợi hay hại, có rủi ro gì không? Những kinh nghiệm bán khống chứng khoán mà gsphong.com tổng hợp được dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về “nghiệp vụ” này và có thể có vận dụng nó thành thạo trong việc đầu tư sinh lợi nhé.
Nội dung
- 1 Kinh nghiệm bán khống chứng khoán
- 1.1 Bán khống là gì?
- 1.2 Ví dụ cụ thể về bán khống cổ phiếu
- 1.3 Vai trò bán khống chứng khoán là gì?
- 1.4 Cách bán khống chứng khoán như thế nào?
- 1.5 Bán khống cổ phiếu có hợp pháp ở Việt Nam không?
- 1.6 Bán khống chứng khoán phái sinh là gì?
- 1.7 Ưu nhược điểm của bán khống chứng khoán
- 1.8 Có nên bán khống chứng khoán không?
Kinh nghiệm bán khống chứng khoán
Bán khống là gì?
Bán khống (tiếng Anh: short selling) là một hình thức mà nhà đầu tư đi vay cổ phiếu từ các công ty chứng khoán/tổ chức tài chính với dự đoán rằng cổ phiếu này sẽ giảm giá. Khi cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư sẽ mua vào và rồi hoàn trả lại chứng khoán đã vay cho nơi họ vay. Lúc này, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ mức giá chênh lệch.
Các loại hình chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các sản phẩm phái sinh đều có thể sử dụng hình thức bán khống chứng khoán này.
Thế nên, nếu bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng cổ phiếu, trái phiếu… sẽ giảm giá, thì hãy nghĩ ngay đến hình thức bán khống này để có thể thu được lợi nhuận nhanh nhất.
Ví dụ cụ thể về bán khống cổ phiếu
Có thể khi đọc những khái niệm về bán khống, bạn sẽ hơi khó hình dung một chút. Vậy hãy để mình lấy một ví dụ đơn giản nhất cho bạn dễ hiểu.
Dữ liệu: Cổ phiếu của công ty A đang có giá giao dịch là 50 USD. Vì một sự kiện kinh tế nào đó, bạn nhận định rằng cổ phiếu này sẽ giảm trong tương lai gần. => Bạn thực hiện hành động bán khống bằng cách đi vay thêm 100 cổ phiếu A này từ công ty chứng khoán hoặc các tổ chức tài chính cho vay chứng khoán.
Một tuần sau, nếu giá cổ phiếu A giảm còn còn 30 USD, bạn chốt giao dịch mua 100 cổ phiếu A trên thị trường, rồi hoàn trả cho bên cho vay 100 cổ phiếu. Vậy là bạn sẽ thu được 2000 USD (= 50*100 – 30*100) tiền lời do chênh lệch giá. Và đây chính là lợi nhuận thu được từ bán khống.
*** Lưu ý nhỏ: Khoản lãi 2000 USD là chưa trừ đi một số khoản hoa hồng và chi phí giao dịch.
Nhưng sẽ có một trường hợp khác xảy ra, đó là cổ phiếu A tăng giá, giả sử tăng lên 60 USD/cổ phiếu. Lúc này bạn vẫn phải sẽ phải hoàn trả bên cho vay 100 cổ phiếu đã vay, tính ra sẽ bị lỗ 1 khoản tiền là 1000 USD. Và đây cũng chính là rủi ro khi tham gia bán khống chứng khoán.
Vai trò bán khống chứng khoán là gì?
Dựa theo định nghĩa và ví dụ về bán khống, có thể dễ dàng nhận thấy bán khống cổ phiếu sẽ đem đến những vai trò, tác dụng như sau:
- Bán khống để đầu cơ thu lợi nhuận: Là lợi ích dễ nhìn thấy nhất, khi nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và họ có thể phán đoán được xu hướng tăng giảm của cổ phiếu trong tương lai gần, từ đó quyết định đầu cơ thu lợi nhuận.
- Bán khống giúp phòng ngừa rủi ro: khi thị trường có nhiều biến động, các nhà đầu tư có thể sử dụng cách này để giảm thiểu tổn thất, và bán khống cũng là một phương pháp phổ biến để phòng ngừa rủi ro.
Ví dụ: Bạn sở hữu 50 cổ phiếu của công ty B sản xuất ô tô. Nhưng do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, nên bạn phán đoán rằng cổ phiếu của công ty B sẽ giảm giá. Để giảm thiểu rủi ro lúc này, bạn có thể bán 50 cổ phiếu của mình, hoặc thực hiện việc bán khống.
=> Nếu lựa chọn bán khống, khi công ty B không đạt được lợi nhuận như dự kiến và giá cổ phiếu của họ giảm, thì dựa vào việc bán khống, bạn sẽ thu lời lại được một chút và sẽ giảm thiểu được phần nào rủi ro.
Cách bán khống chứng khoán như thế nào?
Kinh nghiệm bán khống chứng khoán, để có thể thực hiện giao dịch bán khống suôn sẻ và nắm rõ bản chất bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước:
- Bước 1: Mở một giao dịch bằng cách mượn chứng khoán từ công ty môi giới chứng khoán hoặc các tổ chức tài chính cho vay chứng khoán.
- Bước 2: Làm lệnh bán số chứng khoán đã mượn này. Khi thực hiện lệnh bán, bạn sẽ phải trả lãi cho giá trị của chứng khoán đã vay và chi phí giao dịch khi thực hiện lệnh này.
- Bước 3: Khi chứng khoản giảm giá, bạn mua lại số chứng khoán đã bán này với mức giá thấp hơn giá đã vay để đóng giao dịch.
- Bước 4: Trả lại chứng khoán cho bên cho vay, rồi hưởng lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Sau đó bạn cũng phải chịu thêm khoản lãi hoặc tiền hoa hồng tính trên các giao dịch.
Bán khống cổ phiếu có hợp pháp ở Việt Nam không?
Một trong những thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu chơi chứng khoán tại Việt Nam đó là bán khống có được coi là hợp pháp ở Việt Nam hay không, trong khi nhiều nước trên thế giới, hình thức bán khống cổ phiếu này rất phổ biến.
Theo thông tư 120/2020/TT-BTC, tính từ 15/2/201, tại Việt Nam đã cho phép giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo được hoạt động. Có nghĩa là được thực hiện giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Nhà đầu tư sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.
Mặc dù có hiệu lực từ 15/2, nhưng hiện tại thông tư mới chỉ đang dừng ở mức định hướng các sở giao dịch đang tiến hành triển khai, và dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2021.
Hiện tại trước mắt, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận dựa trên sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Còn nếu vẫn muốn thực hiện bán khống, có thể dựa vào thị trường phái sinh, bởi việc bán khống bằng sản phẩm chứng khoán phái sinh là hoàn toàn hợp pháp.
*** P/s: trên thị trường chứng khoán cơ sở vẫn có cách để bán khống bằng cách vay mượn chứng khoán sau đó bán giữa các nhà đầu tư cá nhân với nhau. Tuy ít phổ biến và khá phức tạp, nhưng vẫn đang được diễn ra.
Bán khống chứng khoán phái sinh là gì?
Đối với thị trường chứng khoán phái sinh, nếu có kỳ vọng rằng chỉ số chứng khoán trên thị trường cơ sở sẽ giảm trong tương lai, bạn hoàn toàn có thể bán khống sản phẩm chứng khoán phái sinh tương ứng. Xét về phương thức hoạt động và cách thu lợi nhuận cũng không khác biệt gì nhiều so với những ví dụ mình vừa phân tích ở trên.
Các sản phẩm chứng khoán phái sinh thường được sử dụng để bán khống là: hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng chênh lệch CFD…
Ví dụ: Giả sử thị trường giảm điểm từ mức 1.200 xuống còn 1.100 điểm, và cổ phiếu bạn đang sở hữu cũng bị leo dốc theo thị trường.
Lúc này, bạn quyết định bán chỉ số tương lai VN30F ở mức giá hiện tại là 1.100 điểm. Sau một tuần sau, đúng như dự đoán, chỉ số VN30F tụt xuống từ mức 1.100 điểm còn 1.000 điểm. Để đóng vị thế giao dịch, bạn thực hiện một lệnh mua hợp đồng tương lai VN30F tại mức giá 1.000 điểm.
=> Bạn sẽ có được 100 điểm chênh điểm, nhân với hệ số của mỗi hợp đồng là 100.000 đồng, thì bạn sẽ lời được 100.000*100 = 10.000.0000 đồng.
Có thể thấy, ngay cả khi thị trường giảm điểm đi xuống, bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận rất hấp dẫn.
Ưu nhược điểm của bán khống chứng khoán
Cùng điểm quan những ưu nhược điểm của việc bán khống như sau:
- Ưu điểm của bán khống:
– Là cơ hội để giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn từ thị trường chứng khoán, ngay cả khi thị trường có xu hướng giảm.
– Giúp các nhà đầu tư có thể có được lợi nhuận mà không cần quá nhiều vốn ban đầu.
– Có thể phòng ngừa được phần nào rủi ro trước những biến động của thị trường.
– Có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, thực hiện trực tuyến và cách bán khống cũng không quá phức tạp.
- Nhược điểm của bán khống:
– Mặc dù bán khống có thể phòng ngừa được rủi ro, nhưng lại đem đến tổn thất khi giá cổ phiếu trên thị trường có xu hướng đi lên.
– Có thể gặp phải rủi ro liên quan đến bên cho vay chứng khoán muốn thanh lý vị thế, thu hồi chứng khoán đã cho vay, khiến nhà đầu tư rơi vào bất lợi…
Có nên bán khống chứng khoán không?
Trước những ưu nhược điểm của bán khống chứng khoán, câu hỏi có nên bán khống chứng khoán hay không lại được đặt ra. Đáp án của chúng mình là NÊN đối với những trader có kinh nghiệm, còn KHÔNG NÊN đối với những trader mới tập chơi chứng khoán.
Sở dĩ kết luận như vậy, bởi bán khống là một hành động giúp thị trường thanh khoản, ngăn chặn sự tăng giá của chứng khoán xấu. Và các nhà đầu tư có kiến thức thường xuyên tham gia vào việc bán khống để vừa đầu cơ, vừa phòng rủi ro. Xét ở một thị trường đang giảm giá hoặc trung tính, bán khống thường sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn cho những nhà đầu cơ biết chớp lấy cơ hội.
Nhưng song song với đó, bán khống cũng có thể dẫn tới thua lỗ tăng nhanh và kéo dài. Theo các kinh nghiệm bán khống chứng khoán, đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, chưa có nhiều nhạy bén trong phân tích thị trường thì không nên quá vội vàng thực hiện bán khống, mà cần quan tâm đến những rủi ro của bán khống trước khi hành động:
- Chọn sai thời điểm khi bán khống: đó là trong trường hợp một công ty được định giá chứng khoán quá cao, nhưng cũng phải mất một thời gian để chứng khoán giảm. Nếu thực hiện bán khống quá sớm, nhà đầu tư sẽ dễ bị tổn thất bởi lãi từ các giao dịch vay chứng khoán.
- Bán khống không phải là xu hướng dài hạn: và nó còn là thứ đi ngược xu hướng, thường lỗ khi thị trường đi lên, và thu được lợi nhuận khi thị trường sụt giảm.
- Rủi ro về pháp lý đối với bán khống: bởi có lệnh cấm bán khống trong một số lĩnh vực/ thị trường để tránh khủng hoảng áp lực bán, nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì rất có thể vấp phải rủi ro này.
- Lợi nhuận tối đa bị giới hạn, còn rủi ro thì không giới hạn: bởi chứng khoán chỉ có thể giảm về 0, nhưng lại không có giới hạn nào về mức giá tối đa.
Tóm lại:
– Không chỉ riêng chứng khoán, bán khống có thể được thực hiện tương tự trên các thị trường khác như vàng, forex…
– Nguyên tắc của bán khống là vay mượn, đem bán giá cao rồi mua lại giá thấp. Như vậy có thể vừa trả được khoản vay, vừa bỏ túi được khoản chênh lệch.
– Nhà đầu cơ tận dụng sự giảm giá cổ phiếu để bán khống thu lợi nhuận, còn những người sợ rủi ro thì bán khống để bảo vệ lợi nhuận, giảm thiểu thua lỗ.
– Bán khống chỉ có lãi nếu nhà đầu tư chắc chắn rằng giá trị của chứng khoán đó sẽ giảm giá trong ngắn hạn.
– Xét về lâu dài, bán khống rủi ro hơn đầu tư dài hạn.
Trên đây là tất cả các thông tin về bán khống chứng khoán và những kinh nghiệm bán khống chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết khi tham gia vào thị trường. Nắm rõ được những ưu nhược điểm cũng như những rủi ro của bán khống sẽ giúp bạn có bước tính toán sáng suốt để thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Chúc bạn thành công.