Bạn muốn đầu tư vào vàng dài hạn nhằm kiếm lợi nhuận, hoặc bạn dự báo giá vàng sẽ tăng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra? Khủng hoảng, suy thoái là những cụm từ bạn thường xuyên nghe thấy hoặc được nghe dự báo về kinh tế gần đây sau những sự kiện của Evergrande. Hãy cùng DautuX.vn phân tích kế hoạch đầu tư vàng để trú ẩn hoặc kiếm lợi nhuận giữa khủng hoảng của bạn.
Nội dung
Vàng đã diễn biến như thế nào giữa các cuộc khủng hoảng?
Khủng hoảng, suy thoái mua vàng có lẽ đã ăn vào tiềm thức bạn một cách duy ý chí. Bạn mặc định nó là đúng đắn. Nhưng thực tế hoàn toàn không như bạn nghĩ, khủng hoảng không làm vàng tăng giá.
Đại suy thoái 1929 – 1933: Vàng không tăng giá đáng kể. Thời điểm vàng trở lại tăng giá là 1933, khi suy thoái kết thúc.
Suy thoái 1937 – 1938: Vàng không tăng giá.
Suy thoái 1945, khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Vàng vẫn không tăng giá.
Suy thoái 1953, kéo dài 10 tháng: Vàng giảm giá.
Suy thoái 1958, Vàng không tăng giá.
Suy thoái 1973 – 1975, Bong bóng vàng bắt đầu khởi phát (Sóng 1 mô hình sóng đẩy 5 Elliott): Từ 60$ lên 120$ và sau đó là 180$.
Suy thoái 1980 – 1982, Vàng cũng có đỉnh vào 1980 và chia hơn 2 lần từ mức 680$ về 310$. Như vậy cuộc khủng hoảng này không mang đến cho vàng việc tăng giá mà nó còn giảm giá.
Suy thoái châu Á 1997, Vàng giảm giá nhẹ.
Suy thoái 2000, Vàng tăng nhẹ từ 270$ lên 340$.
Suy thoái 2007 – 2008, Vàng giảm khá mạnh, từ 980$ xuống còn 700$.
Suy thoái 2020, Vàng giảm từ $1700 về $1400.
Từ dữ liệu 11 cuộc khủng hoảng và suy thoái trong 100 năm qua, vàng hầu như không tăng giá mà ngược lại số lần giảm giá còn áp đảo.
Bạn vẫn thấy vàng tăng giá, vàng lên cao so với USD. Nhưng cần hiểu rằng thời điểm vàng lên giá cũng là lúc các loại tài sản khác lên giá như: Đất đai, chứng khoán, lương và mọi vật chất khác cũng tăng theo. Việc vàng lên giá ít liên quan tới khủng hoảng.

Như bạn thấy trên biểu đồ, giá vàng (màu xanh) không hề tăng vào các cuộc khủng hoảng (Thời điểm SPX – Màu cam đi xuống rất mạnh).

Như vậy có thể thấy vàng không phải là cơ hội khi khủng hoảng. Vàng đã không còn là bản vị, là thứ đảm bảo cho tiền nên nó chỉ là một hàng hóa thông thường, dùng trong trang sức và công nghiệp. Tất nhiên vàng vẫn có những giá trị của riêng nó, nhưng cũng phải nói rằng hầu hết các hàng hóa đều có giá trị, kể cả sắt hay nhôm.
Nhìn vào diễn biến gần đây nhất sẽ giúp bạn hình dung rằng vàng đã trở thành nhóm “tài sản” nói chung ra sao:

Như vậy chúng có thể đưa vàng vào chung nhóm tài sản (BDS, CK, CP, Bitcoin, Vàng) đều sẽ về chung một nhóm. Nhóm còn lại chính là tiền. Thời điểm 03/2020, bạn có thể thấy tất cả lao dốc kể cả vàng, CK VN (VNI) hay CK Mỹ hay vàng, bitcoin. Giai đoạn gần đây vàng lên giá không phải vì khó khăn hay dịch bệnh gì cả, đơn giản tất cả các hàng hóa khác cũng đều lên giá.
So sánh hiệu suất đầu tư vàng



Như vậy vàng có hiệu suất rất tồi tệ trong dài hạn. Khi khủng hoảng cũng chưa chắc tăng giá, sao bạn lại có ý tưởng đầu tư vàng khi suy thoái kinh tế.
Chu kỳ đầu tư đối với vàng khá dài, từ 10 – 20 năm, nên một sai lầm có thể làm hỏng kế hoạch lớn cuộc đời. Cần cân nhắc yếu tố đó.
Nên đầu tư vàng khi nào?
Ngược lại, thay vì khủng hoảng mới đầu tư vàng mà bạn nên đầu tư vàng khi:
Bản vị là yếu tố giúp vàng duy trì giá cả. Nhưng thế giới sẽ không quay lại những ngày đồ đá đó, thông thường nó sẽ đi kèm với 1 cuộc chiến lúc mà giữa các quốc gia không còn lòng tin.
Nếu đã quyết đầu tư vàng, bạn sẽ gặp một vấn đề là chênh lệch giá với giá quốc tế. Xem bài dưới đây để có giải pháp đầu tư vàng khi chênh lệch giá.
** Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả. Có đưa ra nhiều góc nhìn riêng để bạn dễ định hướng hơn. Việc tham khảo nhiều nguồn tin sẽ giúp bạn có quyết định đầu tư chính xác nhất.
Hi vọng với phân tích về đầu tư vàng và nắm giữ giữa khủng hoảng và suy thoái sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn mới nhất để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.