Lĩnh vực thủy sản là một trong những lợi thế của Việt Nam khi chúng ta có rất nhiều sông hồ và có diện tích mặt biển lớn. Nhờ vào lợi thế này mà có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam và nổi bật nhất là những doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản. Sau đây sẽ là top 10 doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam lớn nhất hiện nay mà có thể bạn sẽ muốn biết.
Nội dung
- 1 Top 10 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất tại Việt Nam
- 1.1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú
- 1.2 Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)
- 1.3 Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG)
- 1.4 CTCP Nam Việt (NAVICO)
- 1.5 Công Ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I
- 1.6 CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL)
- 1.7 CTCP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX)
- 1.8 Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex)
- 1.9 CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (BESEACO)
- 1.10 CTCP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX)
Top 10 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất tại Việt Nam
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú
Thông tin cơ bản của Thủy hải sản Minh Phú
- Website: https://minhphu.com/
- Mã chứng khoán: MPC
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú là doanh nghiệp số 1 trong ngành thủy sản tại Việt Nam khi nhiều năm liền là doanh nghiệp đứng đầu trong xuất khẩu thủy sản.
Nếu nói đến doanh nghiệp sản xuất và chế biến tôm số 1 tại Việt Nam thì Minh Phú chắc chắn là gương mặt mà giới kinh doanh luôn nhắc tới. Hiện, doanh nghiệp này có khoảng trên 10 công ty thành viên và đang xuất khẩu tôm tới hơn 50 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, trong đó điển hình như Mỹ, Canada, Úc, EU…
Mỗi năm, Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú thu về doanh thu trên dưới 10.000 tỷ đồng, là gương mặt đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu.
Bên cạnh mảng sản xuất – chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, Tập đoàn Minh Phú cũng có kinh doanh thêm mảng cho thuê tòa nhà cao ốc, cho thuê văn phòng, nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu
Rủi ro kinh doanh của Thủy hải sản Minh Phú
- Rủi ro về kinh tế, nếu như kinh tế gặp phải khủng hoảng hay suy thoái thì các doanh nghiệp nước ngoài có thể cắt giảm việc nhập khẩu hải sản từ Việt Nam.
- Rủi ro về nguyên liệu: vì hoạt động xuất khẩu cần tiêu chuẩn cao về nguyên liệu nên nếu nguyên liệu không đạt chuẩn thì có thể sẽ bị ảnh hưởng tới lợi nhuận. Cần phải trải qua khâu kiểm nghiệm kỹ càng và tiêu tốn chi phí.
- Vấp phải nhiều sự cạnh tranh từ những quốc gia xuất khẩu thủy hải sản lớn khác như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Ecuador hay Ấn Độ…
- Rủi ro về dịch bệnh hoặc môi trường
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)
Thông tin cơ bản về VHC
- Website: https://www.vinhhoan.com/
- Mã chứng khoán: VHC
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn xuất phát điểm chỉ là một nhà máy chế biến cá nhỏ nhưng nhờ vào sự nhanh nhạy của ban lãnh đạo công ty mà ngày nay nó đã trở thành một trong những doanh nghiệp thủy sản lớn nhất cả nước.
VHC hiện đang dẫn đầu trong việc nuôi trồng, sản xuất cũng như xuất khẩu cá tra, cá basa trong nước. Các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và là đối tác của các cửa hàng chuỗi bán lẻ có tiếng như: Walmart, Kroger, Target, Trader Joe và những công ty phân phối thực phẩm của Mỹ như US Foods, Sysco, Gordon Food Service…
Rủi ro kinh doanh của VHC
+ Rủi ro từ sự biến động từ đồng USD, do VHC thường xuyên giao dịch với nước ngoài bằng đồng USD nên nếu đồng USD mất giá thì có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
+ Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cá tra hoặc cá basa giảm bớt hoặc chịu sự cạnh tranh từ các nước khác.
+ Rủi ro về dịch bệnh của thủy hải sản hay chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Vì các nước Châu Âu hay Châu Mỹ rất quan trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên nếu có sơ xuất trong 1 lô hàng thôi có thể khiến cho công ty bị mất uy tín và bị hủy hợp đồng từ nhiều đối tác khác.
+ Phải chịu nhiều loại thuế khác nhau khi xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc là vấn đề tranh chấp thương mại hay trì hoãn thực thi các Hiệp định thương mại tự do.
+ Biến động về giá nhập thủy hải sản cũng có thể khiến cho giá bán ra của sản phẩm bị ảnh hưởng, ví dụ giá nhập tăng cao trong khi công ty đã ký kết hợp đồng với đối tác giá thấp thì có thể làm giảm lợi nhuận từ việc bán ra.
Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG)
Thông tin cơ bản về HVG
- Website: http://hungvuongpanga.com/
- Mã chứng khoán: HVG
Công ty Cổ phần Hùng Vương là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản tại Việt Nam với 11 nhà máy chế biến cá và 1 nhà máy chế biến tôm có thể xuất ra 400.000 tấn cá/năm và 7000 tấn tôm thành phẩm/năm.
Lĩnh vực kinh doanh chính của HVG
+ Sản xuất con giống
+ Sản xuất thức ăn cho cá
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Chế biến và xuất khẩu thủy sản
+ Kho lạnh bảo quản
Hiện nay, Hùng Vương là công ty đang có hệ thống kho lạnh lớn nhất Việt Nam, đang hoạt động với công suất phcụ vụ 42.000 tấn dùng cho dự trữ của công ty và cho thuê dịch vụ. Doanh nghiệp này cũng đang là doanh nghiệp chế biến và sản xuất cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với nhiều chứng nhận đạt chuẩn quốc tế và các sản phẩm đã có mặt tại trên 80 quốc gia trên thế giới.
Rủi ro kinh doanh của HVG
- Nhiều nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài như thức ăn chăn nuôi, hóa chất, con giống, kháng sinh…Những nguyên liệu này có nhiều loại chưa được kiểm soát chất lượng từ cơ quan quản lý khiến cho sản phẩm bán ra có chất lượng không đồng nhất.
- Giá các loại nguyên liệu đầu vào nhập khẩu có thể tăng theo giá thế giới và biến động đồng USD có thể làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận.
- Có thể phải chịu nhiều loại phí và thuế quan khác nhau từ các nước nhập khẩu thủy sản và điều đó có thể đẩy giá thành lên cao, giảm tính cạnh tranh
CTCP Nam Việt (NAVICO)
- Website: https://navicorp.com.vn/
- Mã chứng khoán: ANV
CTCP Nam Việt (NAVICO) được xem là một trong những doanh nghiệp đầu ngành thủy sản tại Việt Nam khi sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 trên thế giới.
Hiện các sản phẩm của NAVICO đang có mặt tại trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trong đó có cả Mỹ, với 10 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, 4 nhà máy chế biến công suất hơn 1000 tấn/ngày cùng 250ha vùng nuôi cá nguyên liệu.
NAVICO có quy trình sản xuất và chế biến khép kín, tự mình nuôi con giống, tự sản xuất thức ăn, nuôi trồng và chế biến nên đảm bảo được sự đồng nhất về chất lượng đầu vào cũng như đầu ra.
– Rủi ro về dịch bệnh của thủy hải sản hoặc môi trường sống bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của thủy hải sản.
– Rủi ro từ việc tăng giá nguyên liệu đầu vào khiến giá thành tăng lên làm giảm sự cạnh tranh hoặc nếu giữ nguyên giá thì giảm lợi nhuận.
– Rủi ro từ thị trường xuất khẩu: ví dụ như sự cạnh tranh của các công ty đến từ những nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…Hoặc nhu cầu tiêu thụ của người dân nước nhập khẩu sản phẩm của công ty hạ xuống.
– Rủi ro về tài chính: ví dụ như tăng lãi suất cho vay gây áp lực trả nợ, chênh lệch tỷ giá đồng USD so với VND…
Công Ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I
Thông tin cơ bản về IDI
- Website: https://idiseafood.com/
- Mã chứng khoán: IDI
Là một trong những công ty thủy sản nổi tiếng hàng đầu trong nước và có giao thương với nhiều nước trên thế giới. Công Ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I hiện đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như:
+ Chế biến xuất khẩu cá tra
+ Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng hoặc công nghiệp…
+ Kinh doanh thêm mảng nhà ở, khách sạn
+Mua bán vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, …
+ Kinh doanh thuốc thú y thủy sản
Hiện nay, IDI đã xuất khẩu sản phẩm cá tra của mình đến trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, có trên 200 đối tác kinh doanh cùng 80 sản phẩm phục vụ nhu cầu cho khách hàng. Các thị trường xuất khẩu lớn của IDI là Trung Quốc, Canada, Úc, EU, Nam Mỹ…
Rủi ro kinh doanh của IDI
- Về môi trường nước và chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn nuôi trồng
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ lớn của IDI là Trung Quốc mà Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách khiến nông sản của Việt Nam gặp khó khăn nên đây cũng có thể là rủi ro mà IDI phải đối mặt.
- Biến đổi khí hậu, thời tiết có thể khiến sự sinh trưởng của cá tra gặp bất lợi và làm ảnh hưởng tới doanh thu cũng như lợi nhuận của IDI.
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL)
Thông tin cơ bản về ACL
- Website: https://clfish.com/
- Mã chứng khoán: ACL
Tiếp theo danh sách những doanh nghiệp ngành thủy sản lớn nhất tại Việt Nam đó là CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang. Doanh nghiêp này đã có trên 25 năm hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy hải sản và thuộc top đầu về các vựa nuôi cá tra, cá basa ở nước ta.
ACL có khả năng tự chủ được nguồn nguyên liệu khi xây dựng vùng nuôi lên tới 100ha nên đảm bảo được nguyên liệu cho sản xuất. Đây là lợi thế đáng chú ý của ACL. Bên cạnh đó thì công ty cũng có nhà máy với công suất chế biến 100 tấn nguyên liệu/ngày
Các sản phẩm của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang hiện đang có mặt tại trên 70 quốc gia khác nhau trên thế giới, chủ yếu ở Châu Á, Nam Mỹ hoặc Trung Đông. Sản phẩm của công ty đạt các loại giấy chứng nhận như DIPOA, BRC, ASI, BAP, GLOBAL GAP, ASC…
Rủi ro kinh doanh của ACL
- Rủi ro về chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND
- Rủi ro về chất lượng nguồn nước, dịch bệnh của cá và thời tiết thiên nhiên khiến sản phẩm cá đầu ra không được tốt.
- Rủi ro về kinh tế, khi các nước gặp khủng hoảng tài chính thì nhu cầu nhập khẩu thực phẩm từ bên ngoài của họ cũng sẽ giảm dần và ảnh hưởng tới doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.
- Rủi ro về thuế quan, chính sách pháp luật
CTCP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX)
Thông tin cơ bản về CMX
- Website: https://www.camimex.com.vn/
- Mã chứng khoán: CMX
Camimex Group bắt đầu được thành lập khá sớm, từ những năm 1977 và là doanh nghiệp đi đầu của ngành thủy sản tại Việt Nam. Đến nay công ty đã hoạt động được trên 40 năm, có mối quan hệ đối tác sâu rộng với nhiều đối tác đến từ các nước khác nhau như: Thụy Sỹ, Áo, Đức và một số nước Tây Âu…
Được biết mỗi năm, Camimex Group xuất khẩu khoảng 10.000 tấn tôm thành phẩm ra nước ngoài với kim ngạch khoảng 100 triệu USD. Đây là doanh nghiệp xuất khẩu tôm thuộc top đầu trong nước với nhiều mặt hàng như tôm sú, tôm thẻ công nghiệp, tôm thẻ sinh thái, tôm nobashi nhúng đuôi, tôm lặt đầu hấp, tôm tempura, tôm tẩm bột…
Rủi ro kinh doanh của CMX
- Nguồn cung thủy sản không ổn định, bị phụ thuộc nhiều vào ngư trường khai thác
- Rủi ro từ dịch bệnh thủy sản khiến chất lượng sản phẩm bị giảm sút
- Rủi ro từ biến động tỷ giá đồng USD so với VND cũng như tình hình chính trị, kinh tế
- Rủi ro về thiếu nguồn lao động vào những vụ mùa thu hoạch tôm hay đơn càng nhiều. Phải cạnh tranh thu hút lực lực lao động với nhiều doanh nghiệp khác khi có quá nhiều việc để người lao động phổ thông lựa chọn.
Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex)
Thông tin cơ bản về Stapimex
- Website: https://stapimex.com.vn/
Cũng là một doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản tại Việt Nam đã hoạt động khá lâu năm trong ngành, thành lập từ 1978. STAPIMEX là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, khách hàng của STAPIMEX thuộc các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ hay Canada…
STAPIMEX hiện có 2 nhà máy sản xuất ra khoảng hơn 20.000 tấn thành phẩm mỗi năm với trên 40 đối tác khác nhau trên khắp thế giới. Hiện doanh nghiệp đang sở hữu các loại giấy chứng nhận hàng đầu như: Global G.A.P, ASC, IFS, Bureau veritas, BRGS…
Rủi ro kinh doanh của Stapimex
- Rủi ro về nguồn cung nguyên liệu sản xuất tôm surimi do có nhiều biến động và sự cạnh tranh bởi ngư trường khai thác.
- Rủi ro bởi nguồn lao động thiếu hụt do cạnh tranh cao
- Rủi ro từ biến động tỷ giá
- Rủi ro từ tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (BESEACO)
Thông tin cơ bản về Beseaco
- Website: http://beseaco.com/
- Mã chứng khoán: ABT
Đây là đại diện đứng đầu của nước ta về lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nghêu. Đây là đại diện đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn MSC CoC về quy trình sản xuất nghêu.
Khách hàng chính của BESEACO là các thị trường như EU, Canada, Trung Quốc, Nhật bản, một số nước khu vực Trung Đông và cả thị trường trong nước. Hiện doanh nghiệp đang có 3 nhà máy sản xuất với công suất 8000 tấn/năm.
Lĩnh vực kinh doanh của Beseaco
+ Xuất khẩu: Nghêu nguyên con tươi, nghêu nguyên con hấp, nghêu thịt hấp đông lạnh.
+ Nội địa: các sản phẩm từ nghêu và các sản phẩm đông lạnh như tôm, mực, bạch tuộc cho tới chả cá, khô một nắng..
Rủi ro kinh doanh của Beseaco
- Rủi ro về kinh tế, chính trị của các nước đối tác
- Rủi ro về môi trường sống của ngao như sự ô nhiễm, dịch bệnh làm ngao không đủ số lượng hoặc chất lượng.
- Rủi ro về chi phí sản xuất, nguyên liệu đầu vào
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường Trung Quốc liên tục thay đổi chính sách nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
- Rủi ro về biến động tỷ giá
CTCP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX)
Thông tin cơ bản về Sao Ta
- Website: https://www.fimexvn.com/
- Mã chứng khoán: FMC
Là doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản tại Việt Nam đã hoạt động được hơn 25 năm. Đối tác của nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc, Singapore với sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm.
FMC đang sở hữu vùng nuôi tôm lên tới 250 hecta, đạt nhiều chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm danh tiếng và đang kế hoạch đến năm 2025 sẽ tăng gấp đôi diện tích nuôi tôm để nằm trong TOP 2 những nhà chế biến tôm lớn nhất Việt Nam.
Rủi ro kinh doanh của Sao Ta
- Rủi ro từ biến động tỷ giá do nguồn thu của doanh nghiệp này chủ yếu là nhờ vào xuất khẩu sang nước ngoài.
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ như sự cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác cả trong lẫn ngoài nước.
- Rủi ro về nguyên liệu, môi trường sống của thủy hải sản…
Trên đây là top 10 doanh nghiệp ngành thủy sản lớn nhất Việt Nam hiện nay mà có thể bạn muốn biết. Vì là một nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho quá trình phát triển thủy hải sản nên các công ty về lĩnh vực này cũng khá nhiều. Mong rằng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và nếu còn thắc mắc gì cứ để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h.