NAV là chỉ số mà bạn thường xuyên bắt gặp trong giao dịch chứng khoán. Vậy chỉ số NAV là gì, công thức tính và giá trị của NAV có ý nghĩa như thế nào đối với nhà đầu tư thì các bạn hãy xem giải đáp ngay dưới đây.
Nội dung
NAV là gì? Ý nghĩa, công thức tính
Định nghĩa về NAV
Chỉ số NAV trong tiếng Anh là Net Asset Value.
Trên thực tế, giá trị của chỉ số NAV được sử dụng chủ yếu trong quỹ tương hỗ hoặc quỹ đầu tư ETF.
=> Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì?
Ý nghĩa của chỉ số NAV trong chứng khoán
Chỉ số NAV với một doanh nghiệp cụ thể
Chỉ số NAV cho thấy doanh nghiệp đó đang có giá trị tài sản thuần là bao nhiêu.
+ Nếu giá trị NAV tăng cao hơn thì chứng tỏ công ty đó làm ăn tốt vì đã biết cách sử dụng nguồn vốn cũ hoặc quỹ phát triển dự phòng để tạo ra lợi nhuận giúp tăng giá trị tài sản thuần của công ty.
+ Nếu chỉ số NAV không thay đổi nhưng công ty làm ăn có lãi cao thì nhà đầu tư có thể đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó với hy vọng lợi nhuận tiếp tục tăng lên để được chia cổ tức có tích lũy.
+ Nếu NAV không thay đổi tuy nhiên công ty lại làm ăn thua lỗ, thì nhà đầu tư vẫn có thể đầu tư nhưng rủi ro cao. Nhìn chung cái gì rủi ro cao thì lãi cũng cao.
Chỉ số NAV của quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETF
Vậy khi nhìn vào chỉ số NAV của các quỹ thì cho nhà đầu tư chứng khoán biết được điều gì?
Với các quỹ thì người ta hay nhìn vào NAV/Chứng Chỉ Quỹ hay nói cách khác là giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ).
Khi NAV/CCQ cao thì nhà đầu tư cần nhiều vốn để mua hơn so với giá NAV/CCQ thấp. Về rủi ro và lợi nhuận có thể gặp phải thì NAV/CCQ cao hay thấp cũng đều như nhau cả. Tuy nhiên thường thì NAV/CCQ cao chứng tỏ quỹ đó hoạt động lâu và có lợi nhuận khiến nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua.
Còn khi NAV/CCQ thấp thì đây là quỹ mới thành lập, mức độ rủi ro và lợi nhuận của nó vẫn chưa thể biết trước được. Nhìn chung cái gì rủi ro cao thì lợi nhuận cũng cao.
Công thức tính NAV là gì?
Công thức tính NAV với doanh nghiệp cụ thể
Với một công ty cụ thể, chỉ số NAV được tính bằng công thức sau:
NAV = tổng tài sản – tổng nợ phải trả
Trong đó tổng nợ phải trả chính là tổng mọi khoản nợ phải thanh toán cùng những chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên.
Ví dụ công ty A có NAV
Công thức tính NAV đối với quỹ đầu tư
Công thức tính NAV của một quỹ như sau:
NAV = Tổng tài sản – tổng Nợ phải trả
NAV/CCQ= (Tổng tài sản – tổng Nợ phải trả ) / Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành
Trong đó Tổng giá trị tài sản bằng Tổng giá trị chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt.
Ví dụ tính NAV của một quỹ đầu tư A như sau:
+ Tổng tài sản: quỹ A có 100 tỷ hiện đang đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu khác nhau. Tiền mặt của quỹ A hiện có 10 tỷ cùng với 5 tỷ sẽ được thu về. Trong ngày hôm đó quỹ lãi được 400 triệu tiền đầu tư.
+ Tổng nợ phải trả: hiện quỹ A đang nợ 15 tỷ cả ngắn hạn lẫn dài hạn, ngoài ra chi phí tích lũy của quỹ ngày hôm đó là 5 triệu.
+ Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ là 5 triệu CCQ
=> NAV của quỹ A = (100.000.000.000 + 10.000.000.000 + 5.000.000.000 + 400.000.000) – (15.000.000.000 + 5.000.000) = 100,395 tỷ đồng
=> NAV/CCQ của quỹ A = [(100.000.000.000 + 10.000.000.000 + 5.000.000.000 + 400.000.000) – (15.000.000.000 + 5.000.000)] / 5.000.000 = 20.079 đ => Giá 1 đơn vị chứng chỉ quỹ được giao dịch sẽ là 20.079đ
Tất cả các quỹ đang hoạt động đều sẽ cập nhật thông tin NAV, NAV/CCQ trên trang chủ của mình để nhà đầu tư dễ dàng theo dõi và lựa chọn. Ví dụ sau là giá trị NAV và NAV/CCQ của quỹ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng Techcombank:
=> Từ ví dụ này chúng ta có thể thấy:
- NAV của quỹ trái phiếu TCBF là hơn 24 nghìn tỷ còn NAV của quỹ cổ phiếu TCEF là 578 tỷ
- NAV/CCQ của quỹ trái phiếu TCBF là hơn 15k VNĐ còn NAV/CCQ của quỹ cổ phiếu TCEF là hơn 19k VNĐ.
Số liệu này cho chúng ta thấy lượng nhà đầu tư rót tiền vào quỹ trái phiếu TCBF nhiều hơn quỹ cổ phiếu TCEF nhưng giá 1 chứng chỉ quỹ TCBF lại thấp hơn giá của 1 chứng chỉ quỹ TCEF.
Một vài lưu ý khi nhìn vào giá trị tài sản ròng NAV
-
Giá trị tài sản ròng NAV có thể thay đổi lên xuống
-
Khi nhìn vào NAV, chúng ta nên nhìn cả vào biểu đồ so sánh giá trị NAV theo thời gian, nếu tăng dần đều thì có thể đầu tư dài hạn còn lúc tăng lúc giảm lên xuống thất thường thì khả năng rủi ro lớn nhưng lợi nhuận cũng lớn.
-
NAV trong chứng khoán thường được áp dụng khi nhà đầu tư đầu tư vào các quỹ tương hỗ hay ETF
-
Khi đầu tư vào các quỹ, bạn có thể cân nhắc dựa vào NAV nhưng không chỉ dựa vào mỗi NAV để lựa chọn được mà còn phải nhìn vào nhiều chỉ số hoặc báo cáo khác như lợi nhuận qua các thời kỳ, phí mua lại, thuế thu nhập cá nhân…
– Giá trị tài sản ròng NAV là gì, NAV đối với doanh nghiệp và NAV đối với quỹ đầu tư khác nhau như thế nào?
– Công thức tính NAV chuẩn nhất đối với cả doanh nghiệp và quỹ đầu tư
– Lưu ý gì khi nhìn vào chỉ số NAV để lựa chọn đầu tư và ý nghĩa của NAV
Xem thêm: