Khi bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực đầu tư tài chính nào đó thì nhà đầu tư sẽ cần phải trang bị những kiến thức cơ bản cho mình. Bởi đã là đầu tư thì đương nhiên sẽ có rủi ro và khi trang bị được những kiến thức cơ bản nhất thì họ mới có thể giảm bớt những rủi ro không đáng có. Hôm nay, gsphong.com sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về chứng khoán dành cho các nhà đầu tư F0 cực quan trọng để bạn bắt đầu bước vào thị trường một cách suôn sẻ nhất nhé!
Nội dung
Kiến thức cơ bản về chứng khoán cực QUAN TRỌNG
Giờ giao dịch chứng khoán
Kiến thức cơ bản về chứng khoán đầu tiên mà bạn cần biết khi muốn trở thành nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư chứng khoán đó là Thời gian giao dịch chứng khoán.
Giờ giao dịch chứng khoán hiện nay tại Việt Nam là:
- Phiên sáng: giao dịch từ 9h – 11h30
- Phiên chiều: giao dịch từ 13h – 15h
- Giờ nghỉ trưa: 11h30 – 13h
Có một số thời gian giao dịch đặc thù mà bạn cần quan tâm đó là:
Trong đó trên HOSE và HNX:
- Từ 9h – 9h15 là khớp lệnh theo hình thức ATO: tức là dựa vào các lệnh đang đặt để xác định mức giá mở cửa. Nếu bạn mua ATO tức là bạn mua với mọi giá còn bán ATO là bạn muốn bán với mọi giá. Hình thức này bạn sẽ không được đặt giá mua, giá bán mình muốn và không thể hủy lệnh nếu đã chọn ATO.
- Từ 14h30 – 14h45 là khớp lệnh theo hình thức ATC: tức là xác định giá đóng cửa. Nếu mua hoặc bán ATC thì có nghĩa bạn định mua/bán với mọi giá ở kết phiên và bạn cũng không hủy được lệnh này.
Với ATO và ATC thì bạn sẽ chỉ được biết giá khớp lệnh của mình là bao nhiêu khi hết thời gian 15 phút diễn ra.
Bạn sẽ có quyền đặt giá mua, giá bán mình muốn tuy nhiên thời gian khớp lệnh là từ 9h15 – 11h30 và từ 13h đến 14h30. Nếu phiên sáng lệnh không khớp thì lệnh sẽ giữ đến phiên chiều, nếu không khớp được khi hết phiên chiều thì lệnh sẽ bị hủy.
Các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay
Có 3 sàn giao dịch chứng khoán hiện nay tại Việt Nam đó là HOSE, HNX và UPCOM. Trong đó sàn HOSE là sàn giao dịch có thị phần lớn nhất so với 2 sàn còn lại, tiếp đó là sàn HNX và sàn UPCOM.
Hầu như các nhà đầu tư chứng khoán thường sẽ chọn các cổ phiếu trên HOSE bởi những công ty được niêm yết trên HOSE đều là những công ty lớn, có tình hình hoạt động kinh doanh ổn định và phải trải qua quy trình xét duyệt khắt khe.
Sàn Upcom được xem như sân chơi dành cho những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết trên 2 sàn lớn là HOSE và HNX hoặc từng bị hủy niêm yết trên 2 sàn này. Nhìn chung sàn UPCOM giống như bước đệm để các công ty cổ phần muốn niêm yết lên các sàn lớn hơn.
Xem thêm:
Ngày giao dịch T+ của chứng khoán
Điều bạn nên biết khi mua cổ phiếu trong chứng khoán đó là ngày giao dịch T+. Khi cổ phiếu bạn mua khớp lệnh thành công thì bạn sẽ phải đợi thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản của mình. Khi cổ phiếu bạn bán khớp lệnh thì bạn cũng phải đợi ngày T+ để tiền về tài khoản. Đây cũng là kiến thức cơ bản về chứng khoán tiếp theo mà các bạn nên nhớ.
Cụ thể:
-
Ngày T0: là ngày bạn mua/bán chứng khoán
-
Ngày T1: là ngày tiếp theo sau T0
-
Ngày T+2 và T+2,5: T+ 2,5 là ngày mà bạn có thể giao dịch bán lại cổ phiếu cho người khác và ngày T+2 là ngày bạn nhận được tiền bán cổ phiếu của mình.
Ví dụ bạn mua cổ phiếu ngày thứ 6 thì ngày T0 chính là thứ 6, thứ 2 tuần tới sẽ là ngày T1, sang phiên chiều thứ 3 tuần tới sẽ là ngày T+2,5 thì bạn có thể bán cổ phiếu đó. Còn nếu bạn bán cổ phiếu vào ngày thứ 6 thì theo quy định của UBCKNN (Ủy ban chứng khoán nhà nước) thì bạn sẽ nhận được tiền bán muộn nhất vào lúc 12h ngày thứ 3 tuần tới. Thường thì bạn sẽ nhận được tiền bán trong phiên sáng thứ 3 luôn chứ không cần đợi tới tận 12h trưa.
Cách xem bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán là một thứ mà các bạn sẽ thường xuyên nhìn để cập nhật các thông tin về giá cổ phiếu với rất nhiều thông tin được cung cấp. Kiến thức cơ bản về chứng khoán cho người mới, nhà đầu tư F0 chắc chắn sẽ không thể không nhắc tới cách xem bảng giá chứng khoán.
Các mục mà bạn cần nhớ khi xem bảng giá chứng khoán đó là:
+ Mã chứng khoán (mã CK): Mỗi một công ty niêm yết sẽ có một mã chứng khoán khác nhau, thường là ghép lại của 3 chữ số và việc của bạn là chọn ra mã chứng khoán mà mình cảm thấy tiềm năng để đầu tư trong hàng nghìn mã chứng khoán trên các sàn giao dịch.
Ví dụ: Mã VCB là đại diện của ngân hàng Vietcombank, mã HPG là đại diện của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, FPT là mã của Tập đoàn FPT, TCB là mã chứng khoán của ngân hàng Techcombank….
+ Giá tham chiếu (TC): là giá mở cửa của một cổ phiếu hay giá đóng cửa của cổ phiếu đó trong phiên hôm trước. Giá tham chiếu sẽ có màu vàng và nó sẽ là mốc để so sánh xem phiên giao dịch ngày hôm nay mã cổ phiếu đó tăng hay giảm.
+ Giá trần: có màu tím, là giá cao nhất của một mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Quy định của UBCK nhà nước là một cổ phiếu trong một phiên chỉ được tăng tối đa một số % nhất định như sau:
- Trên sàn HOSE: giá trần là mức tăng +7% so với giá tham chiếu (TC)
- Trên sàn HNX: giá trần là mức tăng +10% so với giá tham chiếu.
- Trên sàn UPCOM: giá trần là mức tăng +15% so với giá TC.
+ Giá sàn: giá sàn có màu xanh lam, là giá thấp nhất của một mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm đó. tương tự như giá trần thì UBCK cũng có quy định về mức giá sàn như sau:
- Trên sàn HOSE: giá sàn là mức giảm -7% so với giá tham chiếu (TC)
- Trên sàn HNX: giá sàn là mức giảm -10% so với giá tham chiếu.
- Trên sàn UPCOM: giá sàn là mức giảm -15% so với giá TC.
+ Giá màu xanh lá cây: thể hiện cổ phiếu đang tăng giá so với giá tham chiếu, màu này là màu mà nhà đầu tư mong muốn.
+ Giá khớp lệnh: là giá của cổ phiếu tại thời điểm đó, giá này sẽ thay đổi liên tục trong phiên giao dịch, màu sắc của giá cũng sẽ thay đổi tùy khi so sánh với giá tham chiếu. Đây là giá mà bạn sẽ nhìn nhiều nhất để biết xem cổ phiếu đó đang tăng hay giảm và giá tăng giảm trong thời gian thực là bao nhiêu.
+ Tổng khối lượng khớp lệnh: là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh càng cao cho thấy cổ phiếu đó được nhiều người lựa chọn, thanh khoản cao (dễ mua, dễ bán). Cổ phiếu có KLGD từ 1 triệu cổ phiếu/phiên trở lên sẽ tốt hơn so với chỉ vài chục nghìn hay vài trăm nghìn cổ phiếu/phiên.
=> Xem thêm các mục khác và ý nghĩa từng mục tại bài viết: Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán đầy đủ từ A-Z
Cách mua bán cổ phiếu
Tiếp theo phần kiến thức cơ bản về chứng khoán dành cho người mới đó là cách mua bán cổ phiếu. Để mua bán cổ phiếu thì bạn cần mở cho mình tài khoản giao dịch tại các công ty môi giới chứng khoán.
Xem thêm: Hỏi đáp về mở tài khoản chứng khoán và Top 10 công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Sau khi đã có tài khoản chứng khoán thì bạn sẽ truy cập vào mục cổ phiếu để đặt lệnh, mỗi công ty chứng khoán có cách đặt lệnh khác nhau nhưng nó cũng khá dễ dàng. Bạn có thể đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc trình duyệt máy tính.
Xem thêm: Cách mua cổ phiếu từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Cách chọn cổ phiếu tốt để đầu tư
Phần cuối cùng trong hướng dẫn kiến thức cơ bản về chứng khoán cực quan trọng đó chính là cách chọn cổ phiếu.
Việc chọn được cổ phiếu tốt sẽ vô cùng quan trọng với mỗi nhà đầu tư và nó cũng tùy thuộc và tư duy cũng như phân tích của mỗi người. Tuy nhiên, có một vài tiêu chí chính mà nhiều nhà đầu tư thường áp dụng đó là:
-
Lựa chọn những công ty có chỉ số P/E tốt, thông thường chỉ số P/E dưới 9 là tốt tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào từng ngành khác nhau, P/E thấp hơn P/E trung bình ngành được xem là tốt.
-
Lựa chọn những công ty có chỉ số P/B tốt, những doanh nghiệp vẫn làm ăn có lợi nhuận tăng trưởng đều đặn mà P/B thấp cho thấy cổ phiếu đó đang bị định giá thấp và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Xem thêm: Chỉ số P/B là gì?
-
Lựa chọn những doanh nghiệp có tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn nhỏ hơn 1,1, tức là những doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ thấp là tốt nhất bởi khi tình hình kinh tế gặp vấn đề thì những doanh nghiệp này sẽ có đủ khả năng để trang trải cho các khoản nợ.
-
Lựa chọn cổ phiếu có thanh khoản tốt, ví dụ bạn mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà ít người mua/bán mã cổ phiếu đó thì khi bạn muốn bán cho người khác sẽ khó hơn.
-
Tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất
Xem thêm: 10 cách chọn cổ phiếu tốt được các NĐT thành công sử dụng
Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà những nhà đầu tư mới, F0 nên biết để có thể bắt đầu gia nhập vào thị trường này. Thị trường chứng khoán là thị trường có cơ hội cũng như rủi ro cao và với nhà đầu tư mới thì họ cần phải trang bị cho mình nhiều kiến thức trước khi bắt đầu để giảm thua lỗ. Nếu như bạn còn câu hỏi gì liên quan tới các kiến thức cơ bản về chứng khoán thì có thể để lại comment phía dưới để chúng tôi giải đáp trong vòng 24h.