Sổ đỏ là giấy xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức với một mảnh đất được pháp luật quy định. Tuy nhiên, vấn đề một sổ đỏ được đứng tên mấy người và quyền hạn của những người đứng tên trong sổ đỏ sẽ thế nào lại được rất nhiều người quan tâm. Tất cả lời giải đáp sẽ có trong nội dung bài viết này.
Nội dung
Sổ đỏ được đứng tên mấy người?
Quyền hạn của người đứng tên sổ đỏ
Một sổ đỏ được đứng tên mấy người? Theo luật đứng tên sổ đỏ mới nhất, 1 sổ đỏ có thể được đứng tên được nhiều người. Trong đó sẽ chia thành các trường hợp như sau:
- Sổ đỏ đứng tên 2 người có quan hệ vợ chồng.
- Sổ đỏ đứng tên 2 hoặc nhiều người không phải là vợ chồng (2 người chung tiền mua 1 mảnh đất, nhiều người chung tiền mua 1 mảnh đất, 2 hoặc nhiều người cùng được tặng/cho/thừa kế 1 mảnh đất,…)
Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Người được đứng tên trong sổ đỏ có tất cả quyền hạn đối với mảnh đất được xác định trong Bộ luật Đất Đai.
Những quyền lợi mà người đứng tên trong sổ đỏ được thực hiện trên mảnh đất và tài sản gắn liền với đất như sau:
- Quyền sử dụng: Người đứng tên sổ đỏ có quyền sở hữu tài sản đất đai với điều kiện không gây ảnh hưởng đến các bên khác, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng và quyền lợi lợi ích hợp pháp của người khác.
- Được đảm bảo vệ quyền lợi từ các kết quả đầu tư đất đai sở hữu trên sổ đỏ.
- Quyền tự định đoạt: Người đứng tên sổ đỏ có quyền tự định đoạt việc mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, tiêu dùng, hay tiêu hủy tài sản.
- Quyền sở hữu nhà và các tài sản khác liên quan đến đất được đứng tên trong sổ đỏ.
- Nhà nước đảm bảo quyền lợi khi bị xâm phạm lợi ích hợp pháp đất đai.
- Quyền sử dụng các tiện ích công cộng được xây dựng trên khu đất có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Quyền bảo trì, sửa chữa, phá dỡ nhà ở, tài sản trên mảnh đất đứng tên
- Được nhà nước bồi thường đúng quy định khi mảnh đất được Nhà nước trưng dụng, thu hồi phục vụ các dự án theo quy định.
- Được quyền khiếu kiện, khiếu nại khi các quyền và lợi ích hợp pháp về đất và các tài sản liên quan đến đất bị xâm phạm.
Quyền của tất cả những người đứng tên trên sổ đỏ giống nhau. Nếu 1 trong số đó muốn sử dụng đất vào bất kỳ mục đích nào như: xây dựng, cải tạo, cầm cố, vay ngân hàng, cho thuê, cho mượn, bán,… cần phải có chữ ký đồng thuận đầy đủ của những người đồng sở hữu.
Các trường hợp sổ đỏ đứng tên 2 người hoặc nhiều hơn
Sổ đỏ được đứng tên bao nhiêu người? Như đã nói ở trên, có hai trường hợp sổ đỏ đứng tên từ hai người đó là sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng và sổ đỏ đứng tên 2 người không phải là vợ chồng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ghi thông tin của người khi có chung quyền sử dụng đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người khác nhau, nhưng tài sản nằm chung trên các thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì được quy định như sau:
Trường hợp cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận:
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận, ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, nhà ở, tài sản gắn liền với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho 1 người đại diện:
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền bao gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trong trường hợp số người đồng sở hữu nhiều, không ghi hết trên 1 trang giấy chứng nhận thì dòng cuối trang 1 ghi vào những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận đó.
Thủ tục và quy trình làm sổ đỏ đứng tên nhiều người
Sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Hôn Nhân và Gia đình, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của 2 vợ chồng được pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận sử dụng nhà đất phải ghi tên cả hai vợ chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng quy định nếu muốn thay đổi 1 người đại diện đứng tên sổ đỏ sang sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đổi sổ đỏ để ghi tên hai vợ chồng.
Hồ sơ cấp sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng |
|
Sổ đỏ đứng tên 2 người không phải vợ chồng
Bìa đỏ được đứng tên mấy người? Với trường hợp sổ đỏ đứng tên 2 người không phải là vợ chồng, thủ tục đăng ký cấp sổ đỏ sẽ thực hiện theo nguyên tắc chung cấp sổ đỏ ghi tên các đồng sở hữu. Hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
Thủ tục đứng tên sổ đỏ chung không phải vợ chồng |
|
Quy trình thủ tục nhiều người cùng đứng tên sổ đỏ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người làm hồ sơ nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện hoặc một bộ phận 1 cửa theo quy định.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo người nộp bổ sung hồ sơ trong thời gian không quá ba ngày. Hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
Cơ quan hồ sơ ghi tiếp nhận thông tin và ghi đầy đủ vào sổ tiếp nhận, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
- Bước 2: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
- Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Sau khi có kết quả, Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Giải đáp câu hỏi liên quan
Sổ đỏ đứng tên vợ/ chồng được không?
Sổ đỏ đứng tên được mấy người? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật đất đai năm 2013:” Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp, vợ chồng có thỏa thuận 1 người đứng tên trong sổ đỏ thì vợ hoặc chồng có quyền được đứng tên một mình trong sổ nếu được sự chấp thuận của người còn lại.
Vì vậy câu hỏi sổ đỏ đứng tên vợ hoặc chồng đều được pháp luật công nhận nếu xét đúng theo quy định pháp luật.
Một người được đứng tên mấy sổ đỏ?
Không chỉ băn khoăn một sổ đỏ được đứng tên mấy người? mà có nhiều cá nhân cũng thắc mắc câu hỏi vậy một người được phép đứng tên mấy sổ đỏ.
Theo Điều 205 Bộ luật dân sự năm 2015 của cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam sẽ không bị hạn chế số lượng và giá trị sử dụng đất đai, nhà ở. Như vậy, chiếu theo quy định này thì một người có thể đứng 1, 2, 3 thậm chí là nhiều hơn về số lượng sổ đỏ và giá trị của mảnh đất, tài sản gắn liền mảnh đất được đứng tên.
Mấy tuổi được đứng tên sổ đỏ?
Luật Đất đai chưa có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên sổ đỏ. Nhưng điều bạn cần lưu ý ở đây là năng lực hành vi dân sự của người đứng tên trong sổ đỏ có hay không.
Ví dụ, một đứa trẻ sơ sinh khi mới sinh ra được đứng tên trong sổ đỏ nếu mảnh đất ấy được hưởng thừa kế từ cha mẹ, ông bà. Tuy nhiên cần có người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ để thực hiện cho đến khi người đứng tên trong sổ đỏ đủ 18 tuổi chịu trách nhiệm dân sự.
Nhờ người đứng tên hộ trên sổ đỏ có được không?
Nhờ người đứng tên hộ trong sổ đỏ với nhiều mục đích khác nhau như che dấu tài sản, các hoạt động chuyển dịch tài sản khác sẽ không được pháp luật công nhận. Chính vì vậy mà việc người khác đứng tên sổ đỏ thay mình là sai quy định pháp luật.
Hy vọng việc giải đáp sổ đỏ được đứng tên mấy người giúp bạn hiểu hơn về quyền hạn, đứng tên trong sổ đỏ, thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của luật Đất đai.