Nổi tiếng nhất và cũng nhiều tranh cãi nhất – đó chính là Justin Sun. Justin Sun – người sáng lập blockchain TRON, đang là cái tên “nóng” trong giới tiền điện tử sau khi Sun chính là người đứng đằng sau việc mua lại sàn giao dịch tiền điện tử Huobi. Nhưng đây không phải lần đầu tiên founder trẻ tuổi của TRON “nổi như cồn” trên mạng xã hội. Bởi trong suốt hành trình, Justin Sun vẫn luôn nổi tiếng với những hành vi gây tranh cãi trên Twitter và trong không gian crypto.
Nhưng cụ thể Justin Sun là ai? Xuất thân ra sao? Tại sao lại gây tranh cãi nhiều như vậy? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết về Justin Sun – cái tên gắn liền với “tai tiếng” ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Thông tin chính:
- Justin Sun sinh năm 1990, là người Trung Quốc và là một người rất nổi tiếng trong giới crypto.
- Justin Sun là người sáng lập TRON, đồng thời cũng là chủ của Bittorrent, cùng 2 sàn giao dịch tiền điện tử là Poloniex và Huobi.
- Justin Sun có mối quan hệ thân thiết với Jackma, nên nhiều người ví Sun là “tiểu Jackma”.
- Justin Sun là người luôn gây tranh cãi trong thế giới tiền điện tử với nhiều scandal: đạo văn, thách thức Ethereum, hủy bữa trưa với Warren Buffett…, cùng nhiều phát ngôn tranh cãi khác trên mạng xã hội.
- Mặc dù gây nhiều tranh cãi, nhưng Justin Sun và TRON hiện đang rất thành công. Justin Sun được ví như một “thiên tài bất hảo”, hành động thách thức và không hề sợ hãi trước bất cứ điều gì.
Nội dung
- 1 Justin Sun là ai – Tại sao luôn gây tranh cãi?
- 1.1 Justin Sun là ai?
- 1.2 Justin Sun – Đứa trẻ thiếu tình thương đến kẻ khao khát thành công
- 1.3 “Chạy trốn” khỏi Trung Quốc khi vừa ICO thành công TRON
- 1.4 Whitepaper của TRON bị cáo buộc đạo văn
- 1.5 Justin Sun luôn “thách thức” Ethereum
- 1.6 Lùm xùm việc tặng xe Tesla cho người may mắn
- 1.7 Nói dối về việc Liverpool FC chính thức hợp tác với Tron
- 1.8 Thương vụ mua lại Bittorent đình đám của Justin Sun
- 1.9 Cuộc hẹn ăn trưa của Justin Sun với Warren Buffett
Justin Sun là ai – Tại sao luôn gây tranh cãi?
Justin Sun là ai?
Justin Sun là một một nhân vật nổi tiếng trong giới crypto. Justin sinh năm 1990, là một người Trung Quốc, và bắt đầu trở nên nổi tiếng khi ra mắt blockchain Tron (TRX) vào năm 2017, sau khi đã huy động được 63 triệu đô tiền ICO. Ngoài ra, Justin Sun hiện cũng đã mua lại Bittorrent và trở thành giám đốc điều hành của nền tảng này, cũng như đang là chủ của 2 sàn giao dịch nổi tiếng là Poloniex và Huobi.
Năm 26 tuổi, Justin Sun được giám đốc điều hành Alibaba là Jackma mời theo Đại học Hupan của ông. Justin đã học được những bài học từ chính Jack Ma và cả hai đã trở thành bạn tốt của nhau. Có nhiều tin đồn rằng khi Justin Sun gặp rắc rối với chính phủ Trung Quốc, Jack Ma đã sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp Sun thoát khỏi rắc rối. Justin đã đền đáp xứng đáng cho người cố vấn của mình bằng cách quyên góp khoảng 1,2 triệu euro cho Đại học Hupan vào tháng 4 năm 2019.
Justin Sun được mệnh danh là Tiểu Jack Ma khi nhiều lần được lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí Forbes cho chuyên mục “30 Under 30 – Asia – Consumer Technology”.
Justin Sun – Đứa trẻ thiếu tình thương đến kẻ khao khát thành công
– Justin Sun sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Thanh Hải và lớn lên ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Mẹ anh là phóng viên báo địa phương, còn cha anh làm việc trong phòng quy hoạch thành phố. Cha mẹ Justin ly hôn khi anh mới 8 tuổi, và mẹ anh ấy sang Ý và tái hôn. Ngay sau đó, Justin được xếp vào học tại trường nội trú. Trong thời gian này, Sun trở nên xa cách với gia đình, coi sự cô đơn và thiếu tình thương từ cha mẹ là động lực để đạt đến thành công.
– Justin Sun tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh với bằng Cử nhân Lịch sử vào năm 2011. Trong thời gian theo học, Sun từng lãnh đạo một nhóm những người theo chủ nghĩa tự do ngầm và chỉ trích sự lãnh đạo của nhà trường và sinh viên.
– Justin tham gia đầu tu Bitcoin từ rất sớm, từ những năm 2010 – 2012 và anh ấy còn dùng học phí đại học để mua Bitcoin đầu tư.
– Justin Sun lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Pennsylvania (UPenn) năm 2013, một ngành học chuuyên về Kinh tế Chính trị, chuyên về Nghiên cứu Đông Á. Từ thời đi học, Justin đã nổi tiếng là một kẻ chuyên gây rắc rối trong trường, ví dụ như cố ý trả lời các bài kiểm tra tiếng Anh bằng tiếng Trung. Tại UPenn, anh đã khởi xướng một tạp chí trực tuyến có tên là “New Youth”. Tạp chí này bị “tố” là đạo văn nhưng Justin đã kịch liệt phủ nhận này.
– Sau khi tốt nghiệp vào năm 2013, công việc đầu tiên của Justin Sun là làm cho Ripple Labs tại Thung lũng Silicon, sau đó anh trở thành người đứng đầu Ripple tại Trung Quốc. Chính dự án này là nơi giúp Justin tiếp cận sự phi tập trung và thế giới công nghệ.
– Khi ở Trung Quốc vào năm 2014, Justin ra mắt Peiwo (Callme), ứng dụng trò chuyện trực tuyến bằng giọng nói lớn nhất nước – thành công ghép đôi hơn 4 tỷ cuộc trò chuyện. Ứng dụng này của Justin (cùng với những app tương tự khác) sau đó đã bị cấm ở Trung Quốc vì thúc đẩy tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa.
– Đến năm 2015, đích thân Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã chọn Justin là một trong ba mươi sinh viên đầu tiên của Đại học Hupan – một trường kinh doanh ở Trung Quốc do ông thành lập. Justin là sinh viên duy nhất thuộc thế hệ “millennials” (những người sinh từ 1981-1996) tốt nghiệp trường này vào năm 2018. “Ông trùm” Alibaba cũng từng là một nhân vật gây tranh cãi ở Trung Quốc trong, và có vẻ Justin Sun cũng đang đi theo con đường của người đàn ông này.
– Đến năm 2017, Justin Sun chính thức dấn sâu vào thế giới tiền điện tử khi chính thức ra mắt dự án của riêng mình, đó chính là blockchain TRON vô cùng nổi tiếng ngày này.
Ba năm sau khi xây dựng Peiwo, Justin dấn sâu hơn vào thế giới tiền điện tử.
“Chạy trốn” khỏi Trung Quốc khi vừa ICO thành công TRON
Đó là tháng 9 năm 2017, đỉnh cao ban đầu của cơn sốt tiền điện tử và Sun có mọi lý do để lo lắng sau ICO đầu tiên của mình. Vấn đề Sun lo lắng không phải việc sẽ thất bại với dự án này, bởi công ty của anh ấy đã nhanh chóng bán hết TRX với giá 70 triệu đô la. Điều mà Justin lo lắng nhất chính là chính phủ Trung Quốc, đã cấm hoàn toàn ICO vài ngày trước đó và coi nó là bất hợp pháp.
Lệnh cấm ICO của chính phủ Trung Quốc là lý do tại sao, một tuần sau, Sun bay đến Incheon (Hàn Quốc). Nhiều người nói rằng Justin Sun là một kẻ chạy trốn khỏi pháp luật của quốc gia. Mặc dù điều này vẫn là tin đồn. Nhưng lý do cho sự trốn thoát của anh ấy rất đơn giản: anh ấy có thể đã biết lệnh cấm ICO sắp đến và vẫn làm theo. Sun đã nhanh chóng hoàn thành việc bán token TRX một ngày trước khi lệnh cấm được công bố. Sun đã được Changpeng “CZ” người sáng lập và Giám đốc điều hành của Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, mách nước.
“Họ đã ở trong đó cùng nhau,” một nguồn tin mật tiết lộ.
CZ bị cáo buộc là đã biết về lệnh cấm sắp xảy ra của chính phủ từ các mối quan hệ của chính mình. Nhưng tại một số thời điểm sau lệnh cấm ICO, CZ đã nói rõ mối quan hệ của anh ấy với Justin Sun không phải là mối quan hệ cá nhân, anh nói: “Chúng tôi chỉ nói chuyện kinh doanh và không thực sự ‘đi chơi’ theo bất kỳ cách nào.” Nhưng gần đây nhất là vào năm 2019, Zhao và Sun đã đi nghỉ cùng nhau trên bờ hồ Geneva. Trên mạng xã hội, họ tạo ấn tượng rằng đó là một chuyến công tác.
Từ Seoul, Justin Sun bắt đầu di chuyển đến San Francisco, hoàn thành cuộc chạy trốn đầu tiên của anh ta. Sun đã sớm biết rằng trong thế giới tiền điện tử, có thể kiếm được hàng đống tiền một cách dễ dàng, miễn là bạn sẵn sàng thoát ra trước khi nó đuổi kịp bạn.
Whitepaper của TRON bị cáo buộc đạo văn
Vào tháng 1 năm 2018, các nhà phát triển của Tron đã bị buộc tội đạo văn, vì nhiều phần trong whitepaper của Tron trông gần giống với tài liệu kỹ thuật của IPFS và Filecoin. IPFS (InterPlanetary File System), là một giao thức siêu phương tiện ngang hàng cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu theo cách phân tán qua internet.
Juan Benet, CEO của Protocol Labs – tổ chức phát triển IPFS đã chia sẻ qua Twitter, cho biết whitepaper của Tron đã không trích dẫn chính xác các tài liệu tham khảo và tài liệu đó “hầu hết được sao chép” từ các dự án khác.
Wow! Absurd! TRON's "paper" is mostly copied from other projects, or is super basic p2p passed off as original. Zero references.
Archived that PDF in IPFS, in case they take it down: https://t.co/jv7EuSYenL pic.twitter.com/GbiL7MUrnc
— Juan Benet (@juanbenet) January 7, 2018
Mặc dù whitepaper của Tron không được sao chép từng chữ, nhưng nội dung, từ vựng và cấu trúc tổng thể thực tế trông khá giống với các tài liệu của IPFS. Rõ ràng, đã Tron mượn mà không ghi nguồn.
Để đáp lại những thắc mắc của mọi người, Justin cho biết: “Phiên bản gốc của whitepaper TRON được viết bằng tiếng Trung Quốc, và chúng tôi có một danh sách tài liệu tham khảo rát chi tiết trong phiên bản này. Còn các phiên bản khác như tiếng Anh, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha là do cộng tác viên dịch lại, họ bỏ qua nhiều chi tiết, trong đó có cả mục tài liệu tham khảo“.
Justin Sun luôn “thách thức” Ethereum
Vào tháng 4 năm 2018, một tháng trước khi phát hành mạng chính của Tron, Sun đã tuyên bố rằng mạng Tron sẽ tốt hơn nhiều so với Ethereum.
Buterin đã trả lời một cách mỉa mai bằng cách nói rằng Tron đã cải thiện khả năng viết whitepaper của anh ta trước đi, thay vì thích sử dụng Ctrl+C + Ctrl+V”, như vậy sẽ hiệu quả hơn đấy.
8. Better white paper writing capability (Ctrl+C + Ctrl+V much higher efficiency than keyboard typing new content)
— vitalik.eth (@VitalikButerin) April 6, 2018
Hoặc ví dụ, trong một buổi phỏng vấn với Laura Shin, Vitalik Buterin nói rằng anh ấy sẽ không phiền nếu một blockchain nào đó vượt qua Ethereum, nhưng nếu đó là TRON, thì nhân loại này không còn hy vọng gì nữa.
Thế nên vào cuối 3/2019, Sun đã hứa với những người theo dõi trên Twitter của mình rằng anh ấy sẽ xây dựng một tượng đài để vinh danh Ethereum (ngầm chỉ Tron sẽ đánh bại Ethereum, và Ethereum sẽ chết).
When #TRON succeed, we will build a monument in memory of #ethereum! @VitalikButerin will be remembered for his tremendous contribution in #blockchain industry! #TRX #BTT https://t.co/ig3Yg50NND
— H.E. Justin Sun 孙宇晨 (@justinsuntron) March 24, 2019
Lùm xùm việc tặng xe Tesla cho người may mắn
Tháng 3 năm 2019, Justin Sun rất hào hứng cho dịp kỷ niệm thành công của BitTorrent, nên anh ấy hứa sẽ tiến hành một đợt airdrop trị giá 20 triệu đô la để thưởng cho những người ủng hộ trung thành của anh ấy. Sun cũng cam kết tặng một chiếc Tesla cho người chiến thắng được chọn ngẫu nhiên.
To celebrate #BTT & #USDT–#TRON success, I am planning a $20m free cash airdrop. Good news-it's coming, bad news-I may decide to give away more! First, I will randomly pick 1 winner for a #Tesla up until 3/27! To apply, follow me and RT this tweet! Simple! #Blockchain pic.twitter.com/wFyzwtB3ur
— H.E. Justin Sun 孙宇晨 (@justinsuntron) March 12, 2019
20 triệu đô la là một số tiền khổng lồ. Nhưng thực sự Sun đã kiếm được nhiều hơn thế thông qua một số giao dịch kinh doanh béo bở. Vào tháng 1 năm 2019, việc bán token BitTorrent đã được tiến hành thông qua Binance Launchpad. Nó đã giúp Justin Sun thu về hơn 7,2 triệu đô la và kết thúc trong vòng 15 phút – kỷ lục ở thời điểm đó.
Trong khi phần lớn việc bán token BTT diễn ra suôn sẻ, thì nhóm Tron dường như gặp vấn đề khi cố gắng chọn người chiến thắng cho quà tặng Tesla. Đại diện của Tron đã sử dụng một “công cụ ngẫu nhiên” để chọn người chiến thắng đầu tiên. Tuy nhiên, mọi người đặt câu hỏi về tính trung thực của quy trình và yêu cầu lựa chọn được livestream. Vì vậy, Justin Sun đã rút lại giải thưởng cho người chiến thắng đầu tiên và tiến hành rút thăm lần thứ hai để xoa dịu những người tham gia tặng quà. Tuy nhiên, điều này đã gây ra sự bất công cho người chiến thắng ban đầu (dù Justin Sun đã trao bù cho người đó giải khuyến khích), nhưng nó vẫn khiến Sun bị trỉ chích trong việc quản lý và tổ chức event.
Nói dối về việc Liverpool FC chính thức hợp tác với Tron
Vào cuối tháng 4 năm 2019, Sun thông báo rằng Tron đã hợp tác với câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Liverpool FC. Anh ấy tuyên bố đó là một quan hệ đối tác “chính thức” và anh ấy sẽ sớm cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tuy nhiên, một đại diện của Liverpool FC cho biết rằng câu lạc bộ bóng đá đã không tham gia bất kỳ quan hệ đối tác nào với Tron. Jesse Powell, Giám đốc điều hành tại sàn giao dịch tiền điện tử Kraken của Mỹ , đã đề cập rằng lời đề nghị hợp tác có thể đến từ một email spam, có thể không đến từ Liverpool FC.
I think we all got spammed with the same sales pitch. I get 100 of these a day. @decryptmedia pic.twitter.com/WK0iHgHpdV
— Jesse Powell (@jespow) April 24, 2019
Nhìn chung, điều này thể hiện rằng Justin Sun quá hấp tấp và luôn muốn quảng bá TRON bằng mọi cách. Và việc này đã khiến Tron bị phản tác dụng, và Justin Sun bị chê cười suốt một thời gian sau đó.
Thương vụ mua lại Bittorent đình đám của Justin Sun
Thành công của Justin Sun cũng một phần nhờ thương vụ mua lại BitTorrent, nền tảng chia sẻ file dữ liệu lớn nhất trên thế giới thời điểm đó, với giá 126 triệu USD. Mục tiêu của Sun là biến 100 triệu khách hàng hoạt động hàng tháng của BitTorrent trở thành người dùng TRX — và kết quả giá của TRX đã “bay tung nóc” sau khi thương vụ mua lại được công bố.
Một năm sau đó, BitTorrent cho ra mắt token riêng (BTT) trên blockchain TRON. Dưới định hướng của Justin, BitTorrent cũng đã phải hứng chịu tranh cãi từ mọi góc độ. Nền tảng này là nỗ lực của Justin để đưa nội dung của web tối (dark web) ra ánh sáng.
Cụ thể BitTorrent đã có một sản phẩm gọi là BT Live – thứ mà Justin muốn trở thành một chiếc hộp Pandora trên internet, bất chấp những mặt xấu và mặt tốt nhất của nó. Rõ ràng, Sun đã có một tầm nhìn lớn về việc xuyên thủng “Vạn lý Tường lửa” của Trung Quốc thông qua bản chất phi tập trung của BitTorrent. Mặc dù vậy, BT Live đã không trở thành hiện thực sau một cuộc đối đầu giữa Justin và những người sáng tạo.
Trong một bài báo dài về Justin được The Verge đăng tải, họ đã thuật lại cuộc gặp gỡ li kì giữa Justin và các giám đốc điều hành cấp cao của BitTorrent ở Bắc Kinh. Justin đứng phía đầu bàn phát biểu và tự gọi mình là “Mao Chủ tịch”. Anh gọi các giám đốc điều hành này là “những vị trướng của mình”, và cùng nhau, họ sẽ tiêu diệt các đối thủ. Khi Justin kết thúc, CEO của BitTorrent đã nói: “Không phải tất cả các tướng của Mao đều bị giết sao?” Và Justin xác nhận: “Đúng, đúng”.
Cuộc hẹn ăn trưa của Justin Sun với Warren Buffett
Đây là một vụ lùm xùm nổi tiếng nhất của Justin Sun. Sun đã trả số tiền kỷ lục 4,57 triệu USD trong một cuộc đấu giá từ thiện để ăn trưa với Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử hiện đại. Trước khi tiết lộ với những người theo dõi trên Twitter của mình rằng anh ấy đã giành được một cuộc hẹn ăn trưa với Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway, Sun đã tạo ra sự hồi hộp bằng cách đưa ra một số gợi ý, nói rằng một điều gì đó “lớn” sắp xảy ra.
Sau đó, ngày 3 tháng 6 năm 2019, người sáng lập Tron đã chính thức thông báo rằng anh sẽ dùng bữa với Warren Buffett và anh ấy sẽ mời các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp blockchain khác đi cùng.
I officially announce I’ve won the record-setting 20th-anniversary charity lunch hosted by @WarrenBuffett. I’ll also invite #blockchain industry leaders to meet with a titan of investment. I hope this benefits everyone. #TRON #TRX #BTT #BitTorrent pic.twitter.com/EMZ4TMhgpR
— H.E. Justin Sun 孙宇晨 (@justinsuntron) June 3, 2019
Nhiều người cho rằng, Justin Sun đang lên kế hoạch giúp Buffett hiểu những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng tiền điện tử trong cuộc họp rất được mong đợi. Nhà đầu tư tỷ phú trước đây gọi tiền điện tử là “bình phương thuốc diệt chuột” và tin rằng chúng không có giá trị nội tại.
Vào ngày 21 tháng 7 năm 2019, Sun đã gửi lời mời qua Twitter tới người sáng lập eToro Yoni Assia để dùng bữa với anh ấy và Buffett. Đáp lại yêu cầu của Sun, Assia xác nhận rằng anh ấy sẽ tham dự bữa trưa quyền lực. Sun cũng đề nghị những người tham gia nổi tiếng khác trong ngành công nghiệp tiền điện tử tham gia cùng mình, bao gồm Giám đốc điều hành Circle Jeremy Allaire, người tạo ra Litecoin là Charlie Lee, và Giám đốc tài chính toàn cầu của Huobi là Chris Lee.
Những nhân vật đáng chú ý khác cũng được mời, bao gồm Changpeng Zhao , Vitalik Buterin và thậm chí cả Tổng thống Donald Trump. Zhao và Buterin đã từ chối tham gia Sun vì nhiều lý do, trong khi Trump thậm chí còn không thừa nhận lời mời.
NHƯNG – chỉ 4 ngày trước bữa ăn trưa, Sun đã đăng một tin nhắn vào ngày 22 tháng 7 trên ứng dụng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, nói rằng anh ấy đang bị biến chứng sức khỏe đột ngột, hiện ở trong bệnh viện để điều trị bệnh sỏi thận và rằng ông sẽ không thể tham dự cuộc họp với Buffett.
Ngay sau khi Sun hủy cuộc họp, một số báo cáo khác đã xuất hiện trên mạng xã hội cáo buộc rằng Tron Foundation và Giám đốc điều hành BitTorrent đã bị buộc tội có liên quan đến rửa tiền và hỗ trợ phân phối nội dung khiêu dâm. Các báo cáo cũng tuyên bố Sun đã bị cấm rời khỏi Trung Quốc đại lục do tham gia vào các hoạt động gây quỹ và đánh bạc bất hợp pháp, nên việc Justin Sun đang ở Trung Quốc chữa bệnh là hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên, những cáo buộc này đã bị Sun phủ nhận và vào ngày 23 tháng 7, nhưng anh ấy lại phát một video trực tiếp từ nơi có vẻ là một tòa nhà cao tầng ở San Francisco. Người đàn ông này dường như đang đùa giỡn với tất cả mọi người và có vẻ rất tự tin về điều đó.
Có thể bạn quan tâm:
- CZ là ai? Tiểu sử & thông tin của Changpeng Zhao – CEO Binance
- Vitalik Buterin là ai? Tiểu sử thế nào, tài sản, IQ bao nhiêu?
Dù yêu hay ghét Justin Sun, không thể phủ nhận rằng anh ấy là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất không gian tiền điện tử. Mặc dù gây ra nhiều tranh cãi vì những hành động PR quảng cáo quá mức, nhưng SUN vẫn có rất nhiều người ủng hộ. Có thể phong cách hành động của anh ấy giống như một “thiên tài bất hảo”, không ai có thể ngăn cản. Chỉ thời gian mới có thể trả lời được rằng, liệu trong tương lai Justin Sun có “kiềm chế” bớt bản thân, và có thể đánh bại được Ethereum, hay đạt được những mục tiêu lớn lao mà anh ấy đặt ra cho Tron hay không. Còn bạn, nếu đã biết Jusin Sun là ai, thì bạn có suy nghĩ sao về nhân vật này?