Bạn đang muốn tìm hiểu về những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam, thì bài viết này của mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết về những cái tên tuổi nổi bật trong ngành và cũng đã góp mặt trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp hóa chất ở Việt Nam có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất vẫn là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu thô như dầu, khoáng, kim loại… Hãy cùng chúng mình tìm hiểu những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất, uy tín Việt Nam cùng những lợi thế & rủi ro của họ trong ngành.
Nội dung
- 1 Top doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam
- 1.1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC)
- 1.2 Công ty Cổ phần Phân bón Dầu Khí Cà Mau (DCM)
- 1.3 Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (AAA)
- 1.4 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GRV)
- 1.5 Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)
- 1.6 Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC)
- 1.7 Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG)
- 1.8 Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP)
- 1.9 Công ty cổ phần phân bón Bình Điền (BFC)
- 1.10 Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)
- 1.11 Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)
- 1.12 Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR)
Top doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC)
Thông tin cơ bản về DGC
- Mã chứng khoán: DGC
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ động: của Tập đoàn, gia đình chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền và ban lãnh đạo DGC sở hữu 41,3% số lượng cổ phần. Cổ đông nước ngoài nắm giữ 16,46% số lượng cổ phần, trong đó Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund của Đài Loan nắm giữ 2,24% số lượng cổ phần.
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) tiền thân là Công ty Hóa chất Đức Giang được thành lập năm 1963, và bắt đầu chuyển sang công ty cổ phần vào năm 2004 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2015. Để tạo được sức mạnh tổng hợp và đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới trong ngành hóa chất, Công ty đã thực hiện sáp nhập Công ty cổ phần hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam này chủ yếu kinh doanh mảng bột giặt và chất tẩy rửa mà còn mở rộng sang lĩnh vực hóa chất kỹ thuật, hóa chất công nghiệp, phân bón các loại.
Vị thế của DGC trong ngành
- Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) hiện là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp.-
- DGC là công ty đứng đầu về sản lượng trong lĩnh vực sản xuất Phốt pho vàng (48,5% thị phần trong 2020) và là đơn vị duy nhất sản xuất Axit Photphoric trích ly đậm đặc, Axit Photphoric thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với công suất 160 nghìn tấn/năm. Phần lớn các sản phẩm của DGC đều phục vụ cho thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan).
- DGC sở hữu một tổ hợp hóa chất hiện đại ngang tầm khu vực, gồm 4 nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 2,000 tỷ đồng tại vTằng Loỏng của tỉnh Lào Cai, trong đó có một nhà máy sản xuất axit phosphoric với công suất 160,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất axit sunfuric với công suất 80,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất dicalcium phosphate (DCP) làm thức ăn chăn nuôi với công suất 50,000 tấn năm, một nhà máy sản xuất phân bón Supe Lân Đơn và phân bón MAP với công suất 200,000 tấn/năm.-
- DGC có dây chuyền công nghệ của Công ty được Liên hợp quốc tài trợ như thống chưng cất cồn tuyệt đối, hệ chưng cất dung môi, hệ chứng cất axit HCL, HNO3, hệ sản xuất NH4OH… Ngoài ra, hóa chất Đức Giang còn có các dây chuyền hiện đại như 2 dây chuyền sản xuất bột giặt có công suất 24,000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất LAS công xuất 12,000 tấn/năm và dây chuyền sản xuất H3PO4 công suất 10,600 tấn/năm.
Triển vọng của DGC trong dài hạn
- Sở hữu một chuỗi sản xuất khép kín, sản xuất các sản phẩm gốc phốt pho đa dạng nên Hóa Chất Đức Giang rất linh hoạt trong việc chuyển đổi sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. DGC đang chủ động đẩy mạnh xuất khẩu Axit Photphoric và phân bón sang các quốc gia Châu Á trong thời gian tới.
- Bên cạnh đó, Hóa chất Đức Giang còn đang hợp tác với với Công ty cổ phần Hóa chất Lào Cai nhằm bao tiêu toàn bộ sản lượng quặng Apatit khai thác tại Khai trường 19b với trữ lượng quặng khai thác hơn 5 triệu tấn (thời gian khai thác: 5 năm) vào T11/2022, ước tính mỗi năm DGC sẽ bao tiêu ~1 triệu tấn quặng đầu vào, nâng mức tự chủ nguyên liệu đầu vào lên 70-80% trong thời gian tới.
- Triển vọng dài hạn tích cực cũng đến từ mảng kinh doanh cốt lõi (sản xuất phốt pho và các sản phẩm gốc phốt pho); các dự án tiềm năng khác như Đức Giang – Nghi Sơn sản xuất Xút và PVC, dự án bauxite nhôm sản xuất Alumin; hay nghiên cứu các sản phẩm mới (LFP, LiCO3 và LiPF6) để gia nhập vào chuỗi cung ứng pin lithium ứng dụng trong lĩnh vực xe điện.
- DGC là doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Namcó bảng cân đối vững mạnh. Cuối năm 2022, công ty chỉ còn duy nhất 467 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, giảm 45,5% so với mức đầu năm.Ngoài ra, lợng tiền và tiền gửi của DGC đã tăng mạnh. Cho thấy DGC là một doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động vĩ mô như: Lãi suất tăng, Thiếu hụt thanh khoản…
Thách thức mà DGC phải đối mặt
- Biến động giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào.
- Doanh thu phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, dễ chịu tác động tiêu cực nếu xảy ra chiến tranh, thiên tai,.. tại các quốc gia này.
- Khai thác quặng và sản xuất một số sản phẩm hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
- Các dự án mới đi vào hoạt động chậm hơn dự kiến.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu Khí Cà Mau (DCM)
Thông tin cơ bản về DCM
- Mã chứng khoán: DCM
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 77,31 tổ chức trong nước, 16,84 cá nhân trong nước, còn lại là cá nhân và tổ chức nước ngoài
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) là doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 2011 để quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau. DCM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ đầu năm 2015. Sản phẩm chủ lực của DCM là sản xuất đạm urea hạt đục, phân phối chính tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Vị thế trong ngành của DCM
- Sản phẩm phân bón Cà Mau có thương hiệu mạnh trên thị trường, cạnh tranh tốt, hiệu suất nhà máy hoạt động cao.
- DCM đang duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành về thị phần, hiện chiếm 35% thị phần phân urea và 10% thị phần toàn ngành phân bón cả nước.
- DCM sở hữu trực tiếp 01 nhà máy sản xuất urea với công suất thiết kế 800,000 tấn/năm và gián tiếp sở hữu Nhà máy Bao bì có công suất thiết kế 20 triệu bao/năm và 01 nhà máy sản xuất phân urea humate có công suất 30,000 tấn/năm thông qua công ty con – CTCP Bao bì Dầu khí Việt Nam.
- Các thị trường mục tiêu chiến lược của công ty bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Campuchia.
- Ngoài ra, công ty còn chủ động mở rộng khai thác, xâm nhập các thị trường nước ngoài. Đến nay, sản phẩm Đạm Càm Mau đã ghi dấu sự có mặt trên bản đồ thế giới với 9 quốc gia Công ty đã xuất khẩu, bao gồm: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka.
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường sản phẩm Đạm Urea Cà Mau hạt đục đã tạo dựng được thương hiệu uy tín và kênh phân phối rộng. Sản phẩm luôn cạnh tranh tốt với các thương hiệu phân đạm trong nước và nhập khẩu, thể hiện qua sản lượng sản xuất và bán hàng luôn ở mức cao, công ty đã sản xuất được hơn 9 triệu tấn urea, trung bình hằng năm đạt 103% công suất thiết kế.
Rủi ro đối mặt của DCM
- Giá phân bón có thể giảm nhanh nhiều hơn mức giảm của giá khí nguyên liệu đầu vào. Rủi ro giảm giá phân bón sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam này.
- Rủi do giá khí liên tục tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá phân đạm bị đẩy lên. Người nông dân có thể thấy chi phí quá đắt, họ có thể bỏ mua phân, thậm chí là bỏ trồng trọt, dẫn đến nhu cầu suy giảm nghiêm trọng.
- Nhiều thời điểm, hiệu suất hoạt động của các nhà máy thấp hơn kì vọng do bảo dưỡng định kì.
- Rủi ro đến từ nhà cung cấp:. Hệ thống phân phối kinh doanh không chỉ mặt hàng của Công ty mà nhiều sản phẩm của đơn vị khác, thậm chí nhập khẩu hoặc xây dựng nhãn hàng riêng làm mức độ cạnh tranh tại thị trường, tại chính điểm bán càng khốc liệt và khó kiểm soát. .
- Rủi ro từ đối thủ: Hiện nay, do thị trường cung lớn hơn cầu nhiều, khả năng giao thương thuận lợi nên lợi thế về Urê hạt đục, sản phẩm khác cho khu vực ĐBSCL không còn nhiều vì các sản phẩm nhập khẩu tương tự rất nhiều,, giá cũng cạnh tranh nên khó để duy trì vị thế tại thị trường.
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (AAA)
Thông tin cơ bản về AAA
- Mã chứng khoán: AAA
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 46,69% cá nhân trong nước, 51,10% tổ chức trong nước, còn lại là cổ đông nước ngoài.
CTCP Nhựa và An Phát Xanh là doanh nghiệp ngành hóa chất được thành lập vào 9/2022. Sản phẩm chính của công ty bao gồm túi nhựa, màng nhựa, túi bọc thực phẩm, màng nylon, túi cuộn, túi đựng rác và túi đựng tay cầm. Ngoài ra, AAA cũng đang cung cấp dịch vụ in ấn và quảng cáo trên bao bì, cùng các sản phẩm khác như máy cắt và đóng gói nhựa, máy in nhựa…
Vị thế trong ngành của AAA
- AAA là doanh nghiệp bao bì hàng đầu khu vực và nhà xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế đạt 8,000 tấn sản phẩm/tháng. 98% sản phẩm hiện được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc và các nước châu Á khác, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật Bản và Singapore.
- AAA hiện đang quản lý vận hành 07 nhà máy sản xuất bao bì với tổng công suất 108,000 tấn/năm và 01 nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 An Phát – Yên Bái với công suất 222,000 tấn/năm.
- Các sản phẩm của AAA được sản xuất tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và chứng chỉ ISO 14000. Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia đầu tư, phát triển và kinh doanh dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp tại Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát (An Phat Complex).
- Ngoài ra, các dự án mới bao gồm sản xuất bao bì công nghiệp, nhựa ván ép và linh kiện nhựa ép phun cho các sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính bảng giúp đa dạng hóa sản phẩm của AAA.
Bao bì nhựa của Việt Nam có ưu thế cạnh tranh tốt so với nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc và Thái Lan nhờ việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá lên sản phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty trên thị trường thế giới là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhưng hiện nay Trung Quốc đã cấm sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa siêu mỏng. Do đó các khách hàng cũ của các doanh nghiệp này đang dần chuyển hướng sang thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam nay cũng đang đón đầu xu hướng sản phẩm thân thiện môi trường bằng chiến lược chuyển dịch sản xuất các sản phẩm bao bì tự hủy. AAA đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa tự hủy liên doanh với đối tác nước ngoài ở giai đoạn 2 của Nhà máy 8.
Rủi ro phải đối mặt của AAA
- AAA không chủ động được nguồn nguyên liệu do nguyên liệu và phụ gia dùng trong sản xuất như hạt nhựa nguyên sinh HDPE, LDPE… hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm 80 – 85%/năm.
- Thị trường lớn nhất của AAA là châu Âu hiện đã bước vào giai đoạn bão hòa tạo áp lực lớn cho AAA gia tăng thị phần ở thị trường này
- Xuất khẩu phụ thuộc và các khâu trung gian, không có chính sách hỗ trợ cho các nhà xuất nhập khẩu, đầu tư sản xuất, công nghệ và phụ gia mới.
- Lĩnh vực sản xuất bao bì nói chung và bao bì thân thiện với môi trường đang phát triển rất mạnh mẽ nên sẽ cạnh tranh lớn với AAA.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GRV)
Thông tin cơ bản về GRV
- Mã chứng khoán: GRV
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 96,77% cổ đông nhà nước, 3,23% cổ đông khác.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập năm 1975. Doanh nghiệp này tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm Trồng, chế biến, kinh doanh cao su; Chế biến gỗ; Sản phẩm công nghiệp cao su; Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. GVR được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 03/2020,
Vị thế trong ngành của GRV
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là Tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam với mức vốn điều lệ 40,000 tỷ đồng (nhà nước chiếm 96.77%).
- VRG hiện quản lý hơn 402,000 ha cao su ở trong và ngoài nước.
- Hiện tại, GRV đang đầu tư vào 101 công ty con, trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố trong nước và 2 nước bạn Lào, Campuchia. Ngoài ra, GVR đã và đang đầu tư vào 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng KCN, đang đầu tư và khai thác 16 KCN với tổng diện tích 6.566 ha.
- GVR có thế mạnh và nguồn lực lớn về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu. Diện tích cao su thanh lý bình quân dao động 10,000 -12,000 ha/năm, nên doanh nghiệp này có lợi thế lớn trong việc đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm gỗ.
Trong thời gian của, doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam này liên tục đẩy mạnh việc đầu tư mở rộng KCN Nam Tân Uyên giai đoạn 2, KCN Rạch Bắp. Đồng thời GVR cũng đang làm việc với các địa phương để đưa quy hoạch các KCN vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đăng ký làm chủ đầu tư các KCN trên đất cao su chuyển đổi sang đất KCN. Với dự đoán làn sóng đầu tư của nước ngoài sẽ tập trung đổ về Việt Nam trong những năm tới, đây cũng chính là cơ hội vàng để VRG và các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển trong lĩnh vực này.
Rủi ro phải đối mặt của GRV
- Giá cả sản phẩm chịu sự tác động của biến động kinh tế, biến động tỷ giá ngoại tệ nên một số sản phẩm được tiêu thụ vào một vài thị trường nhất định là tiềm ẩn rủi ro trong chiến lược kinh doanh lâu dài.
- Điều kiện thời tiết, dịch bệnh, thiên tai cũng là những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Tập đoàn cao su Việt Nam.
- Quỹ đất lớn nhưng cần thời gian và thủ tuc phức tạp. Phần lớn các dự án KCN trong tương lai của GVR được chuyển đổi từ đất cao su, nhưng đang chờ phê duyệt vào trong quy hoạch tổng thể cấp tỉnh và phê duyệt chủ trương đầu tư từ Chính phủ.
Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)
Thông tin cơ bản về DPM
- Tên viết tắt: PVFCCo
- Mã chứng khoán: DPM
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 59,58% thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 10% của các tổ chức lớn, 21,27% của cá nhân trong nước, còn lại là nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) là một doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập vào năm 2003. Năm 2007, doanh nghiệp này đã chuyển thành công ty cổ phần và niêm yết trên sàn HOSE. Ngành nghề kinh doanh chính của PVFCCo là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất.
Hiện nay sản phẩm chủ lực của PVFCCo là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, và khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, H2O2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí. Hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp được tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1 (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Vị thế trong ngành của DPM
- PVFCCo hiện đã củng cố được vị trí dẫn đầu ngành phân bón Việt Nam, có khả năng sản xuất khoảng trên 800,000 tấn Urê/năm, tương ứng với 40% thị phần cung cấp Urê.
- Thương hiệu Đạm Phú Mỹ là một thiên hiệu nổi tiếng, uy tín, được bà con nông dân tín nhiệm.
- PVFCCo còn đẩy mạnh phát triển kinh doanh quốc tế. Từ một nước nhập khẩu ure là chính, đến nay, Việt Nam đã dần có tên trên bản đồ xuất khẩu ure mà thương hiệu Đạm Phú Mỹ là một điển hình.
- Sản phẩm hóa chất của PVFCCo khá đa dạng gồm: NH3, UFC 85, CO2 và hóa chất chuyên dụng dầu khí. Tổng sản lượng sản xuất đạt trên 600.000 tấn/năm, trong đó lớn nhất là NH3 với 540.000 tấn/năm.
Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 75% tổng giá trị của Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam, song song với đó là đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn trong giai đoạn 2015 – 2025 theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, vì vậy rất có lợi thế cho ngành công nghiệp phân bón, và DPM chắc chắn sẽ được hưởng lợi rất nhiều.
Rủi ro phải đối mặt của DPM
- Giá khí đầu vào liên túc tăng nhanh hơn dự báo và giá bán điều chỉnh thấp hơn kỳ vọng;
- Giá phân bón trong nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi giá phân bón thế giới, bất kỳ một sự thay đổi nào về giá phân bón thế giới cũng sẽ tác động ngay đến giá phân bón trên thị trường nội địa vì luôn phải cạnh tranh quyết liệt với phân bón nhập khẩu.
- Giá phân bón cao thúc đẩy nông dân tiết giảm bón phân khiến cầu nội địa phục hồi chậm.
- Công suất nhà máy NPK đạt hiệu suất thấp hơn và giá bán giảm so với dự báo.
Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC)
Thông tin cơ bản về PLC
- Mã chứng khoán: PLC
- Sàn niêm yết: HNX
- Cơ cấu cổ đông: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nắm giữ 79.07% cổ phần, nước ngoài nắm giữ 0,15%, còn lại là nhà đầu tư trong nước.
Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex có tiền thân là Công ty Dầu nhờn, được thành lập ngày 09/06/1994. Cổ phiếu của Công ty được giao dịch trên sàn HNX với mã chứng khoán là PLC vào ngày 27/12/2006. Doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam này là doanh nghiệp nội địa đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh chuyên ngành các sản phẩm hóa dầu bao gồm: dầu nhớt, nhựa đường, hóa chất.
Vị thế trong ngành của PLC
- PLC là doanh nghiệp nội địa đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh chuyên ngành các sản phẩm hóa dầu bao gồm: dầu nhớt, nhựa đường, hóa chất. .
- PLC có 2 nhà máy sản xuất dầu nhờn có tổng công suất là 50,000 MT/năm, 5 kho nhựa đường có có sức chứa 17,000 m3, 2 kho hóa chất có sức chứa 16,000 m3 được phân bổ trải đều tư Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Cần Thơ.
- Thị phần sản phẩm dầu mỡ của PLC hiện đứng thứ 2 trên thị trường, chiếm khoảng 16-18%. Ngoài ra, hóa dầu Petrolimex cũng tự sản xuất ra dầu nhờn với hai nhà máy Thượng Lý và Nhà Bè có công suất 25,000 MT/năm mỗi nhà máy.
Sản lượng dầu tiêu thụ của Việt Nam duy trì mức tăng trung bình 10 năm qua khoảng 6%/năm. Ngành hóa dầu là một ngành không thể thiếu trong sản xuất kinh tế của nước ta, nên các sản phẩm kinh doanh của PLC hầu hết là nguyên, phụ liệu đầu vào của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, với thị lớn trong ngành, PLC xứng đáng là một trong cách doanh nghiệp ngành hóa chất hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Rủi ro phải đối mặt của PLC
- PLC chịu tác động trực tiếp và nặng nề khi các ngành hàng kinh doanh cốt lõi bao gồm dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất đều 100% nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên kết quả kinh doanh phụ thuộc rất nhiều nguồn cung và giá dầu mỏ trên thế giới.
- Áp lực cạnh tranh về giá, tồn kho… ngày càng gia tăng, cơ cấu nguồn vốn của các đơn vị trong PLC hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ số nợ thường xuyên duy trì ở mức cao và đặc biệt phụ thuộc nhiều vào nguồn vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG)
Thông tin cơ bản về DAG
- Mã chứng khoán: DAG
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 77,31% tổ chức trong nước, 16,8%4 cá nhân trong nước, còn lại là cá nhân và tổ chức nước ngoài
CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) được thành lập năm 2001 và năm 2006 đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sản phẩm của DAG chủ yếu là các sản phẩm nhựa dùng trong công nghiệp xây dựng và quảng cáo gồm các mặt hàng sản phẩm truyền thống (tấm ốp trần, cửa nhựa và nẹp trang trí), sản phẩm cửa uPVC và thanh uPVC Profile, tấm PP công nghiệp, tấm nhôm composite, tấm mica.
Vị thế trong ngành của DAG
- Nhựa Đông Á hiện chiếm 20-25% thị phần nhựa vật liệu xây dựng toàn quốc, trong đó chiếm 35-40% thị phần sản phẩm thanh Profile uPVC miền Bắc.
- Công ty có mạng lưới phân phối khắp cả nước với hơn 300 đại lý phân phối tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Trung. Hàng năm, công ty cung cấp gần 100 mã sản phẩm.
- DAG chiếm 20-25% thị phần nhựa vật liệu xây dựng toàn quốc, trong đó sản phẩm thanh Profile uPVC chiếm 35-40% thị phần miền Bắc. Công ty có hệ thống mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
- Sản phẩm cửa Smartwindow chiếm thị phần khoảng 10%. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty là EuroWindows, Vinaconex, Sông Đà, Tân Đô, EBM… Sản phẩm của công ty tập trung vào phân khúc tầm trung, còn EuroWindows tập trung chủ yếu vào phân khúc cấp cao.
DAG hiện đang đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới đại lý tại các tỉnh phía Nam và tiếp cận thị trường xuất khẩu mới như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực ASEAN.
Rủi ro phải đối mặt của DAG
- Giá nguyên liệu chiếm đến 70% – 75% giá vốn hàng bán, trong khi giá bán sản phẩm khó có thể thay đổi, nên biến động về giá nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DAG.
- Nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp cho thị trường, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu còn cao, nên giá nguyên liệu chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ thị trường thế giới.
- Vừa phải cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc, mà trong thị trường nội địa có thêm những đối thủ cạnh tranh có qui mô lớn hơn, khiến DAG phải đối mặt với rất nhiều áp lực.
- Tình trạng cung vượt cầu đang là những đe dọa không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa nói chung và Công ty nói riêng.
Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP)
Thông tin cơ bản về NTP
- Mã chứng khoán: NTP
- Sàn niêm yết: HNX
- Cơ cấu cổ đông: 37,10% cổ đông nhà nước, 1,67% công đoàn công ty, 34,67% cổ đông tổ chức, 26,56% cổ đông khác
Công ty CP Nhựa Tiền Phong là một trong những doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 04 nhà xưởng chính. Cổ phiếu công ty chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào năm 2006, với mã NTP. Nhựa Tiền Phong hoạt động chính trong các lĩnh vực Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng, nhựa phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải; Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi…
Vị thế trong ngành của NTP
- Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là một hai thương hiệu lớn nhất trong ngành sản xuất ống nhựa, chiếm thị phần lớn nhất thị trường miền Bắc với 60% thị phần.
- Hiện nay, Nhựa Tiền Phong sở hữu 03 nhà máy hoạt động hết công suất ngày đêm tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng năng lực sản xuất khoảng 190,000 tấn/năm.
- Các chủng loại sản phẩm ống nhựa PVC, PEHD, PPR mang thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường nước ngoài như Lào, New Zealand, Hồng Kông…
- Nhựa Tiền Phong có hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm 9 trung tâm phân phối. Ngoài ra công ty có 300 đại lý và trên 16,000 điểm bán hàng trên toàn thị trường.
Do tính đa dụng của sản phẩm cùng vị thế lớn trong ngày, nên có thấy Nhựa Tiền Phong là một doanh nghiệp vô cùng quan trọng và vững mạnh. Chính vì thế nhiều tập đoàn ở mọi lĩnh vực đều lựa chọn hợp tác với NTP. NTP đã hợp tác cùng tập đoàn Thủy sản Minh Phú từ năm 2018 để tiếp cận ngành nuôi trồng thủy sản và phát triển những sản phẩm mới phục vụ lĩnh vực này.
Ngoài ra, nhà nước đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường nước sạch. Với lợi thế về ống nhựa và phụ tùng HDPE cùng các ống nhựa tiên tiến như ống PP 2 lớp và ống MPVC phục vụ cho ngành cấp thoát nước, tiềm năng tại mảng này là rất lớn vì các doanh nghiệp nhựa XD khác tập trung vào mảng nhựa dân dụng giá rẻ nhiều hơn.
Rủi ro phải đối mặt của NTP
- Tuy tập trung vào nhóm khách hàng khu vực miền Bắc, NTP vẫn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhóm các doanh nghiệp nhựa miền Nam như đối thủ lâu năm BMP và các công ty mới phát triển mảng nhựa XD như HSG, Tân Á Đại Thành.
- Máy móc sản xuất của ngành nhựa chủ yếu là nhập khẩu, và để cho ra đời những sản phẩm mới với tính năng ưu việt hơn cần đầu tư vào dây chuyền sx tiên tiến và công nghệ từ nước ngoài. Do đó, để phát triển và mở rộng thị phần trong mảng cung cấp ống nhựa HDPE và các loại ống độ bền cao phục vụ ngành cấp thoát nước đòi hỏi NTP phải đầu tư một lượng vốn lớn, trong khi tình hình hoạt động kinh doanh đang chững lại và cơ cấu tài chính vốn đã phụ thuộc nhiều vào nguồn vay ngắn hạn.
- Mức tăng giá bán của NTP trong thời gian vừa qua là khá lớn và tăng nhiều hơn BMP, giảm sức cạnh tranh về giá giữa thời điểm các DN XD giảm tiến độ do giá NVL XD đã tăng quá cao, đặc biệt là thép.
- Ngành nhựa xây dựng có mức cạnh tranh cao trong khi thị trường đã bão hòa với mức CAGR thấp chỉ khoảng 5-6%, vốn đầu tư có thể tăng nhưng phần lợi nhuận tăng thêm không tương xứng.
Công ty cổ phần phân bón Bình Điền (BFC)
Thông tin cơ bản về BFC
- Mã chứng khoán: BFC
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 66,52% là sở hữu Nhà nước, 29,59% là cổ đông trong nước, 0,05% là cổ đông nước ngoài.
Một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam khác phải kể đến là BFC. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiền thân là Xí nghiệp phân bón Bình Điền II trực thuộc Công ty phân bón Miền Nam và là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Doanh nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam này chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/02/2011, bán đấu giá lần đầu thành công 7.371.300 cổ phần. Đến ngày 27/08/2015, công ty chính thức niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HSX).
Vị thế trong ngành của BFC
- Bình Điền là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón phức hợp hàng đầu Việt Nam, thường xuyên dẫn đầu thị phần tiêu thụ mảng phân hỗn hợp NPK (chiếm 17,3% cả nước), với thương hiệu phân “Đầu Trâu” được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Với năng lực sản xuất hàng năm trên 1,5 triệu tấn phân bón các loại, đáp ứng 35% nhu cầu phân bón NPK của cả nước. Hiện tại, công ty hiện quản lý vận hành 05 nhà máy sản xuất phân bón NPK với tổng công suất đạt 625,000 tấn/năm.
- Phân bón Đầu Trâu gồm hơn 100 loại sản phẩm phù hợp với từng loại đất và thời kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng như: cây lúa, cà phê, cao su, mía, cây ăn trái, điều, rau-màu, chè, ngô, lạc… làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Công ty đã nghiên cứu và ứng dụng thành công tiến bộ KHKT của các nhà khoa học Mỹ, để cho ra đời dòng sản phẩm Đầu Trâu + Agrotain giúp tiết kiệm lượng bón từ 25-30% (trong khi giá thành chỉ cao hơn phân UREA là 10%) và sản phẩm phân bón Đầu Trâu 46P+ giúp giảm lượng bón từ 40-50% so với DAP. Đây là dòng sản phẩm độc quyền của công ty.
Với việc mở rộng thị trường ra miền Bắc đã giúp BFC không ngừng gia tăng thị phần từ năm 2015 đến nay. Cùng với đó,việc ứng dụng thành công những tiến bộ KHKT trên đã giúp nông dân tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng hàng năm nếu sử dụng sản phẩm của công ty, cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với việc sử dụng phân UREA. Điều này càng làm tăng vị thế của Bình Điền trong ngành phân bón.
Rủi ro phải đối mặt của BFC
- BFC sản xuất NPK từ 3 thành phần phân đơn chính: Ure, DAP và Kali (chiếm đến 80% chi phí sản xuất), mà hầu hết nguyên liệu này là mua ngoài. Giá các loại phân đơn này liên tục có xu hướng tăng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến KQKD của BFC.
- BFC cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ trong xu hướng sử dụng phân NPK chất lượng cao. Thời gian qua đã đánh dấu sự gia tăng nguồn cung cả về số lượng và chất lượng sản phẩm NPK từ các đối thủ lớn như: nhà máy NPK 4 của Lâm Thao, nhà máy NPK Phú Mỹ, nhà máy NPK Ure nóng chảy của DCM và một số dự án mở rộng dây chuyền sản xuất khác tại phía Bắc. Điều này khiến cho mức độ cạnh tranh mảng phân NPK (sản phẩm chủ lực của Bình Điền) sẽ càng gay gắt hơn.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)
Thông tin cơ bản về LAS
- Mã chứng khoán: LAS
- Sàn niêm yết: HNX
- Cơ cấu cổ đông: 69,82% là cổ đông nhà nước và công đoàn công ty, cá nhân trong nước chiếm 28,77%, còn lại là nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã chính thức đi vào sản xuất vào ngày 24/06/1962. Ngày 01/03/2012, doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam này chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), với mã chứng khoán là LAS. Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực chính như:
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: Super lân, NPK, Axit SunFuric, Sunfat Amon,…
- Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản: Đá, cao lanh, đất sét
- Sản xuất kinh doanh xi măng, vữa, bê tông và các sản phẩm khác từ xi măng…
Vị thế trong ngành của LAS
- LAS là công ty có uy tín lâu năm, có mạng lưới khách hàng và nhà cung cấp truyền thống, sản phẩm đa dạng và thường xuyên được nghiên cứu phát triển, Công ty đã đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong nhiều năm liền.
- Sản phẩm chính của Lâm Thao là Supe lân với sản lượng trung bình khoảng 750 nghìn tấn một năm và phân NPK sản lượng khoảng 700 nghìn tấn một năm. Ngoài ra, sản phẩm lân nung chảy đạt sản lượng khoảng 300 nghìn tấn/năm.
- LAS còn thực hiện đầu tư nhiều công trình lớn như: Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất NPK số 4 công suất 150,000 tấn/năm, giá trị thực hiện 7,011 tỷ đồng; Dự án đầu tư hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (tại dây chuyền Axit số 1), giá trị thực hiện 4,753 tỷ đồng; Đầu tư mua sắm xe xúc lật giá trị thực hiện 2,017 tỷ đồng.
Rủi ro phải đối mặt của LAS
- Giá nguyên vật liệu chiếm tới 80% giá thành phẩm nên có ảnh hưởng rất lớn.
- Giá các mặt hàng năng lượng như dầu, khí, than tăng cao đã đẩy giá thành sản xuất các doanh nghiệp trong ngành tăng đáng kể.
- Áp lực cạnh tranh cao từ các đối thủ trong và ngoài nước. Bình Điền – Ninh Bình cạnh tranh tại thị trường Đồng bằng Sông Hồng, Tiến Nông tại thị trường Thanh Hóa – Nghệ An, phân bón Lào Cai, Đức Giang tại thị trường Tây Bắc Bộ… Bên cạnh đó, phân bón nhập khẩu từ các thị trường lân cận như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia đang có lợi thế về giá hơn phân bón trong nước do không phải chịu 5% tiền thuế GTGT.
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)
Thông tin cơ bản về BMP
- Mã chứng khoán: BMP
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 77,31% tổ chức trong nước, 16,84% cá nhân trong nước, còn lại là cá nhân và tổ chức nước ngoài
CTCP Nhựa Bình Minh (BMP được thành lập năm 1977, với tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh. Lĩnh vực hoạt động chính của BMP là sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su. Những sản phẩm chính bao gồm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại, keo dán ống, bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, Nhựa Bình Minh cũng thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc và sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất.
Vị thế trong ngành của BMP
- Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam, lĩnh vực nhựa, có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam.
- Nhựa Bình Minh hiện là doanh nghiệp nhựa lớn nhất tại Việt Nam về sản xuất ống và phụ tùng ống nhựa. BMP chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần ống nhựa tại khu vực phía Nam, và chiếm khoảng 25% thị phần ống nhựa trong cả nước. Công ty đã xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với gần 1,600 nhà phân phối.
- BMP hiện sở hữu và vận hành 4 nhà máy sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất 150,000 tấn sản phẩm/năm.
- Công ty có hệ thống bao phủ gần như toàn bộ khu vực miền Trung trở vào và đang mở rộng ra miền Bắc và có cả một nhà máy ở Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên nhằm thâm nhập thị trường miền Bắc.
Rủi ro phải đối mặt của BMP
- Nhựa Bình Minh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đáng kể nhất là sức ép cạnh tranh ngày càng găy gắt của các đối thủ cùng ngành như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Phúc Hà…
- Trong bối cảnh sức ép cạnh tranh, giá các nguyên vật liệu nhựa đầu vào tăng cao đang là khó khăn lớn đối với bài toán lợi nhuận của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR)
Thông tin cơ bản về PHR
- Mã chứng khoán: PHR
- Sàn niêm yết: HOSE
- Cơ cấu cổ đông: 85,29% cổ đông trong nước, 14,71% cổ dông nước ngoài
CTCP Cao su Phước Hòa là công ty con với tỷ lệ sở hữu 66% của Tập đoàn cao su Việt Nam. Ngày 18/08/2009, CTCP Cao su Phước Hòa chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay PHR hoạt động trong 4 mảng: (1) Cao su, (2) Chế biến gỗ, (3) Khu Công Nghiệp (KCN). PHR cũng góp vốn trong một số đơn vị phát triển KCN lớn như Nam Tân Uyên, CTCP Đầu tư U&I cho KCN Tân Lập 1 hay dự kiến lập liên doanh triển khai dự án VSIP 3.
Vị thế trong ngành của PHR
- Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam, nằm trong vùng chuyên canh cao su, vị trí trung tâm của vùng cao su Đông Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh 65km rất thuận lợi về mặt giao thông.
- Công ty có 3 nhà máy chế biến cao su với tổng công suất thiết kế là 27,000 tấn/năm bao gồm nhà máy chế biến Bố Lá có công suất 6,000 tấn/năm, nhà máy chế biến mủ ly tâm có công suất 3,000 tấn/năm và nhà máy chế biến Cua Paris có công suất 18,000 tấn/năm.
- Hiện nay, PHR đang quản lý hơn 12,075ha đất cao su ở Việt Nam và 7,630ha đất cao su ở Campuchia. Do quỹ đất ở Bình Dương phù hợp để làm KCN và hạ tầng, nên vườn cây ở Campuchia sẽ đóng góp vai trò quan trọng để bù đắp sản lượng cao su suy giảm tại Việt Nam trong tương lai.
Với kinh nghiệm quản lý lâu năm về cây cao su, trang thiết bị chế biến được đầu tư tương đối hiện đại và kỹ thuật khai thác tiên tiến, thương hiệu cao su Phước Hòa đã từng bước đã được khẳng định trên thị trường thế giới đặc biệt là sản phẩm mủ SVR CV, SVR L, SVR 3L. Sản phẩm của PHR đã có mặt tại thị trường Châu Âu và Châu Á, Mỹ… đây sẽ là nền tảng vững chắc cho PHR mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Rủi ro phải đối mặt của PHR
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam này chủ yếu chịu rủi ro khi có sự thay đổi về giá sản phẩm mủ, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với rủi ro về lạm phát và suy thoái sẽ tác động đến nhu cầu công nghiệp nặng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến doaanh số và lợi nhuận của PHR.
- Giá cao su khó có thể tăng mạnh do cung vẫn vượt cầu. Hiện nay, 6 nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam và Trung Quốc với tổng sản lượng chiếm 88% sản lượng của thế giới. Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam là 4 nước xuất khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Ở phía cầu, Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất nhiều tuy nhiên chủ yếu tiêu thụ trong nước, không xuất khẩu và hầu hết chỉ mua cao su thô với giá trị thấp.
Trên đây là danh sách 12 doanh nghiệp hóa chất lớn nhất Việt Nam. Các doanh nghiệp này hiện đều đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và cổ phiếu đều có sẵn trên các sàn, thanh khoản tốt và được nhiều nhà đầu tư chú ý. Vì vậy, bạn hãy tham khảo thật kỹ để lựa chọn được một doanh nghiệp phù hợp để đầu đầu tư nhé. Nếu có gì thắc mắc, cứ để lại bình luận bên dưới bài viết này để mình giải đáp. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn có những giây phút thư giãn, vui vẻ.