Trong giao dịch chứng khoán có rất nhiều thuật ngữ khác nhau, và một từ rất phổ biến đó là “khớp lệnh”. Nếu bạn đang mắc giá khớp lệnh là gì, xác định giá khớp lệnh ra sao thì hãy để chúng mình giải đáp cho bạn ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Khớp lệnh là gì?
Khớp lệnh trên thị trường chứng khoán là việc thực hiện thành công giao dịch giữa người bán và người mua trên bảng giao dịch trực điện tử trực tuyến. Lúc này, các lệnh từ các nhà đầu tư được ghép nối với nhau để giao dịch và đưa ra một mức giá cũng như khối lượng phù hợp với nguyên tắc khớp lệnh của thị trường.
Nếu một nhà đầu tư muốn mua một số lượng cổ phiếu và một nhà đầu tư khác muốn bán cùng một số lượng với cùng một mức giá, thì lệnh của họ khớp nhau và giao dịch được thực hiện.
Giá khớp lệnh là gì?
Giá khớp lệnh là gì? Như chúng mình đã phân tích thì đây là quá trình một sàn giao dịch chứng khoán ghép một hoặc nhiều lệnh mua với một hoặc nhiều lệnh bán để thực hiện giao dịch. Sau khi đã tìm được mức giá phù hợp được giữa người mua và người bán, thì giá dùng để giao dịch lúc này được gọi là giá khớp lệnh.
Khối lượng khớp lệnh là gì?
Khối lượng khớp lệnh = khối lượng + khớp lệnh. Khối lượng có nghĩa là số lượng cổ phiếu giao dịch, còn “khớp lệnh” là đã giao dịch thành công. Như vậy, khối lượng khớp lệnh chính là số lượng cổ phiếu đã giao dịch thành công.
Hình bên trên thể hiện “khối lượng khớp lệnh” trong 1 phiên của cổ phiếu FPT. Đã có 2.903.300 khối lượng cổ phiếu được đặt lệnh mua, và 2.987.800 khối lượng cổ phiếu được đặt lệnh bán. Sau khi xác định được mức giá khớp lệnh giữa 2 bên mua và bán, thì số lượng cổ phiếu được khớp lệnh (giao dịch thành công) là: 1.353.300 cổ phiếu.
Dựa vào khối lượng khớp lệnh của một cổ phiếu, bạn sẽ biết được tính thanh khoản của cổ phiếu đó trên thị trường. Cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao thì đồng nghĩa với việc nó được nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì vậy việc mua bán đối với cổ phiếu này cũng diễn ra tương đối dễ dàng.
Vì dụ đơn giản cho bạn sẽ hình dung hơn, ví dụ mặt hàng là “rau muống”. Nếu có nhiều người muốn mua rau muống trong ngày hôm nay, thì người bán sẽ bán hết được rau muống của mình, và “rau muốn” ắt hẳn sẽ được lên giá (bởi cầu nhiều, cung không đủ).
Cố phiếu cũng tương tự như vậy, nhiều người mua nhưng không ai bán hoặc ít người muốn bán, thì giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại, nhiều người bán mà ít người muốn mua thì giá cổ phiếu sẽ giảm.
Khối lượng khớp lệnh sẽ giúp phản ảnh được dòng tiền đang chảy vào hay chảy ra khỏi thị trường này, và căn cứ vào khối lượng khớp lệnh bạn sẽ biết được được nên “mua đúng lúc”, “bán đúng thời điểm” để chốt lời.
=> Chọn cổ phiếu thì hãy ưu tiên chọn mã có khối lượng khớp lệnh cao, và chúng mình khuyến nghị nó là trên 500.000 khớp lệnh trong 1 phiên giao dịch.
Các loại lệnh chứng khoán thường gặp
Sau khi đã tìm hiểu được các khớp lệnh là gì, thì bạn cần nắm rõ thêm hai khái niệm khác đó là:
- Phiên khớp lệnh định kỳ: tại một thời điểm xác định sẽ tập hợp toàn bộ lệnh mua và bán chứng khoán và tìm ra một mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Khớp lệnh định kỳ được dùng để xác định giá mở cửa và đóng cửa trên các sàn giao dịch chứng khoán. Bạn có thể đặt lệnh bất cứ lúc nào trong suốt 15 phút của phiên, nhưng chỉ khi kết thúc phiên hệ thống mới khớp lệnh.
- Phiên khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch liên tục được thực hiện ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch dựa trên việc so khớp lệnh mua bán chứng khoán.
Sau đó, còn có các thuật ngữ như LO, ATO, ATC, MP, PLO…, và chúng mình sẽ giải thích lần lượt cho bạn hiểu ở nội dung dưới đây.
Lệnh LO (Limit Order)
Đặt một mức giá cụ thể mà bạn muốn mua/bán, và đợi cổ phiếu dao động đến mức giá đó để được khớp lệnh. Hiệu lực của lệnh giới hạn được tính từ khi lệnh được nhập trên hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch đó (hoặc đến khi lệnh bị hủy).
Lệnh LO được áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn là HOSE, HNX, UPCOM và cũng có thể được sử dụng trong các phiên giao dịch khác. Lệnh LO phù hợp với thị trường biến động không quá mạnh.
Lệnh ATO (At the Open)
Lệnh ATO là lệnh mua hoặc bán một chứng khoán ở giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên hơn lệnh giới hạn trong khi khớp lệnh. Sử dụng lệnh ATO có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá lúc mở cửa phiên giao dịch
Lệnh ATO sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian dùng để khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.
Lệnh ATC (At the Close)
Lệnh ATC là lệnh mua hoặc bán một chứng khoán ở giá đóng cửa. Lệnh ATC cũng được ưu tiên hơn lệnh giới hạn trong khi khớp lệnh. Chức năng giống hệt ATO, nhưng khác ở chỗ diễn ra ở cuối phiên, và cũng chỉ thích hợp khi muốn mua/bán bằng mọi giá.
Lệnh ATC sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để có thể xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.
Lệnh MP (Market Price)
Lệnh MP là lệnh mua chứng khoán với giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán với giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh MP chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục, có thể mua/bán được ngay với mức giá đang khớp ở thời điểm đó.
Chỉ nên dùng lệnh MP khi thấy giá cổ phiếu có dấu hiệu sắp tăng mạnh (khi muốn mua) hoặc giảm mạnh (khi muốn bán).
Lệnh điều kiện
Lệnh điều kiện là lệnh giới hạn được duy trì trong thời gian chờ lệnh khớp hoặc khách hàng đặt lệnh mà chưa được khớp thì hết thời gian. Hiệu lực duy trì lệnh giới hạn được tính vào ngày giao dịch và được tự động đưa lên sàn khi:
- Lệnh được khớp phần nào đó và phần còn lại tiếp tục còn hiệu lực.
- Đáp ứng đủ các điều kiện về sức mua, khối lượng.
- Giá cổ phiếu nằm trong khoảng trần và sàn trong ngày.
Lệnh PLO
Lệnh PLO (Post Limit Order), chỉ được dùng cho sàn HXN, được hiểu là lệnh giới hạn mua bán chứng khoán sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
Trong phiên giao dịch, sau khi lệnh PLO được nhập vào hệ thống thì sẽ được khớp ngay sau đó nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn trên hệ thống với giá giao dịch là giá đóng cửa.
Lệnh PLO không được phép sửa hay hủy và sẽ không được nhập vào hệ thống nếu không xác định được giá khớp lệnh trong phiên khớp lệnh liên tục hay phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
Các nguyên tắc khớp lệnh chứng khoán
Tại mỗi phiên giao dịch, giá giao dịch của từng loại cổ phiếu sẽ được được hình thành sau khi khớp lệnh được nhập vào hệ thống theo thứ tự ưu tiên lần lượt các nguyên tắc sau:
- Ưu tiên giá: Lệnh BÁN với giá thấp hơn và lệnh MUA với giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên thời gian: Nếu lệnh mua và lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh được nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên khối lượng: Nếu cả thời gian và giá đều giống nhau, đơn hàng có khối lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Cách xác định giá khớp lệnh: là giá mà có khối lượng giao dịch lớn nhất có thể được thực hiện. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất, hãy chọn giá gần với giá tham chiếu. Trong trường hợp vẫn còn nhiều giá thỏa mãn hai quy tắc trên thì giá cao nhất sẽ được chọn.
Lưu ý:
-
Nhà đầu tư cần phải phải tập trung theo dõi thị trường và theo dõi mức giá đặt lệnh, khi đã đặt lệnh thì phải hết sức lưu ý rằng, nếu muốn mua ở mức giá nào thì hãy đặt ở mức giá đó, đừng cố tình đặt giá trần.
-
Hết sức cảnh giác đối với lệnh MP, mặc dù tính ưu việt của nó là tạo khả năng giao dịch thành công rất cao, nhưng nhược điểm chính là nó có thể khớp tại giá mà bạn không mong muốn. Ví dụ bạn đặt lệnh mua thì nó sẽ ưu tiên khớp cho bạn giá 1, nếu không đủ khối lượng sẽ khớp tiếp giá 2, giá 3… cho tới khi đủ.
-
Lệnh ATO và ATC chỉ thể hiện rằng bạn muốn mua với bất cứ giá nào, còn thị trường sẽ khớp ở mức giá mà khối lượng cung cầu gặp nhau là lớn nhất, nên bạn cũng chỉ phải mua hoặc bán ở giá khớp mà thôi.
-
Thực tế có rất nhiều lệnh mua bán cho một mức giá, vè phần dư ra sẽ bị rớt lại không được khớp, đồng nghĩa với không giao dịch được. Nguyên nhân là do người mua đặt lệnh sau cùng, nên theo quy tắc ưu tiên về mặt thời gian sẽ không được khớp.
Trên đây là những giải đáp của chúng mình về khớp lệnh là gì, nguyên tắc khớp lệnh và cách xác định giá khớp lệnh chứng khoán. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có quyết định đầu tư đúng đắn, đạt được lợi nhuận cao nhất.