Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Kiến thức và học tập » Kiến thức tài chính » 6 vấn đề sống còn mà nước Mỹ buộc phải giải quyết

6 vấn đề sống còn mà nước Mỹ buộc phải giải quyết

Hoài Phong by Hoài Phong
30 Tháng 4, 2025
in Kiến thức tài chính
Reading Time: 20 mins read
A A
0

Mỹ đang là siêu cường số 1, nhưng không có nghĩa là nó không bắt đầu xuất hiện những vấn đề đã và đang trở nên nghiêm trọng. Bằng bài viết này, H.P tổng hợp quan điểm của mình về những vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ phải đối mặt.

Trong các vấn đề, có 1 số chỉ đọc cho vui, hiểu biết. Nhưng cũng có 1 số vấn đề tác động trực tiếp tới quyết định và dự định đầu tư của chúng ta.

Nội dung

  • 1 Áp lực tiền lãi từ nợ công tăng cao
  • 2 Sự suy thoái trong chính xã hội
    • 2.1 Tỷ lệ sinh suy giảm bắt đầu xuất hiện
    • 2.2 Sự suy thoái vô hình ở tầng lớp thu nhập thấp
    • 2.3 Giáo dục có dấu hiệu hụt hơi
    • 2.4 Đánh giá
  • 3 Hạ tầng và hạ tầng công nghệ đang tụt lại phía sau
    • 3.1 Đường sắt: Yếu kém và lạc hậu
    • 3.2 Đường bộ và cầu cống: Cũ kỹ và xuống cấp
    • 3.3 Hàng không: Vẫn là thế mạnh
    • 3.4 Hạ tầng số: Thiếu đồng đều
    • 3.5 Cuộc đua 5G: Trung Quốc vượt xa Mỹ về triển khai hạ tầng
    • 3.6 Internet vệ tinh: Starlink dẫn đầu, Trung Quốc tăng tốc đuổi theo
    • 3.7 Đánh giá
  • 4 Khoảng trống sản xuất vật chất thiết yếu
  • 5 Ảnh hưởng chính trị và niềm tin suy thoái vì Donald Trump
    • 5.1 Trong nước: phân cực, mất niềm tin và rạn nứt thể chế
    • 5.2 Quốc tế: hình ảnh Mỹ suy yếu, đồng minh ngờ vực
  • 6 Cạnh tranh từ Trung Quốc
  • 7 Đánh giá tổng quan

Áp lực tiền lãi từ nợ công tăng cao

Tính đến cuối năm 2024, nợ công liên bang của Mỹ đã đạt 36,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 108.000 USD cho mỗi người dân. Tỷ lệ nợ công so với GDP dự kiến sẽ đạt 124,3% vào cuối năm 2024 và có thể tăng lên 126,4% vào năm 2025.

Tuy nhiên, điều đáng lo không nằm ở con số tổng nợ. Mỹ là quốc gia duy nhất có thể vay bằng chính đồng tiền mà mình in ra, và từ lâu Washington đã cho thấy họ không có ý định thực sự “trả” nợ. Vấn đề nằm ở khoản lãi phải trả hàng năm – đó mới là điều đang thực sự gây áp lực.

Nợ công tăng cao: không phải tổng nợ, mà là tiền lãi đang bóp nghẹt ngân sách

Trong năm tài chính 2024, chi phí lãi vay của Mỹ đạt mức kỷ lục: 1.126,5 tỷ USD, tăng 251 tỷ USD so với năm trước. Mức này thậm chí vượt cả ngân sách quốc phòng Mỹ, và chiếm hơn 16% tổng chi ngân sách liên bang.

Nếu không có biện pháp điều chỉnh, tỷ lệ này có thể tiếp tục phình to, đe dọa chiếm đến 20–30% ngân sách chỉ để phục vụ “trả lãi”. Dĩ nhiên, không thể có một nhà nước nào vận hành hiệu quả nếu tới 90% chi ngân sách là để chi trả lãi vay.

Do đó, dù Mỹ không cần trả hết nợ, họ vẫn bắt buộc phải “xử lý bề ngoài” bảng cân đối tài khóa. Hoặc là làm giảm chi phí lãi bằng cách kéo lãi suất xuống, hoặc là kéo giãn kỳ hạn nợ để dàn mỏng áp lực tài khóa. Hoặc là sử dụng các giải pháp tài chính đặc biệt như phát hành trái phiếu siêu dài hạn, “làm mới nợ” định kỳ, hoặc gây lạm phát có kiểm soát nhằm bào mòn giá trị thực của khoản nợ.

Vấn đề ở đây không phải là “trả hết nợ”, mà là làm sao để nước Mỹ tiếp tục “sống chung với nợ” một cách hợp lý và bền vững. Đó mới là bài toán thực sự cho giới hoạch định chính sách tài khóa Hoa Kỳ trong thập kỷ tới. Ở bài này, chỉ liệt kê vấn đề. Mời bạn theo dõi đầy đủ tại bài: Nước Mỹ sẽ giải quyết vấn đề nợ công và bội chi ngân sách ra sao? Nó rất quan trọng, bởi họ sẽ điều chỉnh các chính sách tác động rất mạnh tới thị trường và đầu tư.

Sự suy thoái trong chính xã hội

Tỷ lệ sinh suy giảm bắt đầu xuất hiện

Tỷ lệ sinh tại Mỹ tiếp tục giảm và hiện đã ở dưới mức thay thế dân số ổn định (2.1 con/phụ nữ). Năm 2024, tỷ lệ sinh chung giảm 3% so với năm 2022, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đi xuống sau một giai đoạn ngắn tăng nhẹ hậu COVID. Tỷ lệ sinh thô năm 2025 ước tính là 11,99 trên 1.000 người, giảm 0,12% so với năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ sinh ở thanh thiếu niên rơi xuống mức thấp kỷ lục: chỉ 12,7 ca sinh trên 1.000 bé gái từ 15 đến 19 tuổi vào năm 2024. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi căn bản trong lối sống, ưu tiên cá nhân và cả mức độ bất ổn tâm lý ở lớp trẻ. Mặc dù tỷ lệ sinh tăng nhẹ ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha và châu Á, nhưng lại tiếp tục giảm ở các nhóm chủ lực: phụ nữ da trắng, da đen và người Mỹ bản địa. Điều này khiến cấu trúc dân số Mỹ ngày càng mất cân bằng giữa các nhóm chủng tộc, và có thể kéo theo hệ lụy văn hóa – chính trị phức tạp hơn trong tương lai. So với mặt bằng toàn cầu, Mỹ vẫn có tỷ lệ sinh cao hơn nhiều nước phát triển như Nhật Bản (6,3‰), Hàn Quốc (4,7‰) hay Ý (6,8‰), nhưng tốc độ suy giảm đang nhanh hơn kỳ vọng. Trong bối cảnh tuổi thọ tiếp tục tăng và dân số già đi, tỷ lệ sinh thấp sẽ gây thiếu hụt lao động, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, và làm mất cân đối hệ thống an sinh xã hội.

Nhìn chung so với mặt bằng, nước Mỹ vẫn rất ngon nhưng không chống lại được xu hướng suy giảm chung của toàn cầu. Tuy vậy, tác động của nó còn rất xa. Nhật Bản giảm sinh lâu lắm rồi, nhưng vẫn còn rất xa sự sụp đổ này nọ.

Sự suy thoái vô hình ở tầng lớp thu nhập thấp

Một tầng lớp mới đang hình thành trong lòng nước Mỹ. Họ không đủ nghèo để nhận trợ cấp. Không đủ năng lực để vươn lên. Và cũng không còn động lực để cố gắng. Đó là tầng lớp “phế vật hóa” – cụm từ thô nhưng đúng. Họ tồn tại, tiêu dùng, sống qua ngày. Họ không nổi loạn, không phạm pháp. Nhưng cũng không có kỳ vọng. Không tham gia chính trị. Không cố gắng leo lên. Họ đã chọn cách rút khỏi cuộc chơi – trong lặng lẽ. Chính sự rút lui đó là mối nguy thật sự. Khi một quốc gia có hàng triệu người không còn muốn vươn lên, mà chỉ muốn tồn tại, thì cấu trúc xã hội bắt đầu rạn nứt từ bên trong.

Giáo dục có dấu hiệu hụt hơi

Giáo dục từng là niềm tự hào của nước Mỹ. Nó là bệ phóng cho người nghèo, là tấm vé bước vào tầng lớp trung lưu. Nhưng điều đó không còn đúng nữa. Ngày nay, học phí đại học tăng vọt. Sinh viên ra trường mang theo khoản nợ trung bình hơn 37.000 USD. Trong khi đó, thu nhập khởi điểm ngày càng bấp bênh. Nhiều người trẻ bước vào đời với gánh nặng tài chính ngay từ năm đầu tiên đi làm. Chất lượng giáo dục phổ thông cũng đi xuống. Trong kỳ đánh giá PISA 2022, học sinh Mỹ xếp hạng 23 về toán, 17 về khoa học và 13 về đọc hiểu. Đó là thứ hạng khó chấp nhận với một siêu cường hàng đầu. Kết quả: giáo dục không còn kéo người nghèo đi lên. Nó giữ họ lại. Và những người không vượt lên được sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái rút lui, mất định hướng – rồi dần bị đẩy vào nhóm “phế vật hóa” như đã nói ở trên.

Đánh giá

Còn rất xa để thấy sự suy thoái trong xã hội tác động tới thực tế. Nó chậm rãi, mờ nhạt và khó sửa chữa. Thường tới khi người ta nhận ra vấn đề thì nó lại khá muộn và gần như không thể sửa. Nhưng nhìn chung, vấn đề này đưa ra chỉ để mọi người biết, còn lại không có ý nghĩa gì khác.

Hạ tầng và hạ tầng công nghệ đang tụt lại phía sau

Mỹ từng là hình mẫu về hạ tầng hiện đại và khả năng sáng tạo công nghệ. Nhưng hiện tại, bức tranh đã không còn toàn màu sáng. Một số lĩnh vực vẫn giữ được vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên, nhiều mảng cốt lõi đang chậm lại rõ rệt – thậm chí bị vượt mặt bởi các quốc gia khác.

Đường sắt: Yếu kém và lạc hậu

Mỹ có mạng lưới đường sắt chở hàng lớn nhất thế giới, nhưng lại tụt hậu trầm trọng về vận tải hành khách. Ngoài tuyến Acela Express (Boston – New York – Washington DC), hầu như không có tuyến cao tốc đúng nghĩa. Tốc độ tối đa chỉ khoảng 240km/h, trong khi Trung Quốc đã sở hữu hàng loạt tuyến vượt 350km/h. Trong khi Trung Quốc có hơn 40.000 km đường sắt cao tốc (nhiều hơn toàn phần còn lại của thế giới cộng lại), thì Mỹ gần như không có thêm đầu tư đáng kể vào mảng này trong 20 năm qua. So với Nhật, Hàn Quốc, Pháp hay Tây Ban Nha, Mỹ hoàn toàn lép vế ở mảng hạ tầng đường sắt hành khách.

Đường bộ và cầu cống: Cũ kỹ và xuống cấp

Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Đường bộ Liên bang, khoảng 22,6% mặt đường cao tốc quốc gia đang ở tình trạng xấu. Con số này đã tăng đều trong suốt thập kỷ qua. Nhiều đoạn đường vẫn sử dụng kết cấu hạ tầng từ thập niên 1960–1980. Hơn 42.000 cây cầu – tương đương 6,8% tổng số cầu tại Mỹ – đang ở trạng thái xuống cấp nghiêm trọng, cần sửa chữa gấp. Trong khi đó, việc duy tu thường xuyên lại bị cắt giảm ở nhiều bang do thiếu ngân sách. Hệ thống đường cao tốc liên bang của Mỹ (Interstate Highway System) từng là một trong những mạng lưới đường cao tốc lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2022, hệ thống này có tổng chiều dài khoảng 48.890 dặm (khoảng 78.700 km) .​ Cao tốc ở Mỹ vẫn đáng để tự hào, nhưng tốc độ xây dựng và mở rộng đã chững lại rất nhiều. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về tổng chiều dài mạng lưới đường cao tốc. Tính đến cuối năm 2022, Trung Quốc có khoảng 177.000 km đường cao tốc. Số KM cao tốc TQ có thể xây dựng lên tới 10 – 12000km mỗi năm. Con số thật sự đáng sợ.

Hàng không: Vẫn là thế mạnh

Ngành hàng không Mỹ vẫn đứng vững. Các sân bay lớn như Atlanta, Denver, Dallas-Fort Worth và Los Angeles nằm trong top lưu lượng cao nhất thế giới. Các hãng như Delta, United hay American Airlines vẫn có mạng bay toàn cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhiều sân bay vẫn chậm hiện đại hóa. So với sân bay mới tại Bắc Kinh, Doha hay Singapore, nhiều nhà ga của Mỹ trông cũ kỹ và thiếu trải nghiệm người dùng hiện đại. Đánh giá chung thì mảng Bay của Mỹ còn rất ổn, mạnh mẽ.

Hạ tầng số: Thiếu đồng đều

Theo báo cáo mới nhất từ FCC, khoảng 22 triệu người Mỹ vẫn chưa có truy cập internet băng thông rộng tại nhà. Tuy nhiên, một số nghiên cứu độc lập ước tính con số này có thể lên tới 42 triệu người. Cũng cần hiểu rằng băng thông rộng nghĩa là mạng ra hồn chút. Chuẩn mới của Mỹ là down 100Mbps, Up 20 Mbps. Tức là còn khoảng khá lớn người dân Mỹ phải dùng mạng không nhanh. Mức 100Mbps ngay ở ở Việt Nam hiện tại cũng bị coi là thấp. Chứ không phải 22 triệu người Mỹ còn chưa có cả mạng mà dùng.

Cuộc đua 5G: Trung Quốc vượt xa Mỹ về triển khai hạ tầng

Trung Quốc đã triển khai hơn 4,39 triệu trạm gốc 5G tính đến tháng 3 năm 2025, với tỷ lệ thâm nhập người dùng đạt 75,9%. Mạng 5G của Trung Quốc phủ sóng toàn bộ các thành phố cấp tỉnh, huyện, và đang mở rộng mạnh sang nông thôn, khu công nghiệp. Trong khi đó, Mỹ mới có khoảng 100.000 trạm gốc 5G tính đến cuối năm 2022. Việc triển khai vẫn tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn, còn nhiều vùng nông thôn vẫn chưa được phủ sóng đầy đủ. Về kỹ thuật, Trung Quốc triển khai chủ yếu 5G băng tần trung (mid-band), cân bằng giữa tốc độ và phạm vi phủ sóng. Còn Mỹ lại ưu tiên băng tần cao (mmWave), tốc độ rất cao nhưng phạm vi hẹp và dễ suy giảm tín hiệu. Sự khác biệt này khiến Trung Quốc phổ cập 5G rộng và sâu, còn Mỹ thì bị giới hạn trong phạm vi hẹp, chủ yếu ở các khu vực thương mại lớn. Chính phủ Trung Quốc còn có kế hoạch mở rộng lên hơn 4,5 triệu trạm gốc vào cuối năm 2025. Trong khi đó, Mỹ đang đối mặt với trở ngại về quy định, chi phí triển khai cao và thiếu sự điều phối tập trung giữa các bang.

Internet vệ tinh: Starlink dẫn đầu, Trung Quốc tăng tốc đuổi theo

Starlink của SpaceX hiện là mạng internet vệ tinh lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 4 năm 2025, Starlink đã triển khai hơn 7.100 vệ tinh hoạt động, cung cấp dịch vụ cho hàng triệu người dùng toàn cầu. Mạng lưới này sử dụng các vệ tinh ở quỹ đạo thấp (LEO) để cung cấp internet băng thông rộng, tốc độ cao và độ trễ thấp, đặc biệt hữu ích ở các khu vực hẻo lánh hoặc thiếu hạ tầng truyền thống.

Như vậy Mỹ vẫn tiếp tục sáng tạo để cải thiện hạ tầng số. Nhưng điều đáng nói là Trung Quốc sẽ đuổi theo rất nhanh, thậm chí sớm vượt qua.

Trung Quốc đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các dự án như Guowang và Qianfan (còn gọi là “Thousand Sails”). Guowang dự kiến triển khai khoảng 13.000 vệ tinh để cung cấp dịch vụ internet toàn cầu. Trong khi đó, Qianfan, do Shanghai Spacecom Satellite Technology phát triển, đặt mục tiêu triển khai hơn 15.000 vệ tinh vào năm 2030. Tính đến đầu năm 2025, Qianfan đã phóng thành công hơn 100 vệ tinh và dự kiến đạt 648 vệ tinh vào cuối năm. Mặc dù các dự án của Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển, Starlink đã đạt được lợi thế đáng kể về quy mô và phạm vi phủ sóng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các kế hoạch đầu tư lớn, Trung Quốc đang tăng tốc để trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh vực internet vệ tinh toàn cầu.

Đánh giá

Hạ tầng là rất quan trọng, giao thông được ví như bộ xương, mạch máu của nền kinh tế. Hạ tầng Mỹ chưa bao giờ tệ, nhưng nó bắt đầu trì trệ và chậm lại rõ. Thậm chí có những lĩnh vực 20 năm không nâp cấp được gì. Nó sẽ tiếp tục làm Mỹ bị hụt hơi trong tổng thể cuộc đua.

Khoảng trống sản xuất vật chất thiết yếu

Một trong những điểm yếu trầm trọng nhưng ít được nhắc tới: Mỹ ngày càng mất năng lực sản xuất hàng tiêu dùng cơ bản và nguyên liệu thiết yếu. Các ngành như dệt may, nhựa, linh kiện đơn giản, phân bón, hóa chất công nghiệp cơ bản, và cả một số kim loại chiến lược đã bị bỏ rơi suốt nhiều thập kỷ. Hiện tại, Mỹ nhập khẩu hơn 90% lượng sản phẩm tiêu dùng bán ra trong nước, đặc biệt từ Trung Quốc, Mexico và Đông Nam Á

Không phải Mỹ không thể sản xuất những thứ này, mà họ đã chọn outsource hoặc làm những thứ tri thức với giá trị lợi nhuận rất cao. Có thể hiểu rằng, họ không thèm làm. Sẽ ổn thôi khi có thể dùng tiền mua. Nhưng nó vẫn là 1 khoảng trống lớn nếu có “biến” đột ngột xảy ra.

2 mảng thiết yếu mà Mỹ vẫn duy trì rất mạnh là Nông Nghiệp và Quốc Phòng. Tuy nhiên, họ đã tạo lỗ hổng rất lớn trong mảng hàng hóa tiêu dùng thông thường.

Ảnh hưởng chính trị và niềm tin suy thoái vì Donald Trump

Donald Trump là một nhân vật chính trị gây tranh cãi. Niềm tin vào nước Mỹ chưa bao giờ xuống thấp như hiện tại.

Trong nước: phân cực, mất niềm tin và rạn nứt thể chế

Từ khi Trump bước lên chính trường, nước Mỹ rơi vào tình trạng phân cực sâu sắc. Niềm tin vào bầu cử, vào truyền thông, và vào hệ thống pháp lý đều suy giảm rõ rệt. Trump hai lần bị luận tội, liên tục tấn công báo chí, tòa án và thậm chí từ chối kết quả bầu cử năm 2020. Hệ quả là một bộ phận lớn cử tri tin rằng hệ thống có thể bị “đánh cắp”, tạo ra nguy cơ bất ổn thể chế lâu dài. Trong nhiều bang, các viên chức bầu cử phải đối mặt với đe dọa và áp lực chưa từng có. Mỹ không còn là quốc gia đồng thuận trong lòng dân. Thay vào đó, đang hình thành hai nửa nước Mỹ – với hai tập hợp sự thật, hai nguồn thông tin, và hai niềm tin hoàn toàn tách biệt.

Quốc tế: hình ảnh Mỹ suy yếu, đồng minh ngờ vực

Chính sách “America First” của Trump khiến nhiều đồng minh truyền thống dè chừng. Mỹ rút khỏi các hiệp định lớn như TPP, Paris Accord và đe dọa NATO bằng các tuyên bố bất nhất. Quan hệ với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Canada trở nên căng thẳng trong thời kỳ Trump cầm quyền. Các đối thủ như Nga và Trung Quốc tận dụng khoảng trống đó để mở rộng ảnh hưởng. Uy tín đạo đức và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ suy giảm. Trong mắt thế giới, nước Mỹ không còn là biểu tượng ổn định, mà là một quốc gia có thể đổi chính sách 180 độ sau mỗi kỳ bầu cử. Dưới thời Donald Trump, Mỹ liên tục áp đặt và gỡ bỏ các mức thuế quan theo hướng đơn phương. Các đối tác lớn như EU, Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng bị áp thuế đủ thứ mà không qua tham vấn trước. Chính sách đối ngoại kinh tế của Trump đặt lợi nhuận ngắn hạn lên hàng đầu, thay vì củng cố các nguyên tắc thương mại toàn cầu mà Mỹ từng dẫn dắt. Sự đảo ngược liên tục các cam kết quốc tế – từ TPP đến hiệp định khí hậu Paris – khiến hình ảnh nước Mỹ trong mắt các đồng minh trở nên thiếu tin cậy, thất thường và vị kỷ. Nếu trước kia nước Mỹ có thể bị chỉ trích vì đạo đức giả, thì ít nhất sự giả đó vẫn được thể hiện bằng thái độ tử tế, lịch sự và nhất quán. Thời Trump, sự đạo mạo ấy bị ném bỏ. Mỹ không còn giữ hình ảnh “quốc gia dẫn đầu có trách nhiệm”, mà chuyển sang hình ảnh “kẻ mặc cả quyền lực”, đặt quyền lợi lên trên mọi giá trị. Và thế giới, dù không công khai, đã bắt đầu điều chỉnh cách họ nhìn và đối phó với nước Mỹ – một nước Mỹ sau Trump. Có thể trước kia, họ vẫn tìm cách đối phó, tự chủ nhưng chậm rãi. Hiện nay, nó được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cạnh tranh từ Trung Quốc

Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp và vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực công nghệ quan trọng:

  • Xe điện: Năm 2024, các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm hơn 75% doanh số xe điện toàn cầu, với các mẫu xe giá rẻ và công nghệ tiên tiến.
  • Pin và năng lượng tái tạo: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất pin tiên tiến và tấm pin mặt trời.
  • Trí tuệ nhân tạo: Các công ty như DeepSeek phát triển mô hình AI tiên tiến mà không cần đến chip cao cấp của Mỹ, thách thức hiệu quả của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
  • Thiết kế chip: Năm 2024, ngành thiết kế chip của Trung Quốc đạt doanh thu 90,99 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước.
  • Hạ tầng kỹ thuật số: Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng thông qua Sáng kiến Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, đầu tư mạnh vào các nước đang phát triển.

Trung Quốc vẫn còn cách Mỹ 1 khoảng rất xa, chưa hề gần. Nhưng thật khó để cản lại sức sáng tạo và đổi mới của TQ. Sự kiện FB reel, Youtube short phải clone Tiktok chính là minh chứng cho thấy TQ không chỉ là kẻ đi copy, họ có thể dẫn đầu.

Đánh giá tổng quan

Mỹ vẫn mạnh, nhưng không còn bất khả chiến bại

Nước Mỹ duy trì vị thế siêu cường không phải nhờ một yếu tố đơn lẻ, mà nhờ vào ba trụ cột vững chắc:

  • Nông nghiệp: Năng suất cao, đất đai màu mỡ, nguồn cung thực phẩm dồi dào giúp nước Mỹ không bao giờ sợ thiếu ăn.
  • Vũ khí và sức mạnh quân sự: Là quốc gia sở hữu kho vũ khí tối tân nhất thế giới, Mỹ đủ sức tự vệ và áp đặt với các đối thủ yếu hơn khi cần thiết.
  • Kinh tế tri thức và sáng tạo: Các trung tâm công nghệ, giáo dục, tài chính của Mỹ vẫn đang dẫn đầu toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực như AI, phần mềm, y sinh và hàng không vũ trụ.

Tuy nhiên, lợi thế thứ ba đang bị Trung Quốc cạnh tranh sòng phẳng. Trong nhiều ngành, Trung Quốc không chỉ đuổi kịp mà đang dần vượt qua: từ xe điện, AI, pin, cho tới hạ tầng số và sản xuất công nghệ cao. Việc chia sẻ thị phần toàn cầu với một đối thủ tầm cỡ là điều không thể tránh khỏi.

Mỹ vẫn có nền tảng tốt. Chỉ cần chấn chỉnh lại, nước Mỹ hoàn toàn có thể tiếp tục là một xã hội ổn định, sáng tạo và đáng sống. Tuy nhiên, với việc hình thế giới đa cực, Nguy cơ lớn nhất chính là: mất quyền lực tài chính tuyệt đối – khả năng in tiền và bơm ra toàn cầu mà không bị phản ứng ngược. Đó mới là đặc quyền tối thượng của nước Mỹ hiện nay. Không khó để giữ cho nước Mỹ tiếp tục thịnh vượng với nền tảng của họ. Nhưng để nước Mỹ duy trì sự độc tôn, bá đạo kia thì có vẻ như là không thể.

Hoài Phong

Hoài Phong

Hoài Phong

Số lớn hay số bé đều có thể Cộng+, Người ở hoàn cảnh nào cũng có thể tốt hơn chút nữa.

Bài viết liên quan

Định hướng

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

by Hoài Phong
9 Tháng 5, 2025
0

Lãi kép – hay lũy kế – là một trong những nguyên lý đơn giản nhất của tài chính. Ai...

Kiến thức tài chính

Không có dịch vụ, sản xuất sớm chết yểu?

by Hoài Phong
30 Tháng 4, 2025
0

Bài trước, Bạn đã thấy tầm quan trọng của Sản Xuất với kinh tế và toàn xã hội. Bài này,...

Kiến thức tài chính

Sự quan trọng của sản xuất: Tác động chi tiết của nó lên toàn xã hội

by Hoài Phong
29 Tháng 4, 2025
0

Sản xuất từ lâu đã được xem là một trong những nền tảng cốt lõi của bất kỳ nền kinh...

Tìm hiểu về sự tương quan giữa giá trị và tỉ giá tiền tệ

Tương quan giữa giá trị của tiền tệ và tỉ giá tiền tệ

29 Tháng 8, 2023
Top những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới

Xếp hạng: Top 100 thương hiệu lớn nhất thế giới 2023 tính theo giá trị

12 Tháng 8, 2023
Ý nghĩa của cán cân thương mại

Cán cân thương mại là gì? Ảnh hưởng tới kinh tế & giá trị tiền tệ ra sao?

26 Tháng 7, 2023
Next Post

Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Đây là nơi tôi lưu giữ những quan điểm, kiến thức đã chiêm nghiệm. Tôi gọi nó là một công trình để đời – viết ra để không còn hối tiếc. Chỉ một bài hữu duyên, cũng đủ thay đổi định kiến cả đời.

Giới thiệu / Hướng dẫn.

  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu