Khi tìm hiểu về đầu tư chứng khoán, bên cạnh vô số các chỉ số P/E, ROA, ROE thì còn có một chỉ số khác mà bạn cũng cần quan tâm đó là ROS. Vậy chỉ số ROS là gì, có ý nghĩa như thế nào khi nhìn vào chỉ số ROS và công thức tính chỉ số ROS là gì thì các bạn hãy xem ngay thông tin chi tiết dưới đây.
Nội dung
Chỉ số ROS là gì?
Định nghĩa về chỉ số ROS
ROS là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Return On Sales.
Ý nghĩa của chỉ số ROS trong chứng khoán
Chỉ số ROS cho chúng ta biết được những thông tin hữu ích như sau:
-
ROS dương (+) chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi
-
ROS âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng cũng có thể là chiến lược của công ty.
-
ROS càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng tốt
-
ROS của một doanh nghiệp so với ROS trung bình ngành mà cao hơn chứng tỏ đây là doanh nghiệp làm ăn tốt trong ngành đó.
-
ROS của một doanh nghiệp thấp hơn ROS trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không tốt bằng những doanh nghiệp khác trong ngành.
-
Các ngành nghề khác sau sẽ có ROS trung bình ngành không giống nhau
-
ROS của doanh nghiệp so với chỉ tiêu ROS mà doanh nghiệp đặt ra mà cao hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn tốt hơn mong đợi, còn thấp hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn không như mong đợi.
Lưu ý: ROS nên được xem xét theo thời gian dài (ít nhất là quý) chứ không thể nhìn vào thời gian ngắn, ví dụ doanh nghiệp A có ROS năm trước là 10%, năm nay là 15% thì chứng tỏ năm nay doanh nghiệp đã làm ăn lãi hơn năm ngoái. Các nhà đầu tư nên nhìn ROS của một doanh nghiệp trong 3 – 5 năm gần nhất để đánh giá.
Một vài ví dụ về chỉ số ROS:
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A năm 1 có ROS là 10%, năm 2 là 7%, năm 3 là 12%, năm 4 là 9% thì bạn cũng nên cân nhắc trước khi đầu tư vì doanh nghiệp này làm ăn khá bấp bênh, năm cao năm thấp.
Ví dụ 2: Công ty B năm nay có ROS là 14%, ROS năm ngoái là 10%, ROS trung bình ngành là 12% => Năm nay công ty B không những làm ăn tốt hơn năm ngoái, lãi nhiều hơn mà còn thuộc top các công ty hoạt động tốt trong ngành đó.
Ví dụ 3: Trong cùng 1 ngành may mặc chẳng hạn, công ty A năm nay có ROS là 15%, công ty B là 8% trong khi ROS trung bình ngành là 13% => Lựa chọn công ty A sẽ tốt hơn so với công ty B.
Ví dụ 4: Công ty A ngành may mặc, ROS năm nay là 15%, công ty C ngành xuất khẩu, ROS năm nay là 12%. Chỉ số ROS trung bình ngành may mặc năm nay là 13%, còn ROS trung bình ngành xuất khẩu là 10%. Tức là cả 2 công ty đều có ROS cao hơn ROS trung bình ngành 2% thì chúng ta sẽ cân nhắc dựa vào chỉ số khác như ROE, ROA chẳng hạn (chỉ số ROE & ROA sẽ được so sánh ở phần sau).
Công thức tính ROS chuẩn
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
+ Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giảm trừ doanh thu
+ Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi hết chi phí và thuế mà doanh nghiệp phải đóng.
Tuy nhiên bạn không cần phải lo 2 số liệu kia được tính như thế nào vì trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã có rồi.
Ví dụ: công ty A có lợi nhuận sau thuế là 100 tỷ đồng, doanh thu thuần là 300 tỷ đồng => ROS của công ty A = 100/300 x 100= 33,33%.
So sánh ROS và ROA, ROE
Chỉ số | ROS | ROA | ROE |
Khái niệm | Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu | Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
Công thức tính | Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100% | Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x 100% | Lợi nhuận sau thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu x 100% |
Đặc điểm | ROS càng cao càng tốt | ROA càng cao càng tốt. | ROE cao là tốt nhưng nếu quá cao thì có khả năng nợ quá mức hoặc thu nhập không nhất quán |
Tiếng Anh | Return On Sales | Return on Assets | Return On Equity |
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về các chỉ số ROA và ROE thì các bạn hãy tham khảo các bài viêt:
Một vài lưu ý khi đánh giá doanh nghiệp dựa trên ROS
– ROS của một công ty nếu tăng cao bất thường thì cũng cần cân nhắc trước khi lựa chọn đầu tư
– Thường thì ROS dưới 10% thì doanh nghiệp đó làm ăn không tốt cho lắm.
– Không nên chỉ dựa vào chỉ dựa vào chỉ số ROS để quyết định đầu tư một công ty mà phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ số ROA, ROE, ROI, EPS…
– Chỉ số ROS giảm chưa chắc là công ty làm ăn không tốt mà còn phải xem chỉ số đó so với ROS ngành thế nào và chỉ số ROS qua các năm liên tiếp đó ra sao. Nếu ROS giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn ROS trung bình ngành thì đây vẫn là công ty tiềm năng.
– ROS âm chưa chắc công ty kinh doanh không có triển vọng, ví dụ như Coca-cola nhiều năm liền báo lỗ mà vẫn hoạt động chứ chưa đóng cửa, hay như Grab, Tiki, siêu thị Metro…
– Hiểu được ROS là gì và cách tính ROS
– Hiểu được ý nghĩa của ROS trong chứng khoán như thế nào
– Phân biệt được sự khác nhau giữa ROS và ROE, ROA
– Nắm được một vài lưu ý liên quan tới chỉ số ROS
Qua đây, chắc hẳn bạn đã biết ROS là gì, ý nghĩa và cách tính cũng như cách nhận định trong đầu tư chứng khoán. Nếu như bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến chỉ số ROS thì hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.