Đối mặt với áp lực lạm phát tăng thì mặt bằng lãi suất nói chung đang có dấu hiệu tăng trở lại sau 2 năm duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục. Hiện tại, lãi suất huy động tại các NHTM đã tăng trung bình từ 0,5% – 1% so với đầu năm. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng lãi suất có thể tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Vậy trước áp lực tăng lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ biến động thế nào? Nên mua cổ phiếu nào, tránh cổ phiếu khi lãi suất tăng? Hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Lãi suất tăng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ra sao?
Xem xét diễn biến giữa những đợt tăng lãi suất và biến động VN-Index, có thể thấy rằng thị trường chứng khoán có mối tương quan chặt ché với diễn biến lãi suất. Cụ thể:
- Giai đoạn 2000 – 2003: lãi suất tăng do chính sách lãi suất thả nổi được ban hành năm 2002 tạo nên cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng. Thị trường chứng khoán vào 7/2022 đã lâm vào tình trạng giảm tới hơn 66% so với đỉnh 2021. Lúc đó, CKVN mới được thành lập với số điểm khởi đầu của VN-Index là 100 điểm, đạt đỉnh hơn 500 điểm vào giữa năm 2001 và sau đó trượt dài liên tục sau đó xuống mức thấp nhất 130 điểm trong năm 2003. Nhưng cũng cần lưu ý là giai đoạn này thị trường còn sơ khai, rất ít doanh nghiệp niêm yết trên sàn nên thanh khoản khá thấp, và mức biến động giá khá cao.
- Giai đoạn 2004 – 2007: Lãi suất duy trì ở mức thấp, TTCK bùng nổ. Lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã tăng trung bình 230%/năm (năm 2006 – 2007). Và đây cũng là lần đầu tiên, VN-Index chạm mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170 điểm vào năm 2007
- Giai đoạn 2008 – 2009: Lãi suất và lạm phát tăng vọt, cổ phiếu được định giá quá cao là một trong những tác nhân gây ra đổ vỡ thị trường. Nhưng sau đó, lãi suất sau đó đã nhanh chóng hạ nhiệt trước lo ngại suy thoái kinh tế, nen giá cổ phiếu cũng đã hồi phục trở lại.
- Giai đoạn 2010 – 2013: Lãi suất tiếp tục tăng cao, NHNN đã phải đặt trần lãi suất huy động 14%, và đi kèm theo đó là sự đổ vỡ của thị trường BĐS khiến chứng khoán giảm mạnh.
- Giai đoạn 2014 – 2021: Lãi suất giảm dần, đặc biệt giảm sâu trong giai đoạn Covid, đã tạo sự ổn định vĩ mô và giúp thị trường chứng khoán phát triển.
=> Có thể thấy lãi suất ảnh hưởng ngày càng lớn tới TTCK. Giai đoạn 2000 – 2021, hệ số tương quan giữa mặt bằng lãi suất huy động và VNIndex là -0,33, cho thấy rằng 2 yếu tố này có mối tương quan ngược chiều. Trong đó, giai đoạn 2006 – 2021 và giai đoạn 2014 – 2021 mối tương quan ngược chiều này ngày càng chặt chẽ khi hệ số này lần lượt tăng, đạt mức mức -0,61 và -0,71.
**** Hệ số tương quan thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến số với nhau và nằm trong khoảng từ -1 tới +1; khi hệ số càng gần mức +1 thể hiện mức tương quan cùng chiều càng rõ nét và ngược lại; hệ số càng gần mức 0 thể hiện 2 biến số không/ít tương quan lẫn nhau. ****
Lãi suất tăng ngành nào được lợi, ngành nào bất lợi?
Nhóm cổ phiếu được lợi khi lãi suất tăng
Cổ phiếu thuộc những nhóm ngành có lượng tiền ròng lớn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi lãi suất tăng, bao gồm các nhóm: bảo hiểm, dầu khí, bia và đồ uống, vận tải, hóa chất… (theo dữ liệu được tổng hợp từ FiinPro và Agriseco).
– Nhóm bảo hiểm nhân thọ: trên sàn chứng khoán hiện nay có duy nhất cổ phiếu BVH là hoạt động trong lĩnh vực này. Lãi suất cao sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp này. Ngoài ra, lãi suất kỹ thuật tăng sẽ làm giảm giá trị trích lập dự phòng toán học trên các hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, từ đó. giúp cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp.
– Nhóm bảo hiểm phi nhân thọ: Với nhóm này, quy mô danh mục đầu tư mà tiền gửi và trái phiếu hiện nay chiếm đa số khoảng 90%, chính vì vậy hiệu suất sinh lời đầu tư của nhóm bảo hiểm phi nhân thọ sẽ gia tăng trong môi trường lãi suất tăng. Ước tính nếu lãi suất tăng 1% sẽ giúp lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng thêm 10,8%.
Có thể bạn quan tâm:
Cổ phiếu bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng
Vậy khi lãi suất tăng thì nên tránh nhóm cổ phiếu nào? Trong bối cảnh lãi suất tăng cao thì hãy tránh cổ phiếu của các doanh nghiệp tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu cao. Bao gồm các nhóm: Xây dựng (1,18 lần), Bán lẻ (1,13 lần), dịch vụ tài chính (1,09 lần), công nghệ thông tin (0,9 lần), Điện (0,81 lần), sản xuất thực phẩm (0,74 lần), vật liệu xây dựng (0,63 lần), bất động sản (0,53 lần),…
Trong số các nhóm ngành chính, ngành xây dựng sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất khi lãi suất tăng 1% sẽ khiến lợi nhuận trước thuế toàn ngành giảm khoảng 14%, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Một số ngành khác cũng có mức độ sụt giảm lợi nhuận mạnh khi lãi suất tăng 1% như Sản xuất và phân phối điện (-6%), Bán lẻ (-4,7%), Vật liệu xây dựng và nội thất (-4,5%). Riêng đối với nhóm bất động sản thì mặc dù tác động chung là -3,7% tuy nhiên tác động tới nhóm bất động sản dân cư sẽ cao hơn so với nhóm KCN do có tỷ lệ vay nợ cao hơn.
-
Lãi suất và thị trường chứng khoán thường có mối tương quan ngược chiều nhau. Khi lãi suất tăng, người dân sẽ có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn, và chứng khoán sẽ kém hấp dẫn hơn.
-
Có một số ngành cổ phiếu được hưởng lợi khi lãi suất tăng cao, đặc biệt là cổ phiếu của ngành bảo hiểm do có lượng dòng tiền lớn.
-
Lãi suất tăng cao cần tránh những ngành, doanh nghiệp có hệ số D/E cao. Chúng thường tập trung ở những doanh nghiệp xây dựng, sản xuất, BĐS…
Chúc bạn có những lựa chọn đầu tư sáng suốt và thu được nhiều lợi nhuận.