Khi tìm hiểu về các chỉ số chứng khoán chắc hẳn bạn cũng thấy một chỉ số khá quan trọng là P/B. Tuy nhiên để tính được giá trị của chỉ số P/B thì cần có BVPS. Vậy BVPS là gì, vai trò của nó trong phân tích tình hình tài chính, kinh doanh của một công ty ra sao thì các bạn hãy xem chi tiết ngay dưới đây.
Nội dung
BVPS là gì?
Khái niệm về BVPS
Ý nghĩa của giá trị BVPS
Chỉ số BVPS sẽ cho nhà đầu tư biết được một số thông tin như sau:
-
So sánh giá cổ phiếu trên thị trường và giá cổ phiếu trên sổ sách của một doanh nghiệp. Nếu BVPS nhỏ hơn giá cổ phiếu trên thị trường thì cho thấy nhà đầu tư (NĐT) đang mua cổ phiếu cao hơn giá trị thật của doanh nghiệp còn nếu BVPS cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường lại chứng tỏ doanh nghiệp đang bị định giá thấp hơn so với thực tế.
-
Dùng trong công thức tính chỉ số P/B, một trong những chỉ số quan trọng nhất trong chứng khoán mà nhà đầu tư nên nhớ. Nếu bạn chưa biết về chỉ số này thì có thể tham khảo bài viết Chỉ số P/B là gì?
-
Giá trị sổ sách của một cổ phiếu BVPS tăng dần cho thấy doanh nghiệp đang nâng dần giá trị của mình lên.
Công thức/cách tính giá trị BVPS là gì?
Công thức tính BVPS như sau:
+ Công thức 1: BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Công thức 2: BVPS =(Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Tổng nợ)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó:
- Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – tổng nợ phải trả
- Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + tổng nợ phải trả
- Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
- Tài sản vô hình = nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế, là tài sản không có hình thái vật chất ví dụ như bằng sáng chế, hợp đồng, quyền thương mại, bằng chứng nhận…
Ví dụ thực tế về cách tính BVPS cơ bản
Ví dụ: Doanh nghiệp A hiện đang lưu hành 10 triệu cổ phiếu với giá trên thị trường là 50.000 VNĐ, vốn chủ sở hữu là 500 tỷ VNĐ, tài sản vô hình là 20 tỷ VNĐ, nợ phải trả là 300 tỷ VNĐ, tổng tài sản là 800 tỷ VNĐ.
Tính theo công thức 1: BVPS của doanh nghiệp A = (500 tỷ – 20 tỷ)/10.000.000 = 48.000 VNĐ
Tính theo công thức 2: BVPS của doanh nghiệp A = (800 tỷ – 20 tỷ – 300 tỷ)/10.000.000 = 48.000 VNĐ
=> Giá trị BVPS là 48.000 VNĐ trong khi thực tế giá cổ phiếu mà doanh nghiệp A phát hành có giá 50.000 VNĐ trên thị trường. Chứng tỏ doanh nghiệp A đang có giá trị cổ phiếu đang lưu hành cao hơn so với giá trị cổ phiếu trên sổ sách.
Trên thực tế nhà đầu tư không phải mất công tính toán giá trị BVPS của một doanh nghiệp làm gì bởi giá trị này được nhiều sàn giao dịch hoặc các trang web chuyên về tài chính trực tuyến họ tính sẵn cho rồi.
Ví dụ như trên Cổng thông tin tài chính trực tuyến của Vietstock hay sàn giao dịch TCBS, VCBS…
Đây là mục chỉ số tài chính của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tính theo quý với giá trị sổ sách của một cổ phiếu (BVPS) lấy từ Vietstock. Giá cổ phiếu của HPG là khoảng 52.000đ khi kết thúc quý 3/2021, tuy nhiên giá trên sổ sách chỉ khoảng 18.852đ/CP, vậy là giá CP thị trường của Hòa Phát đang cao hơn khá nhiều so với giá CP trên sổ sách.
Điều này được giải thích là do NĐT rất có kỳ vọng vào sự phát triển ổn định của HPG nên sẵn sàng trả giá cao hơn giá trị trên sổ sách để sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Một vài hạn chế khi nhìn vào giá trị sổ sách trên một cổ phiếu BVPS
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) không tính toán những trường hợp công ty sử dụng máy móc thiết bị để làm tài sản thế chấp các khoản vay.
- BVPS có trong báo cáo theo quý hoặc năm nên NĐT chỉ có thể xem được giá trị sổ sách trên một cổ phiếu trong quá khứ chứ không biết hiện tại hay đoán được tương lai.
- Giá trị sổ sách của một cổ phiếu BVPS chịu sự ảnh hưởng của giá trị các tài sản hữu hình tuy nhiên những tài sản này khi bị hao mòn lại không được tính vào nên làm giá trị sổ sách cao hơn thực tế. Ví dụ các máy móc, trang thiết bị sau thời gian sử dụng sẽ bị giảm tuổi thọ, công nghệ thì nhanh lỗi thời…
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu là mục kế toán và có thể điều chỉnh.
- BVPS cao hơn hay thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu chưa thể đánh giá được doanh nghiệp có tiềm năng hay không vì rất nhiều doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với giá trị thật nhưng cũng có những doanh nghiệp thì giá cổ phiếu thị trường quá cao so với giá trị thật kiểu như bong bóng mà thôi.
– BVPS là giá trị sổ sách trên một cổ phiếu, thường được dùng để tính chỉ số P/B và so sánh với giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
– Cách tính BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
– BVPS cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường cho thấy giá trị thật của doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường.
– BVPS thấp hơn giá cổ phiếu trên thị trường cho thấy giá cổ phiếu trên thị trường đang cao hơn so với giá trị thật trên sổ sách, cho thấy NĐT đang mua đắt hơn giá trị thật.
– Ghi nhớ những mặt còn hạn chế của giá trị sổ sách trên một cổ phiếu
– Không nên đánh giá tài chính một doanh nghiệp chỉ dựa vào BVPS mà phải kết hợp thêm nhiều chỉ số khác để tăng hiệu quả, ví dụ như P/B, P/E, ROE, ROA…