Trong phân tích kỹ thuật, Breakout là tín hiệu vô cùng quan trọng, để giúp các nhà đầu tư có thể cắt lỗ, gồng lời một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhiều người vẫn còn ngỡ ngàng với khái niệm Breakout là gì, cách xác định Breakout, thế nào để không mắc phải Breakout giả? Nếu bạn quan tâm, hãy cùng theo dõi hết bài viết này nhé.
Nội dung
Breakout là gì?
Trước khi tìm hiểu breakout là gì, bạn cần phải hiểu được ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
Đại loại, kháng cự/hỗ trợ là vùng cản giá, nơi có lực mua và lực bán tiềm ẩn. Nếu giá chạm đến vùng kháng cự, sẽ quay đầu giảm, hoặc nếu giá chạm đến vùng hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều đi lên.
Tuy nhiên, sẽ có một lúc nào đó, giá sẽ vượt qua kháng cự/hỗ trợ để hình thành một xu hướng mới. Lúc này người ta gọi đó breakout – có nghĩa là giá đã “đột phá” ra khỏi “vùng an toàn” của nó.
Vậy breakout là gì?
Breakout là hiện tượng khi giá tăng mạnh và phá vỡ ngưỡng kháng cự, hoặc là giảm mạnh và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.
Ví dụ như hình bên dưới, breakout trong xu hướng giảm:
Chiến thuật giao dịch Breakout trên lý thuyết, sách vở bạn thường thấy sẽ như sau:
-
Khi giá tăng và phá vỡ đường kháng cự, theo quán tính nó sẽ tiếp tục tăng. Bạn có thể vào lệnh ngay lúc này.
-
Khi giá giảm và phá vỡ đường hỗ trợ, theo quán tính nó sẽ tiếp tục giảm. Bạn có thể để bán cắt lỗ, hoặc thực hiện lệnh SHORT (bán khống).
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy, sẽ có trường hợp ví dụ như:
1. Bạn thấy giá phá vỡ đường kháng cự, và xuất hiện một vài mô hình nến tăng giá.
2. Bạn quyết định vào lệnh mua vì đoán rằng thị trường sẽ tăng giá.
3. Đến phiên hôm sau, giá bắt đầu quay 180 độ và lại giảm xuống.
Lúc này, bạn đã mua với mức giá cao, và chuẩn bị đón “thua lỗ”. Thật không dễ chịu chút nào. Trường hợp này người ta gọi là False Breakout. (Beakout giả, hoặc phá vỡ giả).
Vậy làm thế nào để tránh nó? Hãy đọc tiếp phần bên dưới.
Breakout giả là gì?
Cách xác định Breakout không hề đơn giản như lý thuyết. Bởi biến động giá trên thị trường cũng có thể tạo ra các điểm Breakout giả, khiến các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm lao vào và bị thua lỗ. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu Breakout thật, giả vô cùng quan trọng.
Breakout giả là gì? Là hiện tượng biến động giá phá vỡ điểm hỗ trợ hoặc kháng cự, tuy nhiên không đi theo xu hướng phá vỡ, mà lại quay ngược trở lại. Nếu bạn tạo vị thế ngay điểm Breakout rất dễ bị đu đỉnh hoặc đu đáy.
Giao dịch với tín hiệu breakout rất thú vị và hiệu quả. Tuy nhiên, khi bạn thấy tín hiệu có vẻ như đó là “breakout”, bạn vội vàng vào lệnh ngay, thì đó là điều rất tồi tệ, bởi rất dễ gặp phải breakout giả.
Bởi trong ngắn hạn, lực mua đã cạn kiệt và không còn “động lực” để đẩy giá lên cao.
Tại sao lại như vậy?
- Vì lúc đó, dòng tiền bắt đầu có lãi do giá tăng lên, vì thế một số người đã chốt lời.
- Một số trader khác lại đoán rằng thị trường sẽ đảo chiều vì chạm kháng cự, nên vào lệnh SHORT.
Với 2 lý do đó sẽ khiến áp lực bán lớn dần lên, và rồi thị trường dần dần đảo ngược.
Còn những ai vừa vào lệnh tại thời điểm “breakout”, sẽ như ngồi trên đống lửa khi thị trường rực đỏ. Và rồi sau đó một số người trong số họ sẽ vội vàng cắt lỗ.
=> Kết quả: Áp lực bán gia tăng khiến thị trường đảo chiều giảm. Và tín hiệu breakout sẽ trở thành breakout giả.
Cách giao dịch với Breakout tránh sai lầm
Bây giờ, bạn có thể tự hỏi:
“Vậy nên giao dịch với breakout như thế nào để tránh gặp breakout giả?”
Chúng mình có mấy mẹo cho bạn có thể xác định breakout chính xác, tránh được những sai lầm không đáng có.
Tìm tín hiệu “tích lũy” trước breakout
Cách tốt nhất khi bạn muốn giao dịch breakout chính là: tìm tín hiệu tích lũy.
Giai đoạn tích lũy chính là một khoảng thời gian, giá biến động rất ít ở quanh một vùng giá (gần kháng cự/hỗ trợ), và bạn có thể thấy nó xuất hiện các cây nến với thân rất nhỏ.
Giống như hình bên dưới:
Tại sao lại phải tìm tín hiệu “tích lũy?
Hãy tưởng tượng, giá đang ở vùng kháng cự – khu vực mà giá có thể giảm xuống thấp hơn.
Nhưng rồi giá không giảm, mà lại tích lũy quanh khu vực đó.
⇒ Điều đó cho thấy rằng: không có áp lực bán tại vùng giá đó. Hoặc, có lực bán, nhưng lực mua ở mức giá gần vùng hỗ trợ đó vẫn mạnh mẽ, khiến giá không thể giảm được.
Bạn đã hiểu vấn đề chưa, dù là trường trường hợp nào thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, tỷ lệ giá bị đẩy xuống khi chạm kháng cự là rất rất thấp.
Ví dụ như hình bên dưới:
Và khi giá bắt đầu breakout, phá vỡ mức kháng cự sau 1 khoảng thời gian tích lũy:
-
Các trader khác bắt được tín hiệu đột phá, sẽ nhảy vào thị trường và đặt lệnh mua. ⇒ Điều này sẽ làm lực mua lớn hơn bao giờ hết, dẫn đến thị trường có khẳng năng bứt phá lên một mức giá cao hơn.
*** Điều tương tự sẽ xảy ra, nếu giá tích lũy một thời gian ở gần hỗ trợ, thì tỷ lệ giá breakout và giảm mạnh sẽ rất lớn. ***
Tìm mô hình tam giác tăng dần ở gần kháng cự
Ở phần trên, bạn đã biết được một điều cốt lõi trong chiến lược giao dịch với Breakout, đó là: tìm dấu hiệu tích lũy trước khi giá đột phá khỏi kháng cự/hỗ trợ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng xuất hiện dấu hiệu tích lũy, nhưng bạn có thể thay bằng một số dấu hiệu khác.
Ví dụ: Khi giá chạm kháng cự và quay đầu đảo chiều, nhưng biên độ đảo chiều của nó ít dần, và giá càng ngày càng gần kháng cự hơn.
Cụ thể, xuất hiện mô hình tam giác tăng dần (Ascending Triangle) như hình bên dưới:
Lúc này, nó sẽ cho bạn biết:
- Áp lực bán đang ngày càng ít dần.
- Áp lực mua mạnh hơn, dẫn tới đẩy giá cao dần lên.
⇒ Tỷ lệ giá có thể đột phá – breakout lên mức cao hơn là rất lớn. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh MUA.
Tìm mô hình tam giác giảm ở gần hỗ trợ
Trong chiến lược giao dịch breakout này, nó là nghịch đảo của phần mình đã nói ở trên, áp dụng trong trường hợp giá breakout khỏi vùng hỗ trợ.
Nếu bạn muốn vào lệnh SHORT, hãy tìm mô hình tam giác giảm (Descending Triangle).
Khi nhìn thấy mô hình này ở gần vùng hỗ trợ, nó có nghĩa:
- Lực bán đang mạnh dần, lực mua đang dần ít đi.
- Có nhiều lệnh dừng lỗ được đặt ở bên dưới vùng hỗ trợ.
⇒ Tỷ lệ giá breakout xuống mức thấp vô cùng lớn. Lúc này, bạn nên bán Cắt Lỗ, hoặc vào lệnh SHORT.
Cách xác định Breakout mạnh xảy ra
Ở mục trên là hướng dẫn bạn cách giao dịch khi thấy tín hiệu Breakout thông thường.
Nhưng bạn có muốn tìm một tín hiệu Breakout thật mạnh mẽ (tức là giá sẽ tăng rất mạnh), để bạn có thể bỏ nhiều tiền vào đầu tư nhằm tối đa lợi nhuận?
Có một cách dành cho bạn.
Bạn cần nhớ: Thị trường luôn thay đổi, và nó thường di chuyển từ trạng thái sideway (đi ngang) sang một xu hướng tăng hoặc giảm (và ngược lại).
Quan trọng nhất ở đây:
Sideway càng lâu, Breakout sẽ càng mạnh.
Bởi vì, khi thị trường đi ngang một thời gian dài, thì:
- Các trader đang đợi giá tăng, sẽ canh mua ở mức giá phía trên kháng cự, làm tăng áp lực MUA nếu giá breakout ra khỏi vùng này.
⇒ Sideway càng lâu, sẽ càng có nhiều lệnh canh mua trên kháng cự. Vì vậy, khi thị trường bùng phát và chỉ cần giá breakout, phá được cản ở kháng cự, thì những lệnh MUA sẽ liên tiếp kích hoạt ⇒ Giá đột phá tăng mạnh.
- Tương tự, nếu giá breakout xuống dưới hỗ trợ sau khoảng thời gian dài sideway ở vùng này, thì coi như “thủng đáy”, nhiều lệnh Stop Loss sẽ được kích hoạt, làm giá càng giảm mạnh hơn nữa.
Cho nên, nếu bạn đang muốn tìm một đợt breakout bùng nổ để “tất tay”, thì hãy chú ý khi thị trường đi ngang trong một thời gian dài.
Tóm lại – lưu ý khi giao dịch với Breakout
Xác định chính xác được Breakout sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích. Tuy nhiên để đảm bảo bạn có thể giao dịch suôn sẻ, thì hãy ghi nhớ một số lưu ý và những điều chính sau:
-
Đừng MUA khi thấy breakout xuất hiện sau một đà tăng giá mạnh bởi vì đó là lúc thị trường sắp đảo chiều.
-
Ưu tiên tìm những tín hiệu giá tích lũy, hoặc mô hình tam giá tăng dần/giảm dần, trước khi giá breakout.
-
Nếu thị trường đi ngang một thời gian càng dài, thì breakout sau đó sẽ càng mạnh.
-
Xác định Breakout, phải căn cứ vào giá đóng cửa. Xét thân nến, nếu khoảng >50% thân nến Breakout nằm trên đường kháng cự hoặc hỗ trợ, thì được xem là dấu hiệu. Ngược lại, nếu thân nến Breakout không quá 50%, thì là dấu hiệu chưa rõ ràng, bạn nên đừng ngoài thị trường theo dõi thêm.
-
Dựa vào tính thanh khoản: Trong xu hướng tăng, nếu biến động giá Breakout, kèm theo tính thanh khoản lớn thì tỷ lệ Breakout càng chính xác. Tuy nhiên, trong trường hợp xu hướng giảm, tính thanh khoản không quá quan trọng đâu nhé.
-
Kết hợp với chỉ số MACD: Khi xu hướng giá Breakout tăng, tín hiệu phân kỳ thường sẽ là con số dương. Ngược lại, trong xu hướng giảm, Breakout xuống dưới ngưỡng hộ trợ, thì tín hiệu phân kỳ thường là số âm.
-
Kết hợp với cả những thông tin thị trường, kinh tế xung quanh, vì chỉ cần một thông tin có tầm ảnh hưởng, cũng có thể khiến giá biến động, tăng vọt hoặc sụt giảm khỏi vùng giá cũ.
Trên đây là thông tin chia sẻ về thuật ngữ Breakout là gì cùng với chiến lược giao dịch với Breakout hiệu quả, để từ đó giúp bạn mở được những giao dịch an toàn, thuận lợi hơn. Nếu còn gì thắc mắc, đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết nhé. Chúc các bạn thành công!