“Xin chào DautuX.vn, con trai chúng tôi mới lập gia đình, vợ chồng tôi muốn tách sổ đỏ mảnh đất hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh đang sinh sống cho con trai tôi. Vậy cho tôi hỏi thu tục tách sổ đỏ cho con như thế nào và lệ phí tách sổ đỏ có đắt không và quy trình tách sổ đỏ thế nào? Tôi cảm ơn!”. Nguyễn Minh Châu- Gmail: Minhchau.1977@gmail.com
Nội dung
Thủ tục tách sổ đỏ cho con
Lời nói đầu DautuX.vn cảm ơn bạn Châu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc xác lập tách sổ đỏ cho con là để xác lập quyền với phần di sản mà mỗi người được giao thừa hưởng theo quy định của pháp luật.

Thông qua bài viết này hy vọng bạn Châu cũng như những bạn đọc đang quan tâm có thể hiểu những quy định liên quan đến vấn đề trên.
Tách sổ đỏ là gì? Điều kiện tách sổ đỏ cho con
Điều kiện để tách sổ đỏ cho con, phần đất định tách sổ đỏ phải đáp ứng theo điều kiện được quy định tại Điều 3 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh cụ thể:
- Thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật Đất đai.
- Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề như: Quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề (nghĩa là đã có thỏa thuận về việc cho nhà bên trong có quyền về lối đi, kéo điện…qua đất nhà mình thì khi tách thửa thì phải bảo đảm những quyền đó cho nhà bên trong).
- Thửa đất hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa, hợp thửa, điều chỉnh ranh giữa các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định này.
- Đất không thuộc những trường hợp không được tách thửa như:khu bảo tồn cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, biệt thự thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại thông tư số 19/2016/TT-BXD. Nhà đất không thuộc khu vực đã thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất.
Tách sổ đỏ cho con cần giấy tờ gì?
Để làm thủ tục tách sổ đỏ cho con, người đứng tên trong sổ đỏ cũ là cha hoặc mẹ cần thự hiện cần chuẩn bị thủ tục và thực hiện các bước theo quy định tại điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị tách thử đất cho con cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Hồ sơ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu).
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của mẹ cho con hoặc giấy tờ hợp lệ tương ứng.
- Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Sau khi nộp thủ tục tách sổ đỏ cho con tại văn phòng đăng ký đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, công chứng viên văn phòng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.
Khi đủ giấy tờ hợp lệ, ngay trong ngày nhận hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo phòng có trách nhiệm gửi hồ sơ về cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính.
Trường hợp tách sổ đỏ phải trích đo địa chính không quá 7 ngày làm việc. văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nghiệm:
- Đo địa chính thửa đất mới tách, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính.
- Gửi công văn giấy tờ đến cơ quan Tài nguyên môi trường cùng cấp
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tờ trình, UBND cấp có thẩm quyền xem xét ký và gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng ddaatsvaf tài sản gắn liền với đất cho cơ quan tài nguyên môi trường trực thuộc.
Bước 3: Trả bản chính sổ đỏ đã tách đất mới cấp
Khi nhận được sổ đỏ đã ký, cơ quan Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm trao bản chính sổ đỏ thửa đất mới cho người sử dụng đất, gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
Tách sổ đỏ cho con hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí làm thủ tục tách sổ đo cho con là bao nhiêu? Chi phí tách sổ được quy định theo pháp luật bao gồm:
- Chi phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tách thửa, cho tặng.
- Lệ phí trước bạ nhà đất theo Điều 6 Nghị định 140/2016/ND-CP
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận, phí thẩm định địa chính, phí trích đo địa chính.
Có phải nộp thuế khi tách sổ đỏ cho con không? Đối với thuế thu nhập cá nhân, theo khoản 1 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012 thì việc tách thửa đất giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, anh,
chị, em ruột với nhau là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.Do đó, trường hợp tách sổ đỏ cho con sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Thời gian thực hiện tách sổ đỏ cho con là bao lâu?
Điểm đ, khoản 2, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Thời hạn giải quyết thủ tục tách sổ đỏ cho con không quá 20 ngày.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.
Giải đáp vướng mắc trong việc tách sổ đỏ cho con
Tách sổ đỏ bao nhiêu mét vuông thì được?
Tùy vào điều kiện tách sổ đỏ ở từng địa phương mà quy định về diện tích tối thiểu khi tách sổ đỏ có phần khác nhau dựa vào diện tích, vị trí địa lý từng khu vực. Ví dụ như phần đất của bạn Châu nằm tại thành phố Hồ Chi minh thì theo quy định của UBND TP. HCM thì diện tích tối thiểu được tách sổ đỏ cụ thể như sau.
Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 m.
Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.
Tối thiểu là 50m2, chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 m.
Khu vực 3: Gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).
Tối thiểu 80m2, chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 m.
Có được tách sổ đỏ cho con nuôi không?
Trong trường hợp người được nhận tách sổ đỏ là con nuôi của người cho tặng, việc thực hiện tách sổ đỏ cũng được thực hiện theo các bước thủ tục giống như con đẻ.

Lưu ý, đối với thủ tục tách sổ đỏ cho con nuôi, cần thêm giấy xác nhận, chứng thực của chính quyền địa phương việc nhận con nuôi để đảm bảo quyền lợi của người được cho nhận.
Có được tách sổ đỏ nhà đất cha mẹ để lại khi mất không?
Khi cha mẹ mất, nếu có di chúc thì tài sản sẽ được hia theo ý nguyện của người để lại di chúc. Còn nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia cho những hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những người như con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ không được chia di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di chúc theo quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 BLDS 2015.
Việc tách sổ đỏ cho con đối với phần tài sản nhà đất được chia theo di nguyện của cha mẹ đã mất thì thì có quyền yêu cầu tách thửa đất để xác định quyền sử dụng đất của mình trong di chúc thừa kế. Cần tuân thủ theo quy định tại điều 143 và 144 Luật Đất đai năm 2013.
Khi tách sổ đỏ cần phải thỏa mãn điều kiện về diện tích tối thiểu, quy định về hạn mức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UNBD tại nơi có mảnh đất đó.
Hy vọng với những chia sẻ về thủ tục tách sổ đỏ cho con trên đây, bạn Châu và những đọc giả đang quan tâm có thể hiểu hơn về các vấn đề trong quá trình làm tách sổ đỏ đất. Qua đó cần nắm được những lưu ý quan trọng của thủ tục hành chính theo pháp luật quy định.