Chắc hẳn khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn đã từng một lần nghe thấy thuật ngữ “lý thuyết Dow”. Vậy bạn có tò mò muốn biết lý thuyết Dow là gì, có những nguyên lý nào, áp dụng trong giao dịch ra sao không? Hãy cùng gsphong.com đi tìm hiểu chi tiết lý thuyết này ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Lý thuyết Dow là gì?
Nguồn gốc lý thuyết Dow xuất phát từ đâu?
Charles Henry Dow sinh ngày mùng 6/11/1851. Ông là một nhà báo nổi tiếng người Mỹ, và là người đồng sáng lập ra tạp chí The Wall Street Journal (hay nhật báo Phố Wall). Tính đến nay, tạp chí này vẫn là một trong những ấn phẩm tài chính uy tín nhất trên thế giới.
Dow cũng phát minh ra chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jone trong quá trình nghiên cứu các chuyển động của thị trường. – Và hiện nay, chỉ số này cũng là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong việc theo dõi biến động của thị trường chứng khoán Mỹ nói chung.
Sau khi Dow qua đời, thông qua 255 bài viết được đăng trên tạp chí phố Wall của ông, William Peter Hamilton và một vài nhà báo khác đã tổng hợp và đề xuất lý thuyết Dow làm nền tảng cho phân tích kỹ thuật sau này.
Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Bản thân Dow chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ lý thuyết Dow hay tổng hợp, hệ thống lại nó. Chính vì vậy lý thuyết dow không thực sự đầy đủ và cũng có rất nhiều cách diễn giải khác nhau. Nhưng trong bài viết này, chúng mình sẽ tổng hợp lại cho bạn 6 nguyên lý chính của lý thuyết Dow, đủ để bạn nắm ý nghĩa cốt lõi của nó trong đầu tư chứng khoán.
Bao gồm:
- Thứ 1, thị trường phản ánh tất cả mọi thứ.
- Thứ 2, thị trường có 3 sự dịch chuyển chính.
- Thứ 3, xu hướng chính bao gồm 3 giai đoạn.
- Thứ 4, các chỉ số trung bình củng cố lẫn nhau.
- Thứ 5, xu hướng được phát nhận bởi khối lượng.
- Thứ 6, xu hướng sẽ duy trì cho đến khi có tín hiệu kết thúc.
Cùng chúng mình đi vào phân tích chi tiết từng nguyên lý nhé.
Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Lý thuyết Dow cho rằng, giá trên thị trường phản ứng với toàn bộ thông tin hiện có trên thị trường, không cần phải bổ sung và các chỉ số khác như: chỉ số hàng hóa, hoạt động thanh toán bù trừ của ngân hàng, dao động tỷ giá hối đoái, khối lượng giao dịch trong và ngoài nước…
Thị trường sẽ thể hiện tất cả những thông tin này, ngay cả những thứ đơn lẻ như kiến thức của nhà giao dịch, ưu thế của từng nhà đầu tư cũng sẽ được phản ánh vào giá.
=> Nhà đầu tư có thể hoàn toàn có thể bỏ qua những yếu tố khác, chỉ cần tập trung vào giá và sự chuyển động của thị trường.
Thị trường có 3 sự dịch chuyển chính
Theo lý thuyết Dow thì một xu hướng lớn bao giờ cũng gồm 3 cấp độ dịch chuyển từ lớn đến nhỏ đó là:
– Sự dịch chuyển chính: hay còn gọi là xu hướng chính, sẽ kéo dài từ 1 tới vài năm, có thể là xu hướng tăng giá hoặc giảm giá.
– Sự dịch chuyển thứ cấp: là sự điều chỉnh của xu hướng chính, thường kéo dài từ 10 ngày tới 3 tháng. Sự điều chỉnh này có thể kéo dài từ 1/3 tới 2/3 xu hướng trước đó. => Đây là những đợt điều chỉnh trong những xu hướng tăng giá hoặc những đợt phục hồi trong những xu hướng giảm giá.
– Sự điều chỉnh ngắn hạn: là sự dao động của xu hướng thứ cấp sẽ kéo dài từ 1 giờ cho tới vài tháng.
Lưu ý: cả ba xu hướng này có thể diễn ra đồng thời, ví dụ như sự biến động trong ngày của một đợt điều chỉnh giảm trong một xu hướng tăng giá dài hạn.
Xu hướng chính bao gồm 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1 là giai đoạn tích lũy: thể hiện việc mua có hiểu biết của nhà đầu tư tinh thông. Đặc điểm của giai đoạn này đó là không có sự biến đổi nhiều do nhà đầu tư mua vào số ít, nhà đầu tư đang hấp thụ lượng cổ phiếu lớn đang được cung cấp trở lại.
- Giai đoạn 2 là có sư tham gia của công chúng: đặc điểm của giai đoạn này là xảy ra khi các mức giá bắt
đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện. Thị trường chung có sự tham gia lớn của nhiều nhà đầu tư. - Giai đoạn 3 là giai đoạn phân phối: khi xảy ra tình trạng đầu cơ tràn lan trên thị trường. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư nhạy bén bắt đầu bán lượng cổ phiếu nắm giữ của họ ra thị trường.
Phân tích kỹ thuật sau này cung cấp cho chúng ta nhiều công cụ và hướng dẫn chi tiết hơn để phân biệt những giai đoạn này. Nhưng đôi khi thị trường cũng không xuất hiện những giai đoạn rõ ràng như vậy. Chúng mình nhận thấy, những giai đoạn này chỉ phù hợp để mô tả một vài cổ phiếu trong uptrend chứ không phải là tất cả.
Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Đây là nguyên lý khiến nhiều nhà đầu tư hiểu sai. Thực ra, vào thời kỳ của Dow, Hoa Kỳ là một cường quốc công nghiệp đang phát triển. Hoa Kỳ có các nhà máy cũng như các khu dân cư nằm rải rác khắp miền đất nước. Các nhà máy phải vận chuyển hàng hóa của họ đến thị trường thường là bằng đường sắt.
Đối với Dow, một thị trường tăng giá trong lĩnh vực công nghiệp thì ngành đường sắt cũng phải phục hồi. Do đó nếu một nhà đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu sức khỏe của các nhà sản xuất, họ nên xem xét hiệu quả
hoạt động của những công ty vận chuyển đầu ra của họ trong thị trường.
Xu hướng được xác nhận bởi khối lượng
Dow cho rằng, khối lượng giao dịch sẽ xác nhận xu hướng. Cụ thể:
– Khi thanh khoản thấp mà giá biến động tăng/giảm mạnh, có thể hiểu rằng có một người bán nhầm với khối lượng lớn có thể khiến giá giảm xuống, hoặc một lệnh mua mạnh tay có thể khiến giá tăng vọt lên.
– Khi giá biến động mà đi kèm khối lượng lớn, thì biến động giá sẽ đại diện cho phần đông của thị trường. Nếu nhiều người tham gia và giá di chuyển đáng kể theo một hướng => Đây là hướng mà thị trường dự đoán sẽ tiếp tục chuyển động.
Để hiểu rõ thêm về nguyên lý này, có thể đọc bài viết: Phân tích khối lượng giao dịch trong chứng khoán
Xu hướng sẽ được duy trì cho đến khi có tín hiệu kết thúc
Theo lý thuyết Dow, để một xu hướng lớn có tín hiệu đảo chiều đột ngột sẽ rất khó. Việc đảo chiều đột ngột này chỉ thường xảy ra với các sóng nhỏ, vì nó mang tính chất ngẫu nhiên. Các sóng thứ cấp cũng có thể xảy ra nhưng ít, còn một xu hướng chính thì hầu như rất khó để xảy ra.
Lý thuyết Dow cho rằng, xu hướng vẫn tồn tại bất chấp những Market Noise (tiếng ồn, nhiễu). Thị trường có thể tạm thời di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng, nhưng chúng sẽ sớm tiếp tục di chuyển theo hướng trước đó.
Lưu ý khi áp dụng lý thuyết Dow vào giao dịch
Bởi vì chỉ dừng lại ở mức lý thuyết nên việc áp dụng còn nhiều hạn chế khiến. Vì vậy khi áp dụng lý thuyết dow vào giao dịch bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Lý thuyết Dow không phải là một công cụ sắc bén để giao dịch. Nó chỉ mô phỏng và giúp nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn về thị trường, nhưng việc áp dụng nó còn gặp rất nhiều khó khăn.
-
Thời đại của Dow đã qua khá lâu và có nhiều yếu tố mới. Những chỉ số như chỉ số công nghiệp hay chỉ số ngành đường sắt có thể đã lỗi thời. Nhà đầu tư cần quan tâm thêm nhiều chỉ số khác như GDP, lạm phát, lãi suất…
-
Lý thuyết Dow chỉ phù hợp với những xu hướng lớn, còn những xu hướng nhỏ, xu hướng thứ cấp thì gần như không áp dụng được.
-
Lý thuyết Dow sẽ phù hợp hơn với thị trường cổ phiếu hơn là những thị trường như phái sinh hay hợp đồng tương lai.
-
Rất khó để phân biệt giữa việc đảo chiều xu hướng và sự điều chỉnh của một xu hướng. Chính vì thế nhà đầu tư theo lý thuyết Dow thường hay bị lưỡng lự khi ra quyết định đầu tư.
-
Lý thuyết Dow quá trễ, trong khi thị trường chứng khoán không ngừng biến động. Nếu bạn cứ tuân thủ cứng nhắc theo nó thì sẽ mất đi rất nhiều cơ hội kiếm lời.
Trên đây là những thông tin về lý thuyết Dow mà chúng mình muốn gửi đến các bạn. Mặc dù lý thuyết này còn có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được công lao của nó. Bằng chứng là có nhiều nhà đầu tư đã thu được các khoản lợi nhuận lớn nhà áp dụng các nguyên lý của Dow. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đó và biết cách vận dụng linh hoạt nhất có thể. Chúc bạn thành công.