PEG là gì, công thức tính ra sao và ý nghĩa của chỉ số PEG trong việc lựa chọn đầu tư như thế nào là chủ đề hôm nay gsphong.com sẽ giải đáp cho mọi người. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về chỉ số PEG thì hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
Chỉ số PEG là gì?
Khái niệm/định nghĩa chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là hệ số giá/thu nhập trên tăng trưởng, được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó, chỉ số PEG sẽ so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G).
***Chỉ số PEG trong tiếng anh là Price Earnings to Growth
PEG là một số liệu giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu bằng cách tính đến giá thị trường của công ty, thu nhập và triển vọng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
So sánh chỉ số PEG với P/E – một thước đo liên quan đánh giá mức độ đắt của một cổ phiếu bằng cách so sánh giá cổ phiếu của công ty với thu nhập của nó thì chỉ số PEG có thể cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về việc một cổ phiếu được định giá quá cao hay được định giá thấp hơn. Hệ số PEG có thể giúp nhà đầu tư định giá về tốc độ tăng trưởng của công ty.
=> Tóm lại: PEG được sử dụng cho việc xem xét tăng trưởng thu nhập dự kiến của một công ty chứ không chỉ thu nhập hiện tại.
Ý nghĩa của chỉ số PEG là gì?
Khi biết được chỉ số PEG là bao nhiêu, các bạn sẽ có thể đánh giá được giá trị cổ phiếu của một công ty đó là:
-
Chỉ số PEG < 1: cho thấy một cổ phiếu đang được định giá thấp hoặc kỳ vọng thấp vào sự tăng trưởng. Nếu dự báo tăng trưởng là chính xác thì chỉ số này là tín hiệu tốt, cho thấy một cổ phiếu sẽ tăng trưởng tốt hơn trong vài năm tới và có tiềm năng mua.
-
Chỉ số PEG = 1: cho thấy giá cổ phiếu đang bằng với giá trị thật của nó, tức là không cao cũng không thấp và hiện tại mức giá này là hợp lý.
-
Chỉ số PEG >1: có thể chỉ ra một cổ phiếu được định giá quá cao, nên cân nhắc khi đầu tư vào những mã cổ phiếu này.
-
Chỉ số PEG âm: chỉ ra một công ty đang thua lỗ hoặc dự kiến sẽ có mức tăng trưởng âm.
Công thức tính hệ số PEG là gì?
Sau đây là công thức tính PEG chuẩn:
PEG = PE/G
Trong đó:
+ PE là tỷ lệ giá trên thu nhập, xem thêm chỉ số P/E là gì?
+ G là tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu, G thường sẽ được lấy ra từ dự kiến tốc độ tăng trưởng thu nhập trong 3 – 5 năm tới của một công ty.
Ví dụ cụ thể:
Nếu bạn đang chọn giữa 2 cổ phiếu của các công ty trong cùng một ngành, thì bạn có thể muốn xem xét chỉ số PEG của họ để đưa ra quyết định của mình.
Cụ thể: cổ phiếu của công ty A hiện đang được giao dịch với giá gấp 15 lần thu nhập của nó (P/E = 15), trong khi cổ phiếu của công ty B đang giao dịch với giá gấp 18 lần thu nhập (P/E = 18). Nếu bạn chỉ nhìn vào chỉ số P/E, thì công ty A có vẻ là lựa chọn hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, Công ty A có tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến trong 5 năm là 12% mỗi năm trong khi thu nhập của công ty B có tốc độ tăng trưởng dự kiến là 19% mỗi năm trong cùng thời kỳ.
=> PEG của công ty A là: 15/12% ~ 1,8
=> PEG của công ty B là: 18/19% ~ 0,94
Điều này cho thấy rằng khi xét đến khả năng tăng trưởng thì công ty B có thể là lựa chọn tốt hơn vì nó thực sự đang giao dịch với mức chiết khấu so với giá trị của nó.
Nhược điểm của chỉ số PEG là gì?
Có một số nhược điểm đối với chỉ số PEG phải kể tới như:
+ Chỉ số PEG không tính đến các yếu tố khác có thể giúp xác định giá trị của công ty. Ví dụ: PEG không xem xét lượng tiền mặt mà một công ty giữ trên bảng cân đối kế toán của mình, điều này có thể tăng thêm giá trị nếu đó là một lượng lớn.
+ Việc có được một chỉ số PEG chính xác phụ thuộc nhiều vào những yếu tố nào được sử dụng trong tính toán. Các nhà đầu tư có thể thấy rằng chỉ số PEG không chính xác nếu họ sử dụng chỉ số tăng trưởng trong quá khứ, đặc biệt nếu chỉ số trong tương lai có thể sai lệch so với quá khứ.
+ PEG có thể khó sử dụng hơn vì không phải lúc nào tốc độ tăng trưởng cũng có sẵn hoặc chính xác. Nếu một công ty giao dịch với chỉ số PEG thấp, có thể là do thị trường không tin vào dự báo tăng trưởng.
+ Giống như các thước đo định giá chỉ số khác, bạn nên sử dụng chỉ số PEG cùng với các công cụ khác. Các nhà đầu tư cũng nên xem xét bảng cân đối kế toán, gánh nặng nợ và dòng tiền, những yếu tố này không được phản ánh trong chỉ số PEG hoặc các chỉ số định giá khác sử dụng báo cáo thu nhập.
Xem thêm một số thông tin hữu ích khác liên quan:
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu chỉ số PEG là gì và cách vận dụng chỉ số PEG để đánh giá cổ phiếu của một công ty ra sao. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc thì hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư chính xác và thành công.