Nếu bạn quan tâm đến các mô hình nến Nhật thì chắc hẳn bạn đã nghe đến cái tên nến Marubozu – một mô hình khá phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong đồ thị giá. Nhưng cụ thể mô hình nến Marubozu là gì, có đặc điểm ra sao, nên giao dịch thế nào khi thấy nến Marubozu xuất hiện. Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu nến Marubozu là gì?
Nội dung
Nến Marubozu là gì?
Nến Marubozu hay còn được gọi là nến cường lực, là một cây nến Nhật có bóng nến dài, không có râu nến (hoặc râu nến cực ngắn). Nó thể hiện thị trường đang bị phe mua hoặc phe bán áp đảo sức mạnh.
Sở dĩ nó có tên gọi là Marubozu là bởi trong tiếng Nhật, Marubozu có nghĩa là trọc, đơn giản vì cây nến này không có râu (tóc), mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trùng với giá đóng cửa của phiên giao dịch.
Mô hình nến Marubozu có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, báo hiệu xu hướng đó được tiếp diễn hoặc có thể xuất hiện vào cuối một giai đoạn tích lũy/phân phối, báo hiệu thị trường bắt đầu chuẩn bị đảo chiều sang một xu hướng mới.
Đặc điểm của nến Marubozu là gì?
Khác với một số mô hình nến Nhật khác, đòi hỏi phải có 2 hoặc 3 cây nến ghép lại với nhau, thì nến Marubozu chỉ là mẫu hình đơn nến, gồm 1 cây nến duy nhất với các đặc điểm sau:
- Thân nến phải rất dài. Khi nến Maru Marubozu xuất hiện, thân nến của nó sẽ dài hơn ít nhất là 5 cây nến trước đó.
- Không có râu nến, hoặc nếu có râu nến thì sẽ vô cùng ngắn, không đáng kể.
Nến Marubozu sẽ được chia làm 3 loại chính như hình bên trên, bao gồm:
- Marubozu Full: Chỉ có thân nến, không có bóng nến. Tức là đối với nến xanh (tăng giá), giá mở cửa là mức giá thấp nhất, còn giá đóng cửa là mức giá cao nhất trong phiên. Trong khi đó đối với nến đỏ (giảm giá), iá mở cửa là mức giá cao nhất, còn giá đóng cửa là chính là mức giá thấp nhất.
- Marubozu Open: Giá mở cửa phải bằng giá cao/thấp nhất, trong khi đó giá đóng cửa có thể chênh một chút so với mức giá thấp/cao nhất.
- Marubozu Close: Giá đóng cửa phải bằng giá cao/thấp nhất, trong khi đó giá mở cửa có thể chênh một chút so với mức giá thấp/cao nhất này.
Thực tế khi xem xét mô hình nến Morubozu, thì 2 loại nến Marubozu kia không khác nhau nhiều. Chính vì vậy bạn không cần quan tâm đến từng loại, mà chỉ cần hiểu rõ được bản chất, ý nghĩa chung của chúng là được.
Ý nghĩa của nến Marubozu là gì?
Để có thể hiểu rõ mô hình nến Marubozu là gì, cũng như nhiều mô hình nến khác, bạn phải học được cách khi nhìn vào một cây nến Nhật, nó đang báo hiệu người mua hay người bán đang kiểm soát thị trường?
Bạn không cần thiết phải cố gắng học thuộc các mô hình nến.
Thay vào đó, bạn hãy học cách hiểu nó đúng cách để bạn không bao giờ cần phải ghi nhớ thêm một mô hình nến nào nữa. Cụ thể, nếu nhìn hình bên dưới, hãy trở lời xem:
“Giá đóng cửa nằm ở đâu trong phạm vi của nến?”
Ở hình (1), hãy thử trả lời xem ai là người kiểm soát thị trường, lực bán hay lực mua mạnh hơn?
Tất nhiên, giá đóng cửa ở sát với mức giá cao nhất, thì chắc chắn lực mua rất mạnh rồi.
Tiếp theo, đến hình (2), ai là người kiểm soát?
Mặc dù đó là một cây nến tăng (nến màu xanh) nhưng lực bán thực sự rất mạnh hơn trong trường hợp này. Bởi vì giá đóng cửa ở gần mức giá thấp nhất, cho thấy có lực bán rất mạnh khi giá tăng lên mức cao hơn.
Áp dụng cách tư duy này, bạn có thể thấy rằng mô hình nến Marubozu gửi một ý nghĩa:
-
Nếu là nến Marubozu tăng (nến xanh): lực mua đang kiểm soát thị trường rất lớn. Trong các phiên giao dịch tiếp theo bên mua vẫn sẽ chiếm ưu thế, thị trường vẫn trong xu hướng tăng. Nếu cây nến này xuất hiện trong giai đoạn phân phối báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
-
Nếu là nến Marubozu giảm (nến đỏ): lực bán đang kiểm soát thị trường rất lớn, lấn át toàn bộ bên mua. Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm. Tuy nhiên nếu cây nến này xuất hiện cuối giai đoạn tích lũy, đây có thể là tín hiệu báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng.
Không quan trọng nó là đảo chiều hay tiếp diễn, nhưng chỉ cần thấy nến Marubozu xuất hiện, thì tỷ lệ giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng của cây nến Marubozu đó (tăng hoặc giảm) sẽ rất cao.
Ví dụ: Thị trường đang ở trong xu hướng tăng, bạn thấy xuất hiện một cây nến Marubozu tăng, thì xác suất cao là thị trường sẽ tiếp tục tăng giá ở các phiên sau đó. Còn nếu bạn thấy xuất hiện một cây nến Marubozu giảm, thì rất có khả năng thị trường sẽ đảo chiều theo xu hướng giảm.
Đặc biệt, mô hình nến Marubozu rất hiệu quả nếu nó xuất hiện gần các mức hỗ trợ hoặc kháng cự, bởi nó sẽ là tín hiệu cho biết có lực mua mạnh hoặc bán mạnh ở những mốc cản quan trọng này, để giá có đủ lực breakout ra khỏi kháng cự hoặc hỗ trợ hay không?
Cách giao dịch với mô hình nến Marubozu
Nếu bạn đã hiểu mô hình nến Marubozu là gì, thì việc nắm rõ cách giao dịch với chúng là vô cùng quan trọng. Mô hình nến Murabozu không khó sử dụng, bạn chỉ cần ghi nhớ một số điều sau:
Kết hợp nến Marubozu với hỗ trợ/ kháng cự
Thông thường, khi thị trường đang trong giai đoạn tích lũy (có thể đi ngang, tăng hoặc giảm nhưng mức độ tăng/giảm không đáng kể) sẽ hình thành các mốc hỗ trợ và kháng cự rõ rệt. Bạn có thể xác định các ngưỡng giá này bằng trendline.
Theo lý thuyết về hỗ trợ và kháng cự, thì:
- Khi giá chạm đến mốc kháng cự thì giá thường quay đầu giảm. Còn nếu nó breakout ra khỏi kháng cự thì sẽ báo hiệu một xu hướng tăng giá mới.
- Khi giá chạm đến mốc hỗ trợ thì giá thường quay đầu tăng. Nếu nó breakout ra khỏi hỗ cự thì sẽ báo hiệu một xu hướng giảm giá mới.
Lúc này, bạn hãy quan sát xem có nến Marubozu xuất hiện ở vùng kháng cự/hỗ trợ đó hay không. Nếu có, thì xác suất thị trường sẽ đi theo tín hiệu của cây nến Marubozu đó là rất cao. (Ví dụ xuất hiện nến Marubozu xanh thì tăng giá, xuất hiện Marubozu đỏ thì giảm giá.
Ví dụ:
– Nến Marubuzo xuất hiện trong xu hướng tăng, thì thị trường có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa.
– Nến Marubuzo xuất hiện trong xu hướng giảm, thì thị trường có thể tiếp tục giảm mạnh thêm.
Khi nến Marubozu xuất hiện, bạn có thể đợi phiên giao dịch kết thúc và tiến hành đặt lệnh. Hoặc đặt lệnh khi giá retest, khẳng định được nến Marubozu hình thành mức hỗ trợ/ kháng cự mới.
Kết hợp nến Marubozu với chỉ báo MA
Tùy khung thời gian bạn chọn mà có thể chọn đường MA10, MA50, MA100. (Càng đánh dài hạn thì sẽ lấy đường MA càng lớn). Chỉ cần nhớ rằng:
Khi giá nằm phía trên đường MA, thị trường có xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá nằm dưới MA, thị trường có xu hướng giảm.
=> Khi thấy xuất hiện một cây nến Marubozu, vượt lên trên đường MA thì sẽ là tín hiệu tăng giá. Còn nếu cây nến Marubozu cắt xuống dưới đường MA, thì sẽ là tín hiệu giảm giá.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Marubozu
Dù mô hình nến Marubozu khá phổ biến, xuất hiện nhiều, nhưng cũng chính vì thế xác suất chính xác của nó không phải tuyệt đối. Nhiều trường hợp nến Marubozu xuất hiện, nhưng tại phiên giao dịch sau đó giá lại không đi theo xu hướng của nến Marubozu mà đi theo hướng ngược lại. Bởi vì:
-
Trường hợp giá tăng quá cao trong phiên giao dịch, nhưng không thể phá vỡ kháng cự, nhiều nhà đầu tư sẽ đoán đây là đỉnh, vì vậy họ sẽ bán ra chốt lời trong phiên sau, khiến giá giảm.
-
Tương tự, trường hợp nến Marubozu giảm xuất hiện, khiến giá đẩy xuống mức thấp, nhưng nhiều nhà đầu tư đến phiên sau họ sẽ cho rằng mức giá này tốt và mua vào, khiến giá được đẩy lên cao.
Đánh giá cá nhân của mình, mô hình nến Marubozu có hiệu quả hơn trong ngắn hạn, hợp với bạn nào đánh scalping, khung thời gian phổ biến là 5 phút, 15 phút, 1 giờ… Còn trong dài hạn không quá hiệu quả.
Vì vậy, để đảm bảo có thể sử dụng được nến Marubozu hiệu quả, bạn chỉ nên vào lệnh khi nó ở trong trường hợp sau:
- Thứ 1: Nến Marubozu xuất hiện và phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ. Còn nó chưa breakout, bạn nên đứng ngoài chờ tín hiệu.
- Thứ 2: Thị trường tích lũy 1 thời gian dài (đi ngang trong 1 khoảng thời gian), nếu nến Marubozu xuất hiện và breakout khỏi háng cự/hỗ trợ, xác suất chính xác của nó càng lớn.
- Thứ 3: Bạn chỉ nên vào lệnh sau khi giá đã vượt khỏi kháng cự, hỗ trợ. Để an toàn hơn, bạn có thể đợi giá retest lại (lúc này kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ mới). Nếu chắc chắn, có thể tham gia thị trường.
- Thứ 4: Để tăng độ tin cậy của mô hình Marubozu, các bạn nên kết hợp thêm một số công cụ, phương pháp khác để xác nhận lại tín hiệu tạo ra từ mô hình này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về mô hình nến Marubozu là gì và cách giao dịch với mô hình nến Marubozu hiệu quả. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách vận dụng thành công nó vào trong giao dịch. Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên và tích lũy cho mình thêm nhiều kinh nghiệm. Chúc bạn giao dịch thành công.