Trong bản báo cáo triển vọng 2023 mới được VCBS xuất bản gần đây thì VCBS đã cho ra khá nhiều nhận định về triển vọng ngành ngân hàng 2023 cũng như những mã cổ phiếu ngành ngân hàng tiềm năng 2023 mà nhà đầu tư có thể tham khảo. Vậy, năm 2023 liệu ngành ngân hàng có phát triển tích cực hay không và những thách thức cũng như động lực là gì thì bạn có thể xem chi tiết dưới đây.
Nội dung
Triển vọng ngành ngân hàng 2023
Phân tích tín dụng ngành ngân hàng của VCBS
Tín dụng ngành ngân hàng hiện vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực
+ Năm 2022, tín dụng ngành ngân hàng tại Việt Nam tăng trưởng ước tính khoảng 14,5% so với năm 2021, trong đó tín dụng bán lẻ đang là động lực tăng trưởng chính của ngành.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành duy trì ở mức cao trong dài hạn khi GDP của Việt Nam luôn nằm trong top các nước có mức tăng mạnh nhất thế giới.
Về room tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng
+ Vào quý 3 và quý 4/2022 thì có 4 ngân hàng được duyệt nới room tăng trưởng tín dụng là VPB, HDB, VCB và MBB.
+ Các tiêu chí xét duyệt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 được điều chỉnh chặt chẽ hơn, bao gồm:
- Kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo Thông tư 52 (dựa trên hệ thống tiêu chí CAMELS)
- Mức độ hỗ trợ NHNN thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội.
- Các ngân hàng có phương án nhận chuyển giao bắt buộc (MBB, VCB, HDB, VPB) sẽ được ưu tiên hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong các năm tới.
- Với các ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn cho vay trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như chứng khoán, BĐS, trái phiếu doanh nghiệp… thì sẽ bị hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Về tín dụng bất động sản
+ Tính tới cuối tháng 8/2022 thì dư nợ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và dư nợ xây dựng tăng 7,3%. Những ngân hàng hiện đang cho vay BĐS/Xây dựng cao bao gồm TCB, MBS, NVB, BVB, SHB, EIB, VBB…
+ Trong giai đoạn này các ngân hàng không ưu tiên giải ngân cho lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Về trái phiếu doanh nghiệp
+ Có trên 20% trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành được các ngân hàng nắm giữ và nổi bật trong số đó là TPB, TCB, MBB và NVB.
+ Nhiều ngân hàng giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp hạ nhiệt.
+ Dù đã ban hành nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn.
Về lãi suất cho vay
+ Trong 9 tháng đầu năm 2022 thì nhóm ngân hàng TM nhà nước tăng lãi suất cho vay trung bình là 0,63% còn NHTM tư dân tăng 0,77% bởi room tín dụng hạn chế và nhu cầu tín dụng mạnh mẽ.
+ Lãi suất cho vay khả năng sẽ tăng tuy nhiên sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động vốn của các ngân hàng.
Phân tích triển vọng huy động vốn ngành ngân hàng
Lãi suất huy động tăng nhanh
+ Lãi suất tiền gửi tăng trung bình từ 2,2 – 2,7% trong năm 2022 so với thời điểm cuối 2021
+ Thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp khó khăn khi có nhiều tin tức không tốt và áp lực tăng lãi suất trong quý cuối cùng của năm 2023 khá cao.
- Tỷ giá đồng USD/VND tăng khiến Ngân hàng Nhà nước phải nâng mặt bằng lãi suất để cân bằng tỷ giá
- Nhà đầu tư hoang mang khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với những sai phạm và bị bắt.
CASA
+ Các ngân hàng niêm yết ghi nhận tỷ lệ CASA tiếp tục giảm xuống 21,3% vào Q3.2022, nguyên do là lãi suất tăng mạnh và nhiều doanh nghiệp rút tiền để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như thanh toán nghĩa vụ tài chính, bao gồm cả việc mua lại trái phiếu phát hành trước hạn.
+ VCBS cho rằng trong năm 2023, tỷ lệ CASA toàn ngành có thể sẽ tiếp tục giảm do chịu áp lực từ việc tăng lãi suất.
Về NIM, thu nhập ngoài lãi và chất lượng tài sản
Về NIM
Theo VCBS thì trong những tháng tiếp theo, NIM có khả năng sẽ chịu áp lực thu hẹp tuy nhiên tỷ lệ này sẽ khác nhau giữa các nhóm ngân hàng.
Về thu nhập ngoài lãi
VCBS cho rằng, thu nhập từ phí giao dịch có thể dẫn dắt tăng trưởng, còn thu nhập từ đầu tư kinh doanh chứng khoán và thu nhập liên quan đến hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp lại không mấy thuận lợi.
Về chất lượng tài sản
+ Tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ thị trường BĐS khi thị trường BĐS gần như đóng băng khiến nợ xấu có thể gia tăng. Bên cạnh đó thì trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo thường là BĐS nên cũng tăng rủi ro cho ngân hàng.
+ Việc gia hạn Nghị quyết 42 đến hết 31/12/2023 tiến tới xây dựng Luật xử lý nợ xấu kỳ vọng sẽ tiếp tục là cơ chế giúp các ngân hàng khoanh nợ xấu, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản tồn đọng và duy trì tỉ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%.
+ Tuy nhiên, theo VCBS thì nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro vẫn đang trong tầm kiểm soát
Về triển vọng ngành ngân hàng 2023
Theo đánh giá của VCBS thì triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam trong 2023 sẽ có những điểm nhấn như:
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 13 – 15% trong năm 2023
+ NIM điều chỉnh giảm từ Q4.2022 đến H1.2023 do lãi suất huy động tăng nhanh và CASA tăng chậm
lại.
+ Nợ xấu có xu hướng gia tăng do sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản và tăng trƣởng kinh tế
chậm lại, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng.
+ Tốc độ tăng trưởng và định giá cổ phiếu phân hóa mạnh giữa các nhóm ngân hàng với lợi nhuận trước thuế (LNTT) toàn ngành ngân hàng giảm tốc trong năm 2023, dự báo tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10%.
Khuyến nghị cổ phiếu ngành ngân hàng tiềm năng 2023 theo VCBS
Dưới đây là bảng khuyến nghị các ngân hàng năm 2023 mà VCBS tổng kết:
+ LPB: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, với dự báo lợi nhuận 2023 tăng trưởng 19%, giá mục tiêu 16.720 đồng/cp.
+ MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội, với dự báo lợi nhuận 2023 tăng trưởng 23%, giá mục tiêu 25.614 đồng/cp.
+ VPB: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, với dự báo lợi nhuận 2023 tăng trưởng 8,5%, giá mục tiêu 22.728 đồng/cp.