Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có hợp pháp không được là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người dân đặc biệt là vùng nông thôn. Vậy giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán đất viết bằng giấy tay có hiệu lực không, cần lưu ý gì khi lập hợp đồng, câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết này.
Nội dung
- 1 Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay
- 1.1 Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 1.2 Tại sao có hợp đồng mua bán đất viết bằng tay?
- 1.3 Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có hợp pháp?
- 1.4 Nội dung cần có trong giấy đặt cọc tiền mua đất viết tay
- 1.5 Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán đất xử phạt thế nào?
- 1.6 Những lưu ý khi lập hợp đồng mua bán nhà đất tránh tranh chấp
Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước khi lập bản hợp đồng mua bán nhà đất viết tay, bên nhượng quyền sở hữu đất cần phải nắm rõ được điều kiện mua bán nhà đất theo đúng Bộ Luật đai của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành.
Tại điều số 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 186 và trường hợp con nhận kế thừa từ bố mẹ và ông bà theo khoản 1 điều 168 của Luật này.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo đúng pháp luật khi thi hành án.
- Đất không có bất kỳ tranh chấp nào.
Ngoài ba điều kiện chính trên, người chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên mua cần có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký đất đai và có hiệu lực thi hành kể từ ngày đăng ký vào sổ địa chính.
Đây là những điều kiện cần thiết trong thủ tục hành chính, đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất viết tay hợp pháp và được công nhận.
Tại sao có hợp đồng mua bán đất viết bằng tay?
Việc xuất hiện hợp đồng mua bán đất viết tay không phải là điều hiếm gặp hiện nay. Bản hợp đồng này cũng trở nên phổ biến hơn với nguyên nhân chủ yếu sau:
- Hai bên mua bán đất có sự tin tưởng khi ký kết hợp đồng. Nhiều người dân chưa coi trọng hình thức văn bản pháp lý khi giao kết và rất nhiều nguyên nhân mua bán đất xảy ra khác.
- Người dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi, chưa có kiến thức hiểu biết sâu về Pháp luật vì thế nên khi giao dịch mua bán đất vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
- Do xem nhẹ rủi ro, những bất cập trong quá trình giao dịch có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng mua bán đất viết tay.
Sự đơn giản trong hình thức giao dịch cũng như việc chưa hiểu rõ quy định pháp luật nên hợp đồng mua bán đất viết tay vẫn xuất hiện nhiều kéo theo đó là hàng loạt những tranh chấp về đất đai cũng như các vụ án liên quan.
Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có hợp pháp?
Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị không? Theo quy định hiện hành của Bộ Luật Đất đai tại điều 119 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hình thức giao dịch mua bán đất thể hiện bằng lời nói văn bản cụ thể hoặc hành vi cụ thể. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán nhà đất viết giấy tay hoàn toàn hợp lệ và có hiệu lực trước pháp luật.
Trong khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định, điều kiện có hiệu lực thực thi về hình thức thì vô hiệu trừ các trường hợp:
- Bên mua đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch mua bán thì hợp đồng có hiệu lực trước pháp luật và không cần chứng thực nữa.
- Nếu giao dịch dân sự đã được xác lập cụ thể bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực giấy tờ mà một bên hoặc cả 2 bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ giao dịch mua bán thì theo yêu cầu của một bên hoặc yêu cầu của cả hai bên, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công dân hiệu lực của giao dịch đó. Trường hợp này các bên không phải thực hiện việc công chứng giấy tờ và các điều kiện giấy tờ pháp lý chứng thực.
Nội dung cần có trong giấy đặt cọc tiền mua đất viết tay
Để đảm bảo tính pháp lý cũng như giảm thiểu tranh chấp có thể xảy ra sau khi ký kết hợp đồng mua bán nhà đất viết tay, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần căn cứ điều luật của pháp luật để lập hợp đồng đặt cọc mua bán.
Tại điều 328 và điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự, trong đó các bên thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ khi đặt cọc.
Đây là hợp đồng dân sự nên bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng với điều kiện nội dung đó không trái luật đạo đức xã hội. Trong hợp đồng đặt cọc gồm các nội dung sau:
– Đối tượng của hợp đồng (thông tin về quyền sử dụng đất, nhà ở).
– Thời hạn đặt cọc.
– Giá chuyển nhượng (mặc dù chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng các bên thường thỏa thuận giá chuyển nhượng nhà đất để tránh biến động).
– Mức đặt cọc.
– Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc.
– Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp.
– Cam kết của các bên (cam kết về tình trạng pháp lý của nhà đất như đất có giấy chứng nhận, không thế chấp, còn thời hạn sử dụng,…).
– Điều khoản thi hành.
– Ký và ghi rõ họ tên các bên ( Trường hợp có bên thứ 3 làm chứng cũng ký tên vào).
Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán đất xử phạt thế nào?
Trường hợp vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay do một trong hai bên không thực hiện đúng như thỏa thuận của hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015:“ Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Với quy định đó thì mức phạt khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Những lưu ý khi lập hợp đồng mua bán nhà đất tránh tranh chấp
Nêu rõ khoản phạt cọc khi xảy ra tranh chấp
Việc vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, khi lập hợp đồng mua bán nhà đất viết tay cần quy định rõ ràng mức phạt, số tiền phạt cũng như quy ước của hai bên mong muốn. Điều này đảm bảo quyền lợi chính đáng về sau của cả hai bên.
Hợp đồng mua bán nhà đất có cần công chứng?
Theo quy định của Pháp luật, hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng vẫn được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro xảy ra, hai bên nên thống thất việc công chứng một bộ hợp đồng quy chuẩn bao gồm:
- Hợp đồng đặt cọc mua đất.
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Giấy tờ tùy thân người công chứng( bản sao công chứng của UBND).
Sau khi nộp hồ sơ tại địa điểm công chứng, trong hai ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được các tài liệu đã công chứng như mong muốn.
Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có người làm chứng
Việc lần đầu lập hợp đồng mua bán nhà đất có thể soạn thảo nội dung thiếu sót sẽ gây tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai trong quá trình thực thi hợp đồng.
Bạn nên nhờ một người hiểu biết về pháp luật làm chứng khi ký kết hợp đồng, người làm chứng phải là người không có mối quan hệ huyết thống, họ hàng thân quen với hai bên.
Khi làm hợp đồng, người làm chứng cần ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày sinh, CMND hoặc thẻ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú và chữ ký của người làm chứng.
Hợp đồng mua bán nhà đất viết giấy khi có người làm chứng sẽ minh bạch, khách quan, tránh được rủi ro cho các bên.
Như vậy, việc lập hợp đồng mua bán nhà đất viết tay vẫn được pháp luật công nhận về mặt cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cũng như tranh chấp sau khi ký kết hợp đồng, thì bạn cần tìm hiểu rõ về luật đất đai cũng như chuẩn bị thủ tục cần thiết trước khi ký kết sang nhượng đất.