Năm 2022 được dự báo là năm tăng trưởng của nhóm cổ phiếu bảo hiểm, và nhóm này hiện cũng đang được giới chuyên môn đánh giá rất khả quan. Nếu bạn đang quan tâm đến cổ phiếu ngành bảo hiểm, hãy để mình tư vấn cho bạn danh sách các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tốt nhất hiện nay, cũng như chia sẻ về những tiềm năng của ngành này trong thời gian sắp tới nhé.
Nội dung
- 1 Danh sách các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm
- 1.1 Những mã cổ phiếu ngành bảo hiểm đang niêm yết
- 1.2 Có nên mua cổ phiếu ngành bảo hiểm không?
- 1.3 Top các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng nhất 2024
- 1.3.1 Cổ phiếu BVH – Tập đoàn Bảo Việt (HOSE)
- 1.3.2 Cổ phiếu BMI – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (HOSE)
- 1.3.3 Cổ phiếu PTI – Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX)
- 1.3.4 Cổ phiếu VNR – CTCP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (HNX)
- 1.3.5 Cổ phiếu PGI – Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (HOSE)
- 1.3.6 Cổ phiếu PVI – Công ty Cổ phần PVI (HNX)
- 1.4 Thách thức của cổ phiếu ngành bảo hiểm
Danh sách các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm
Những mã cổ phiếu ngành bảo hiểm đang niêm yết
Trên 3 sàn chứng khoán hiện nay, số lượng các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm khá ít, chỉ có tổng cộng 12 mã sau:
- BIC – Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE)
- BMI – Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE)
- ABI – CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp (UPCOM)
- AIC – Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (UPCOM)
- BLI – ổng Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bảo Long (UPCOM)
- BVH – Tập đoàn Bảo Việt (HOSE)
- PTI – Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
- MIG – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội (MIG)
- PGI – Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HOSE)
- PVI – Tổng Công ty cổ PVI (HNX)
- PRE – Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (HNX)
- VNR – Tổng Công ty Cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – VNR (HNX)
Có nên mua cổ phiếu ngành bảo hiểm không?
Theo quan điểm của mình, cổ phiếu ngành bảo hiểm sẽ là một trong những khoản đầu tư nên có trong danh mục của bạn, bởi vì những lý do sau:
-
Năm 2022 sẽ là một năm khá khó khăn cho thị trường chứng khoán bởi các yếu tố như Covid-19, chu kỳ giá hàng hóa, FED tăng lãi suất, lạm phát. Trong khi đó, nhóm bảo hiểu là nhóm cổ phiếu khá an toàn và chống chịu tốt với lạm phát, kể cả việc lãi suất gia tăng.
-
Thời gian tới, nền kinh tế sẽ dần được mở cửa, các hoạt động bán hàng sẽ hồi phục dần dần thì doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước tính tăng 22-24%, còn mảng phi nhân thọ đạt 8%-10%.
-
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (E-insurance) sẽ dần được hợp pháp hoá cho các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, tài sản thiệt hại, hàng hóa… Vì vậy, việc bán bảo hiểm qua các kênh trực tuyến sẽ được đẩy nhanh.
-
Sự hợp tác với các công ty insurtech để tăng cường đổi mới cải tiến trong việc phân tích big data cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai.
-
Nhận thức của người dân về bảo hiểm đã tích cực, vì thế cũng thúc đẩy nhu cầu mua bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh để đạt được mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt nhất.
-
Nhiều gói bảo hiểm còn đi kèm với bảo hiểm đầu tư sinh lời. Với nhu cầu đa dạng các kênh đầu tư vốn hiệu quả và an toàn, bền vững, nhiều người có thể lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm đầu tư sinh lời này để có được “lợi ích kép”.
-
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong dài hạn là rất cao, yêu cầu nguồn vốn trung và dài hạn từ các kênh ngân hàng, trái phiếu, bảo hiểm, chứng khoán… Các công tybảo hiểm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, ổn định từ khu vực dân cư.
Hiện nay, định giá cổ phiếu ngành bảo hiểm hiện nay đang được đánh giá là khá cao (PB hiện tại là 1,8x và ROE là 13%). Mặc dù vậy, vẫn có “câu chuyện” để giúp chúng tăng trưởng trong ngắn và trung hạn. Chúng mình cho rằng các doanh nghiệp có kế hoạch phát hành cổ phiếu mới hoặc thoái vốn trong 2022, hay tỷ lệ sở hữu của nước ngoài cao sẽ là tín hiệu tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong thời gian tới.
Top các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng nhất 2024
Nên đầu tư mã cổ phiếu bảo hiểm nào? Dù trên sàn không có nhiều cổ phiếu bảo hiểm, nhưng việc lựa chọn một cổ phiếu tốt vẫn tương đối khó khăn đối với những nhà đầu tư mới. Chúng mình đã lựa chọn theo một số tiêu chí: thị phần lớn, tỷ lệ FOL cao, có kế hoạch thoái vốn hoặc phát hành cổ phiếu, ngoài ra còn thêm tiêu chí định giá rẻ so với ngành để lọc ra một số mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng nhất dưới đây.
Cổ phiếu BVH – Tập đoàn Bảo Việt (HOSE)
Mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng đầu tiên phải kể đến BVH. Tập đoàn Bảo Việt (BVH) hoạt động hầu hết tất cả các lĩnh vực trong ngành tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ, đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, bảo hiểm vẫn là ngành nghề kinh doanh chủ đạo của Bảo Việt.
Vị thế trong ngành:
- BVH hiện đang giữ vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần chiếm tới hơn 20%.
- BVH đang cung cấp cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm rất đa dạng, gồm hơn 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 55 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ngoài ra còn một số sản phẩm chứng khoán, ngân hàng, quản lý quỹ khác.
- Xét về mạng nước, cổ phiếu ngành bảo hiểm này đang sở hữu gần 200 chi nhánh và công ty thành viên tại 63 tỉnh thành khắp nước, 600 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm phi nhân thọ, và 400 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm nhân thọ.
- Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, thị phần của BVH chiếm hơn 63% thị phần doanh thu phí toàn thị trường.
Triển vọng dài hạn:
- Trong dài hạn, khi mà thu nhập của người dân tăng và họ dần quen với các sản phẩm bảo hiểm, thì BVH ngoài các sản phẩm quen thuộc như nhân thọ, sức khỏe, tài sản…, sẽ thu hút thêm khách hàng ở mảng bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm kết hợp đầu tư,..thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Mảng ngân hàng còn tương đối non trẻ (BaoViet Bank), nhưng hiện nó đang phát triển theo hướng Bancassurance, tức là phối hợp các sản phẩm ngân hàng với bảo hiểm, hứa hẹn phát huy tốt mạng lưới, góp phần tăng doanh thu.
- Do đặc thù là công ty bảo hiểm nên danh mục đầu tư của quản lý quỹ Bảo Việt 90% là trái phiếu. Nhưng hiện tại, thị trường cổ phiếu đang “ì ạch”, thì kinh doanh trái phiếu ở Việt Nam đang có tiềm năng phát triển lớn.
- BVH đã bắt tay với đối tác chiến lược nước ngoài Sumitomo Life (một trong những doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất châu Á) là một đấu hiệu cho thấy nó đang có chiến lược tập trung hơn vào mảng kinh doanh bảo hiểm truyền thống vốn là thế mạnh của mình, nhằm củng cố vị trí dẫn đầu thị trường hơn là đầu tư dàn trải nhiều ngành.
- Sắp tới, BVH cũng đang có dự định tìm đối tác mua lại mảng ngân hàng (BaoViet Bank) của mình. Đây là một tín hiệu tốt để nó thu về được doanh thu, sau đó có thể sử dụng vốn để đẩy mạnh mảng chủ chốt của mình.
Cổ phiếu BMI – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (HOSE)
Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) là mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng tiếp theo chúng mình muốn nhắc đến. BMI hoạt động chính trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Các sản bảo hiểm chính của nó bao gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng không.
Vị thế trong ngành:
- BMI hiện có 62 công ty thành viên với 550 phòng giao dịch phủ đều khắp toàn quốc.
- MBI được sự trợ giúp từ công ty mẹ, vốn là tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Điều này sẽ giúp BMI thực hiện tốt việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới bảo hiểm trên toàn quốc và từng bước phát triển ra thị trường nước ngoài.
- Tính đến hiện tại, BMI đang đứng thứ 4/29 doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Triển vọng dài hạn:
- Giống như BVH, thì BMI cũng được hưởng lợi khi nhu cầu bảo hiểm của người dân tăng lên. BMI cũng là top doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu hiện nay, lại cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ nên chắc chắn sẽ được hưởng lợi tích cực.
- Doanh thu và lợi nhuận của BMI tăng trưởng khá trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều ổn định trong năm 2021 dù chịu tác động của dịch COVID-19. Điều này sẽ giúp BMI thu hút được sự chú ý từ nhiều nhà đầu tư.
- Việc thoái vốn Nhà Nước luôn là một “câu chuyện” hấp dẫn nhà đầu tư. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã có văn bản về việc này, và hiện SCIC đang nắm giữ 55,44 triệu cổ phiếu BMI (chiếm tới 50,7%). Đây chính là “cú hích” quan trọng giúp giá cổ phiếu BMI tăng lên trong thời gian tới.
Cổ phiếu PTI – Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX)
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) hiện nay có 3 cổ đông chính là công ty Bảo hiểm DB – Hàn Quốc (chiếm 37,32%), tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (chiếm 22.67%) và công ty Chứng khoán VNDirect (chiếm 18.68%). Lĩnh vực kinh doanh chính của PTI là bảo hiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiểm, giám định tổn thất cùng các hoạt động tài chính khác, trong đó tăng trưởng tốt nhất chính là bảo hiểm gốc.
Vị thế trong ngành:
- PTI luôn giữ vị thế là 1 trong 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm trực tiếp, kinh doanh tái bảo hiểm, và thực hiện các hoạt động tài chính có liên quan.
- Mã cổ phiếu ngành bảo hiểm này có điểm mạnh là có các cổ tông lớn là những tổ chức uy tín như: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quốc Tế, Tổng Công Ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam.
- PTI hiện sở hữu 49 công ty thành viên và mạng lưới phục vụ khách hàng trải rộng tại 10.800 bưu điện, bưu cục trên khắp cả nước.
- Năm 2021, doanh thu bảo hiểm xe cơ giới hơn 2.500 tỷ đồng, duy trì vị trí số 1 trên thị trường, trong khi đó doanh thu bảo hiểm con người ước đạt trên 2.000 tỷ đồng – giữ vị trí số 2.
- Kết thúc năm 2021, PTI chiếm gần 11% thị phần bảo hiểm nhân thọ, giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường, và đạt xếp hạng tín nhiệm ở mức cao nhất B++.
Triển vọng dài hạn:
- PTI đang đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối trọng tâm như Banca, VNPost, và Digital.
- PTI được hưởng lợi khi nhu cầu mua bảo hiểm của người dân tăng, bởi nó đang đứng top 3 thị trường, và mục tiêu sẽ là đưa độ nhận diện của nó lên cao hơn nữa.
- Lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới là thiết yếu, được nhiều người quan tâm, mà PTI đang là mã cổ phiếu ngành bảo hiểm đi đầu ở ngách này.
- Liên tục ra mắt các ứng dụng PTI Seller, PTI – Giám định viên, Your PTI… nhằm phục vụ hoạt động bán hàng, thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Đặc biệt, PTI đã ký kết với các hãng hàng không nội địa lớn ở Việt Nam triển khai sản phẩm Bảo hiểm trễ/hủy chuyến bay Delay Flight.
- PTI cũng đã hợp tác với công ty bảo hiểm công nghệ hàng đầu Singapore là Income để cho ra mắt sản phẩm rất độc đáo là Bảo hiểm trời mưa.
Cổ phiếu VNR – CTCP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (HNX)
Công ty tái bảo hiểm quốc gia VN (VNR) được thành lập từ năm 1995, lĩnh vực kinh doanh chính là các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ thị trường trong và ngoài nước, đầu tư tài chính: trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện là cổ đông lớn nhất và nắm quyền chi phối VNR (Sở hữu 40,37%).
Vị thế trong ngành:
- Đây là mã chứng khoán ngành bảo hiểm duy nhất trên sàn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm.
- VNR được biển đến khi là thành viên của Hiệp hội các nhà tái bảo hiểm Châu Á.
- VNR đã được khẳng định năng lực tài chính (FSR) mức B++ (Tốt) và năng lực tín dụng dài hạn của tổ chức phát hành (ICR) mức “BBB+”.
- VNR cũng luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cổ đông lớn uy tín trong và ngoài nước như Swiss Re, Tập đoàn Bảo Minh, Tập đoàn Bảo Việt, Quỹ đầu tư Bảo Việt…
- VNR cũng ghi điểm khi luôn tiên phong cho các chương trình bảo vệ rủi ro cộng đồng điển hình như: Chương trình Bảo hiểm Nông nghiệp theo nghị định 135; chương trình Bảo hiểm Thủy sản theo nghị định 17…
Triển vọng dài hạn:
- Vốn hóa tài chính mạnh, chỉ đứng sau Bảo Việt và Bảo Minh, điều này sẽ giúp cho VNR luôn tối ưu và đẩy mạnh được các hoạt động đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đi đầu trong lĩnh vực tái bảo hiểm (chuyển rủi ro từ một doanh nghiệp bảo hiểm sang một doanh nghiệp bảo hiểm khác).
- Tăng trưởng của ngành bảo hiểm những năm qua mở ra cơ hội tăng trưởng cho VNR trong lĩnh vực tái bảo hiểm như VNR.
- VNR cũng đang dần mở rộng lĩnh vực đầu tư ngoài ngành bảo hiểm, như dự kiến thành lập các công ty tài chính, công ty chứng khoán, và VNR chiếm tỷ lệ chi phối chủ chốt.
Cổ phiếu PGI – Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (HOSE)
PGI – Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex hiện là doanh nghiệp đang cung cấp trên 80 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó chủ yếu gồm: Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hỏa hoạn. Những ngách bảo hiểm có tỷ trọng doanh thu thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn công ty, và đó là lý do chủ yếu để PGI trở thành một trong những mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tốt nhất hiện nay.
Vị thế trong ngành:
- PGI hiện đang sở hữu 61 công ty bảo hiểm thành viên, số lượng đại lý tổng cộng là 1.740, trong đó có 1.600 đại lý cá nhân và 140 đại lý tổ chức.
- Lợi thế cạnh tranh của PGI tập trung mạnh lĩnh vực bán lẻ như bảo hiểm xe máy, ô tô (đã chiếm tới 50% tổng doanh số kinh doanh bảo hiểm hàng năm). Ngoài ra nó cũng hoạt động trong số lĩnh vực bảo hiểm khác như bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật.
- PGI đã được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế A.M.Best xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt) và triển vọng hoạt động ổn định, có thể phát triển lâu dài.
Triển vọng dài hạn:
- PGI vẫn tiếp tục đi đầu và tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm chủ lực: Bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm con người và bảo hiểm xe cơ giới.
- PGI đang có kế hoạch mở rộng sang cả lĩnh vực hàng không, vệ tinh, dầu khí…
- PGI đang dần triển khai vùng hoạt động ra nước ngoài, trước mắt là khu vực Đông Nam Á.
- PGI vừa mới phát hành thêm 22 triệu cổ phiếu thưởng, và đây sẽ là tín hiệu để giá cổ phiếu PGI tăng lên trong thời gian ngắn sắp tới.
Cổ phiếu PVI – Công ty Cổ phần PVI (HNX)
Mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng cuối cùng mình muốn nhắc đến đó là PVI. PVI có tiền thân là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, hiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính. Hiện nay, PVI là doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam duy nhất có hợp đồng bảo hiểm cố định năng lượng tại thị trường Lloyds và các hợp đồng bảo hiểm cố định hàng hải, phi hàng hải. Đặc biệt, PVI còn nhận tái bảo hiểm ra các nước khu vực và thế giới với đối tác của là những nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới và khu vực như Swiss Re, Munich Re, Korean Re.
Vị thế trong ngành:
- PVI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, và được thừa hưởng nền tảng tài chính vững mạnh từ công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
- PVI hiện đang đứng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu thuyền.
- PVI đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và có mối quan hệ tốt đẹp với các chủ tầu lớn như: VSP, PTSC, Vitranschart, Vosco, Vinashin.
- PVI chiếm tới hơn 90% thị phần của ngách bảo hiểm năng lượng.
- Thị trường bảo hiểm quốc tế đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc duy nhất cho các hợp đồng dầu khí tại Việt Nam và xây dựng các hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức lớn.
- Ở một số mảng của bảo hiểm phi nhân thọ khác, PVI là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường mảng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt với các dự án lớn.
- PVI được tổ chức A.M Best xếp hạng năng lực tài chính của Bảo hiểm PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo hiểm PVI ở mức B+ (Tốt).
Triển vọng dài hạn:
- Với lợi thế đi đầu và gần như là duy nhất trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, tàu thuyền, đủ để thấy PVI có đủ tiềm năng để phát triển tốt.
- PVI vẫn đang nỗ lực mục tiêu phát triển ra thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa.
- PVI đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống bán lẻ , xây dựng các chương trình tái bảo hiểm cạnh tranh hơn.
- Đang dần triển khai việc phối hợp với các đối tác và đơn vị trực thuộc để đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm.
- PVI vừa mới triển khai bảo hiểm sức khỏe toàn diện PVI nhưng đã thu hút được nhiều khách hàng vì chính sách bảo hiểm rất hấp dẫn. Dự kiến bảo hiểm sức khỏe này sẽ đem đến cho PVI nguồn thu lớn trong những năm tới.
Thách thức của cổ phiếu ngành bảo hiểm
Mặc dù những mã cổ phiếu ngành bảo hiểm có nhiều tiềm năng, tuy nhiên nó luôn đi kèm với rất nhiều thách thức. Vì vậy khi quyết định đầu tư vào chúng, bạn cần phải nắm rõ chúng để có thể phản ứng sớm nhất trước những rủi ro có thể xảy ra:
-
Bảo hiểm nhân thọ là thị trường có tiềm năng rất lớn, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như: Fubon life của Đài Loan, Korea Life của Hàn Quốc và Generali của Ý.
-
Nguy cơ trục lợi ngành bảo hiểm là rất lớn, bởi chế tài xử phạt còn nhiều lỗ hổng. Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải đối phó với tình trạng trục lợi ngày càng tinh vi và phức tạp.
-
Rủi ro của ngành bảo hiểm mang tính chất toàn cầu, biến động mạnh với những tin tức của thế giới, chứ không giới hạn trong một quốc gia.
-
Nhận thức của một bộ phận người dân về bảo hiểm còn hạn chế, vì vậy những mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý nhiều.
-
Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam phát triển, tuy vậy lại tăng trưởng không đồng đều, tăng mạnh ở nghiệp vụ bảo hiểm như ô tô, xe máy, tai nạn con người…, vì vậy đôi khi có sự phân hóa giữa các mã cổ phiếu bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là những thông tin về danh sách các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm, cùng những gợi ý về các mã tiềm năng nhất để bạn có thể lựa chọn. Lưu ý rằng bài viết chỉ dừng ở mức tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư. Nếu còn có gì thắc mắc hoặc góp ý, hãy để lại bình luận bên dưới để cùng trao đổi với chúng mình nhé. Chúc bạn đầu tư sáng suốt, suôn sẻ và thành công.