Trong phân tích kỹ thuật, MACD là một chỉ báo quan trọng và hữu ích đối với các nhà đầu tư bởi nó giúp bạn theo dõi được biến động của thị trường, cũng như xác định được xu hướng để từ đó đưa ra quyết định vào lệnh phù hợp. Và nếu bạn chưa biết chỉ báo MACD là gì thì cùng xem hết bài viết này để được hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo MACD tốt nhất nhé.
Nội dung
Chỉ báo MACD là gì?
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, có nghĩa là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Với chỉ báo này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được những biến động của xu hướng trong tương lai gần nhất, từ đó có quyết định mua bán phù hợp.
MACD được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 70 và thường được biết đến như một loại chỉ báo muộn, bởi kết quả của nó được dựa trên dữ liệu trong quá khứ, những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, là chỉ báo muộn, nên kết quả nó đưa ra sẽ an toàn hơn, giúp giảm được những tín hiệu sai lệch khi thị trường biến động mạnh.
Cấu tạo của hệ thống chỉ báo MACD
Trước khi tìm hiểu sâu về chỉ báo MACD là gì, thì hãy chắc chắn rằng các bạn đã nắm rõ về chỉ báo MA (Trung bình động).
Đường trung bình động MA giúp chúng ta xác định xu hướng và cả sự đảo ngược xu hướng. Gerald Appel đã phát triển không chỉ một mà là sự kết hợp của cả 3 đường MA lại với nhau để tạo ra một chỉ báo vô cùng hữu ích, đó chính là chỉ báo MACD, với tên đầy đủ là: sự hội tụ và phân kỳ của các đường trung bình.
Hệ thống chỉ báo MACD bao gồm 3 phần chính, đó là: đường MACD, đường Signal và biểu đồ MACD Histogram.
Đường MACD
Đường MACD hay còn gọi là MACD Line, được tính dựa trên đường trung bình giá đóng cửa 12 ngày và 26 ngày (EMA 12 và EMA 26). Lấy hiệu của hai đường này, chúng ta sẽ được đường MACD – đóng vai trò xác định xu hướng tăng giảm của thị trường.
Công thức:
Các điểm MACD được nối lại với nhau, tạo thành một đường chỉ báo. Trong trường hợp đường EMA 12 nằm bên trên đường EMA 26, thì giá trị của đường MACD sẽ được trả về số dương. Ngược lại, nếu đường EMA 26 nằm trên EMA 12 thì giá trị trả về sẽ là số âm.
Đường MACD thường được thế hiện bằng màu cam hoặc màu đỏ trên đồ thị.
Đường Signal
Đường Signal hay còn được gọi là đường tín hiệu. Đường này khi kết hợp với đường MACD sẽ tạo ra được các tín hiệu giao dịch tốt như: Tín hiệu tăng, giảm, đảo chiều giúp các nhà đầu tư có được điểm vào lệnh đẹp.
Công thức tính:
Có nghĩa, đường Signal chính là trung bình 9 ngày của chính đường MACD vừa được tạo. Đường tín hiệu – Signal thường được thể hiện bằng màu xanh dương trên đồ thị.
Sau đó, tập trung 2 đường này vào một đồ thị là chúng ta đã có được một bộ chỉ báo MACD. Nó sẽ được hiển thị như ảnh bên dưới, với đường MACD màu đỏ và đường Signal màu xanh dương.
Cũng giống như một số chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo MACD thường được thể hiện độc lập, nằm bên dưới khung giá để tiện so sánh. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào bất kỳ đồ thị nào bằng cách tìm trong phần chỉ báo hay Indicators.
Biểu đồ MACD Histogram
MACD Histogram chỉ là 1 thành phần của chỉ báo MACD, nhưng bản thân MACD Histogram lại là 1 công cụ vô cùng hữu ích, thể hiện sự chênh lệch giữa đường đường MACD và đường Signal.
Công thức:
Sự chênh lệch thu được sẽ được thể hiện dưới dạng cột. Nếu MACD Histogram >0 thì biểu đồ của nó sẽ hướng lên trên, còn MACD Histogram < 0 thì biểu đồ sẽ hướng xuống dưới.
Đường Zero
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến đường Zero trong bộ chỉ báo này. Đây là đường thẳng có giá trị bằng 0 trong khu vực hiển thị của chỉ báo MACD. Đường này đóng vai trò là đường tham chiếu của chỉ báo MACD, giúp nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng đang đi mạnh hay yếu.
Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo MACD
Cách dùng đường MACD như thế nào? Với chỉ báo MACD bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những cách sử dụng chính mà bạn có thể tham khảo:
Giao cắt giữa đường MACD cắt đường Signal
Những đường trung bình động (MA) thể hiện sự đồng thuận của giá trong một khoảng thời gian. Đường MACD vốn được tạo ra từ những đường MA, nên nó cũng thể hiện sự đồng thuận của giá trong một thời gian ngắn.
Tiếp nữa đường tín hiệu lại là đường trung bình của đường MACD nên sẽ thể hiện sự đồng thuận trong thời gian dài hơn. Vì vậy, sự giao cắt của MACD và đường tín hiệu sẽ tạo ra các chỉ báo như sau:
- Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực bán đang mạnh, giá có thể sẽ sụt giảm => Cân nhắc đặt lệnh BÁN
- Khiu đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực mua tăng mạnh, rất có thể sẽ là xu hướng tăng giá => Bạn có thể đặt lệnh MUA.
Để làm rõ hơn, hãy xem ví dụ bên dưới:
Bạn thấy đấy, điểm đánh dấu trên hình là những nơi mà đường MACD và đường Signal giao nhau. Giao dịch theo cách này tương đối đơn giản và dễ hiểu.
Tuy nhiên, vì quá đơn giản nên cách này cũng có nhiều điểm trừ, đó là khi bạn vào lệnh thì chúng lại thường rơi vào giai đoạn ở cuối xu hướng, nên hiệu quả không cao. Vì vậy hãy cân nhắc và kết hợp thêm nhiều tín hiệu, chỉ báo khác trước khi quyết định vào lệnh.
Căn cứ vào độ dốc của MACD Histogram
Như mình đã nói ở trên, nếu đường MACD cắt lên trên đường Signal thì là dấu hiệu cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường. Tuy nhiên bạn có thắc mắc rằng sự kiểm soát này là mạnh hay yếu, nó có tiếp tục mạnh lên hay đang yếu đi, và khi nào bên bán sẽ quay trở lại?
MACD Histogram ra đời để giúp bạn trả lời câu hỏi này. Độ dốc của MACD Histogram thay đổi do khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu Signal. Bản chất của MACD Histogram là nó cho biết bên nào đang chi phối thị trường.
- MACD Histogram dốc lên cho biết bên mua đang trở nên mạnh hơn.
- MACD Histogram dốc xuống cho biết bên bán đang trở nên mạnh hơn.
Lưu ý rằng, độ dốc quan trọng hơn việc MACD Histogram đang > 0 hay < 0.
Tại vì sao lại như vậy? Hãy để mình giải thích rõ hơn cho bạn bằng ví dụ bên dưới:
– (1) Bạn có thể thấy rằng ở trong giai đoạn này giá đang tăng, MACD Histogram luôn nằm trên đường Zero.
– (2) Tuy nhiên, việc giá tăng nhanh có thể khiến nhiều người muốn chốt lời, các lệnh bán bắt đầu xuất hiện làm bên mua yếu đi, và MACD Histogram bắt đầu xuống dốc (dù vẫn > 0). Điều này cho thấy bên mua vẫn vẫn chi phối thị trường, nhưng đã dần yếu đi, còn lực bán thì đang mạnh dần lên.
– (3) Bên bán tiếp tục mạnh lên khiến giá giảm sâu hơn nữa, đẩy đường MACD Histogram xuống dưới đường Zero.
– (4) Thị trường sau đó tiếp tục điều chỉnh đi xuống, MACD Histogram càng lớn và càng dốc. Đến giai đoạn vào cuối xu hướng giảm, những người bán đã bắt đầu rút khỏi thị trường thì người mua bắt đầu quay lại. Đường MACD Histogram bắt đầu dốc lên (dù vẫn < 0), và thị trường quay trở lại trend tăng giá.
Bạn thấy đấy, giao dịch với MACD Histogram, không phải chọn điểm mua vào khi MACD Histogram > 0, hoặc bán ra khi MACD Histogram < 0 như nhiều tài liệu hướng dẫn. Cốt lõi của nó là bạn phải bắt được đúng giai đoạn MACD Histogram bắt đầu dốc lên hoặc MACD Histogram bắt đầu dốc xuống.
Vậy nên giao dịch với MACD Histogram thế nào?
Nhiều nhà đầu tư đã ví von việc đầu tư giống như gieo trồng, và sự vận động của MACD Histogram không khác gì 4 mùa XUÂN – HẠ – THU – ĐÔNG.
- Mùa xuân: Thời điểm tốt nhất để gieo hạt, khi MACD Histogram < 0 nhưng đã bắt đầu dốc lên trên.
- Mùa hạ: mùa bắt đầu thu hoạch thành quả, khi MACD Histogram > 0 và vẫn đang dốc lên.
- Mùa thu: thời điểm muộn nhất để thu hoạch, khi MACD Histogram > 0 và đang dần dốc xuống.
- Mùa đông: mùa rét buốt và ngừng gieo trồng, lúc này MACD Histogram < 0 và đang dốc xuống.
Áp dụng việc gieo trồng này tương tự việc giao dịch. Hãy MUA vào thời điểm gieo hạt, BÁN ở thời điểm thu hoạch. Còn mùa đông hãy đứng ngoài thị trường và chờ đợi dấu hiệu của mua xuân tiếp theo.
Lưu ý: mùa đông có thể kéo dài hơn dự kiến, và có thể sẽ xuất hiện vài ngày “nắng ấm”. Bằng chứng là bạn sẽ thấy nhiều đợt MACD cũng bắt đầu dốc lên trên. Việc này đã khiến nhiều bạn lầm tưởng đó là “mùa xuân”, vội vã gieo hạt, nhưng rồi lại phải gồng thua lỗ.
Để khắc phục việc này và tránh vào điểm MUA giả, hãy kết hợp thêm một số chỉ báo kỹ thuật khác, hoặc tìm tín hiệu độ dốc của MACD Histogram trên khung thời gian lớn hơn để có thêm những tín hiệu chắc chắn. Điều này cũng giống như bạn nên đợi một tuần nắng ấm rồi hãy gieo hạt, thay vì chỉ thấy 1 ngày nắng mà đã kết luận rằng mùa xuân quay trở lại.
Phân kỳ giữa giá và MACD Histogram
Sự phân kỳ của giá và MACD Histogram là việc giá tạo đáy mới thấp hơn hoặc đỉnh mới cao hơn nhưng MACD Histogram thì không. Bạn có thể phân chúng thành: Phân kỳ dương và phân kỳ âm.
-
Phân kỳ dương: Giá tạo đáy mới thấp hơn nhưng MACD Histogram lại tạo đáy mới cao hơn. ⇒ Tín hiệu kết thúc xu hướng giảm, và thị trường đã tạo đáy.
-
Phân kỳ âm: Giá tạo đỉnh mới cao hơn nhưng MACD Histogram lạu tạo định mới thấp hơn. ⇒ Tín hiệu kết thúc xu hướng tăng, và thị trường đã tạo đỉnh.
Một điều kiện bắt buộc trong phân kỳ dương/phân kỳ dương, đó là MACD Histogram phải phá vỡ đường Zero giữa 2 đỉnh hoặc giữa 2 đáy.
Ví dụ:
– Giá đang trong một nhịp giảm khá rõ, giá tạo đáy và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên áp lực bán vẫn còn nhiều khiến giá điều chỉnh hơn và tạo đáy thứ hai thấp hơn đáy trước đó.
– Nhưng ở đồ thì MACD Histogram bên dưới thì nó lại một đáy mới không thấp hơn đáy trước đó.
– Thêm vào đó, MACD Histogram cũng đã phá vỡ được đường Zero giữa 2 đáy.
⇒ Tín thiệu phân kỳ dương đã xuất hiện, và bạn có thể bắt đầu với những lệnh MUA.
Hoặc dưới đây là ví dụ với trường hợp MACD Histogram phân kỳ âm:
Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian
Tất nhiên, chỉ báo nào cũng chỉ mang tính chất dự báo và nó cũng có xác suất sai nhất định. Chính vì vậy mình muốn bạn đọc kỹ thêm mục này của chúng mình: lựa chọn 2 khung thời gian để tăng xác xuất chính xác khi giao dịch.
- Nếu bạn đang giao dịch trong khung D1, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn W1.
- Nếu bạn đang giao dịch trong khung H4, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn D1.
- Nếu bạn đang giao dịch trong khung H1, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn H4.
Ví dụ: Bạn giao dịch trong khu H4, khung thời gian lớn hơn là D1.
Bước 1: Xác định xu hướng trên khung D1.
- Nếu đường MACD cắt lên đường Signal, xu hướng ở D1 là xu hướng tăng => chỉ tìm điểm MUA trên khung H4.
- Nếu đường MACD cắt xuống đường Signal, xu hướng ở D1 là xu hướng giảm => chỉ tìm điểm BÁN trên khung H4.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh ở khung H4.
- Tìm điểm MUA: Chờ đường MACD cắt lên đường Signal ở khung H4.
- Tìm điểm BÁN: chờ đường MACD cắt xuống đường Signal trên khung H4.
Qua nội dung mình vừa giới thiệu trên đây, mình mong rằng các bạn sẽ nắm được một số ý chính về chỉ báo MACD như sau:
-
MACD là một chỉ báo xu hướng, có công thức tính là EMA (C, 12) – EMA (C, 26).
-
Hệ thống chỉ báo MACD bao gồm 3 phần chính: đường MACD, đường Signal và biểu đồ MACD Histogram.
-
MACD cắt xuống dưới đường Signal => Tín hiệu giảm giá. MACD cắt lên trên đường Signal => Tín hiệu tăng giá.
-
MACD Histogram dốc lên trên thể hiện bên mua đang mạnh hơn. MACD Histogram dốc xuống dưới cho biết bên bán đang mạnh hơn.
-
Kết hợp độ dốc của MACD Histogram với đường Zero sẽ giúp bạn có căn cứ tìm được điểm vào lệnh MUA và BÁN hiệu quả nhất.
-
MACD Histogram phân kỳ dương là dấu hiệu thị trường sắp đảo chiều tăng giá. MACD Histogram phân kỳ âm là dấu hiệu thị trường sắp đảo chiều giảm giá.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng chỉ báo MACD mà gsphong.com muốn chia sẻ cùng các bạn. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để chúng mình giải đáp. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể đầu tư an toàn và hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Em cũng là người mới vào thị trường, ad cho em hỏi thì chỉ báo macd thì mình nên tìm kiếm thêm công cụ nào để hỗ trợ trade ạ, e cảm ơn mong ad giúp e
Bạn có thể kết hợp cùng với RSI nhé.
Tham khảo: https://dautu.io/cach-ket-hop-chi-bao-macd-va-rsi.html