Chuyên mục kiến thức tài chính hôm nay của gsphong.com sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ YOY trong tài chính cũng như ưu nhược điểm, ứng dụng của nó. Nếu như bạn chưa biết YOY là gì và muốn tìm hiểu thêm về thuật ngữ này thì hãy xem chi tiết ngay dưới đây.
Nội dung
YOY là gì, ý nghĩa, công thức tính?
Khái niệm/định nghĩa YOY là gì?
YOY thường được áp dụng trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.
Ý nghĩa của chỉ số YOY
Chỉ số YOY có những ý nghĩa cơ bản như sau:
-
So sánh kết quả kinh doanh của một công ty qua các khoảng thời gian tháng, quý, năm (cùng kỳ)
-
Giúp nhà đầu tư hay tổ chức đầu tư đánh giá được hiệu suất đầu tư của mình qua các giai đoạn nhất định
-
Giúp công ty tự nhìn lại hiệu suất hoạt động của chính họ và đưa ra phương án cải thiện nếu YOY giảm
-
Tránh được việc so sánh không đồng nhất giữa các giai đoạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, ví dụ so sánh mặt hàng bia trong mùa hè với mùa đông thì kiểu gì mùa hè cũng sẽ cao hơn nên người ta phải so sánh hiệu suất từ việc kinh doanh bia của mùa hè năm trước, năm trước nữa với mùa hè năm hiện tại.
Ưu nhược điểm của chỉ số YOY là gì?
Công thức tính YOY chuẩn & ví dụ thực tế
Công thức tính chỉ số YOY như sau:
YOY = (giá trị năm nay – giá trị năm trước)/giá trị năm trước x 100
Những giá trị này phải được lấy trong cùng một khoảng thời gian, ví dụ quý 3 năm nay với quý 3 năm trước, tháng 3 năm nay với tháng 3 năm trước hoặc kết thúc năm nay với kết thúc năm trước.
Ví dụ: Doanh nghiệp A vào quý 4 năm nay có lợi nhuận là 100 tỷ, quý 4 năm ngoái là 70 tỷ. Vậy YOY của doanh nghiệp A tính theo lợi nhuận quý 4 sẽ = (100 – 70)/70 x 100 = 42,86%
Lưu ý khi đánh giá tình hình tài chính dựa vào chỉ số YOY
-
Thứ 1: Không nên chỉ nhìn vào YOY mà đánh giá sự phát triển tổng thể một doanh nghiệp vì có thể năm nay YOY thấp nhưng đó là tình hình chung của cả ngành hoặc của cả nên kinh tế.
-
Thứ 2: Nên kết hợp giữa chỉ số YOY cùng với nhiều chỉ số khác để việc đầu tư hiệu quả hơn, ví dụ các chỉ số chứng khoán như P/E, P/B, ROA, ROE…
-
Thứ 3: Khi so sánh giá trị năm nay với cùng kỳ năm trước bị âm thì chỉ số YOY chưa chắc đã đúng vì giá trị âm đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví như so sánh lợi nhuận quý 1 năm trước với quý 1 năm nay thì giá trị năm nay nhỏ hơn năm trước nhưng công ty vẫn có lợi nhuận tức là vẫn có sự tăng trưởng nhất định.
-
Thứ 4: Chỉ số YOY được dùng để so sánh cùng thời điểm từ năm này qua năm khác, ví dụ cùng tháng 4 giữa các năm hoặc cùng quý 2 giữa các năm…
Qua đây, chắc hẳn bạn đã hiểu YOY là gì và ý nghĩa của nó rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin mà gsphong.com cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận định phương hướng đầu tư của mình. Chúc bạn sớm thành công và trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, kiếm lợi nhuận cao.