Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán rất tiện lợi khi chúng ta thực hiện các giao dịch quốc tế hay muốn ứng tiền trước rồi trả sau đó. Vậy thì sau đây là top 10 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất được nhiều người sử dụng kèm review chi tiết để các bạn tham khảo.
Nội dung
- 1 Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào?
- 1.1 Vì sao cần mở thẻ tín dụng?
- 1.2 Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào?
- 1.3 Nhược điểm của thẻ tín dụng là gì?
- 1.4 Điều kiện để mở thẻ tín dụng là gì?
- 1.5 Nên chọn ngân hàng mở thẻ tín dụng với yêu cầu gì?
- 1.6 TOP 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất tại Việt Nam 2024
- 1.7 Một vài câu hỏi thường gặp khi mở thẻ tín dụng
Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào?
Vì sao cần mở thẻ tín dụng?
Thẻ tín dụng là sản phẩm mà các ngân hàng tạo ra nhằm cung cấp giải pháp tài chính cho người sử dụng. Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
-
Có thể sử dụng để thanh toán trước rồi trả tiền sau: giống như bạn vay tiền của ngân hàng để chi tiêu khi cần thiết sau đó có thể trả lại. Mà có nhiều ngân hàng chính sách tốt, chỉ cần bạn trả lại tiền trong vòng 30 – 45 ngày từ khi sử dụng thì sẽ không bị tính phí.
-
Thanh toán quốc tế: đây là nhu cầu mà nhiều khách hàng rất cần. Thẻ tín dụng sẽ giúp cho khách hàng có thể thanh toán các giao dịch quốc tế như mua vé máy bay, booking khách sạn, trả tiền domain…Hơn nữa, nếu bạn ra nước ngoài mà không mang đủ tiền mặt hay lười không buồn mang thì cũng chỉ cần mang theo cái thẻ tín dụng là mọi chuyện xong hết.
-
Ưu đãi lớn khi mở thẻ: nhiều ngân hàng họ sẽ khuyến khích khách hàng mở thẻ tín dụng và kèm theo đó sẽ có quà tặng, ưu đãi như voucher giảm giá khi mua sắm, tặng vali…
-
Làm thẻ tín dụng online: Các bạn có thể làm ngay tại nhà mà không cần phải ra ngân hàng, rất thuận tiện với người không có thời gian. Việc quyết định xem mở thẻ tín dụng ngân hàng nào cũng có ảnh hưởng bởi yếu tố này.
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào?
Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:
+ Thẻ tín dụng thì bạn thanh toán trước, trả tiền sau giống như bạn dùng điện nước trước rồi hết bao nhiêu sang tháng sau bạn trả đó.
+ Thẻ ghi nợ nội địa thì bạn có bao nhiêu tiêu cần đó, giống như bạn dùng sim điện thoại trả trước, nạp bao nhiêu thì tiêu cần ý, nếu hết thì không gọi được nữa.
Mỗi thẻ lại có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên tốt nhất là có cả 2 loại thẻ để tiện chi tiêu khi cần thiết.
Nhược điểm của thẻ tín dụng là gì?
Có một số vấn đề mà chủ thẻ tín dụng cần lưu ý khi sử dụng như sau:
Thứ 1: Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Mức phí khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá cao, khoảng 4% nên nếu không thực sự cần thiết thì bạn đừng làm vậy.
Thứ 2: Thẻ tín dụng không có mật khẩu như thẻ ghi nợ
Có rất nhiều chủ thẻ tín dụng vô ý làm rơi ví hoặc mất thẻ và bị kẻ gian nhặt được sau đó chúng đã mang thẻ tín dụng đi mua sắm thanh toán trước khi chủ thẻ kịp khóa lại.
Với những người không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên, chỉ dùng để đặt vé máy bay hay booking khách sạn chẳng hạn thì các bạn có thể khóa thẻ lại ngay sau khi sử dụng để đề phòng trường hợp làm rơi thẻ. Thẻ tín dụng có thể khóa lại và mở ra chỉ với vài thao tác trong internet banking mà lại yên tâm trong trường hợp thông tin thẻ bị lấy cắp.
Thứ 3: Thẻ tín dụng kích thích ý muốn tiêu tiền của bạn
Với những người kinh tế không thực sự dồi dào thì việc cầm trong tay chiếc thẻ tín dụng sẽ làm họ buông thả chi tiêu rồi sau đó lại phải trả lãi hoặc tìm cách trả lại tiền vào thẻ tín dụng.
Điều kiện để mở thẻ tín dụng là gì?
Không phải ai có nhu cầu mở thẻ tín dụng cũng được ngân hàng đồng ý mà ngân hàng họ chỉ cho những người có thu nhập ổn định để mở thẻ mà thôi.
Thu nhập ổn định ở đây chính là lương hàng tháng trong tài khoản ổn định hoặc có tài sản đảm bảo và khách hàng chưa từng có nợ xấu.
Để làm thẻ tín dụng, khách hàng sẽ cần cung cấp những thông tin cá nhân như căn cước công dân/hộ chiếu, giấy tờ chứng minh tài chính và tờ khai yêu cầu làm thẻ tín dụng. Ngoài ra mỗi ngân hàng sẽ có thêm một số yêu cầu khác tùy vào người có nhu cầu mở thẻ tín dụng.
Nếu chưa biết nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào thì các bạn hãy xem những tiêu chí cần thiết dưới đây.
Nên chọn ngân hàng mở thẻ tín dụng với yêu cầu gì?
Trước khi đến với top 10 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất thì chúng ta hãy tìm hiểu một chút về những tiêu chí cần chọn khi mở thẻ tín dụng:
-
Phí thường niên: phí thường niên là phí mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng nếu muốn tiếp tục duy trì sử dụng thẻ tín dụng. Phí thường niên của mỗi ngân hàng là khác nhau và phí thường niên của thẻ tín dụng thường cao gấp nhiều lần so với thẻ ghi nợ nội địa.
-
Uy tín và thương hiệu của ngân hàng: cái này bạn có thể dễ dàng thấy được, những ngân hàng lớn thường có chi nhánh ở khắp mọi nơi. Ngân hàng nào càng nhiều chi nhánh chứng tỏ ngân hàng đó làm ăn tốt và an toàn.
-
Hạn mức thẻ tín dụng & lãi suất: yếu tố này là vô cùng quan trọng và quyết định xem khách hàng sẽ mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt với mình. Khi cùng là ngân hàng lớn uy tín thì khách hàng sẽ nhìn vào hạn mức thẻ tín dụng (số tiền bạn được chi tiêu tối đa) và lãi suất để quyết định.
-
Khuyến mại mở thẻ: rất nhiều khách hàng mở thẻ tín dụng vì nghe được tiêu tiền trước rồi không mất lãi, miễn phí thường niên năm đầu, được tặng quà kèm theo hay mua hàng được giảm giá rất nhiều.
-
Bảo mật: vì thẻ tín dụng không có mật khẩu nên việc bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải lựa chọn các ngân hàng uy tín, ngân hàng lớn để yên tâm khi mở thẻ.
TOP 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất tại Việt Nam 2024
Vậy nên lựa chọn mở thẻ tín dụng ngân hàng nào thì bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chính sách làm thẻ tín dụng của các ngân hàng:
Ngân hàng | Thu nhập TB | Hạn mức | Phí thường niên | Số loại thẻ |
Vietcombank | từ 10 triệu | 50 triệu - 1 tỷ | 200k - 1tr3 | 13 |
Techcombank | từ 6 triệu | 20 triệu - 1 tỷ | 300k - 550k | 14 |
BIDV | từ 4 triệu | 20 triệu - 1 tỷ | 200k - 1 triệu | 10 |
VPBank | từ 4,5 triệu | 20 triệu - 1 tỷ | 274k - 900k | 15 |
VIB | từ 10 triệu | 20 triệu - 2 tỷ | 500k - 1tr3 | 11 |
Citibank | từ 10 triệu | 50 triệu - 2 tỷ | 800k - 2tr7 | 7 |
HSBC | từ 6 triệu | 12 triệu - 1 tỷ | 300k - 1tr2 | 4 |
Sacombank | từ 3 triệu | 10 triệu - 1 tỷ | 200k - 1 triệu | 12 |
Vietinbank | từ 2,5 triệu | 7 triệu - 1 tỷ | 120k - 1 triệu | 13 |
TPBank | từ 7 triệu | 10 triệu - 2 tỷ | 288k - 3 triệu | 10 |
Một vài câu hỏi thường gặp khi mở thẻ tín dụng
1. Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?
Câu trả lời là KHÔNG với mọi ngân hàng.
2. Thẻ tín dụng có rút tiền mặt được không?
Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên phí rút tiền mặt khá cao vì các ngân hàng luôn hướng khách hàng thanh toán dịch vụ, mua sắm bằng thẻ tín dụng thay vì rút tiền mặt. Hơn nữa giá trị tiền mặt rút ra trong 1 ngày cũng sẽ bị hạn chế chứ không thể rút toàn bộ hạn mức tín dụng của thẻ được.
3. Thẻ tín dụng có bao nhiêu số?
Thông thường thẻ tín dụng sẽ có 16 hoặc 19 số.
4. Thẻ tín dụng có mật khẩu không?
Câu trả lời là KHÔNG, mật khẩu sẽ được in ngay phía sau của thẻ. Vì vậy mà khách hàng sử dụng thẻ tín dụng cần phải chú ý tránh làm rơi mất.
5. Thẻ tín dụng có thời hạn bao lâu?
Thẻ tín dụng thường có hạn trong vòng 3 – 5 năm tùy chính sách của từng ngân hàng. Với những cá nhân mở thẻ tín dụng hạng cơ bản thì sẽ có thời hạn trong 3 năm. Hết 3 năm nếu muốn gia hạn thẻ thì có thể tới ngân hàng hoặc ngân hàng sẽ tự liên hệ cho khách hàng.
6. Thẻ tín dụng có mất phí không?
Khách hàng dùng thẻ tín dụng cần mất phí thường niên để duy trì và nếu khách hàng không trả tiền đúng hạn sẽ bị mất phí do trả trễ.
7. Thẻ tín dụng có phải thẻ ATM không?
Thẻ tín dụng có thể hiểu là thẻ ATM vì nó vẫn có khả năng rút tiền. Tuy nhiên so với thẻ ATM thông thường thì thẻ tín dụng không phải dùng để rút tiền mà để thanh toán online. Vậy nên nếu khách hàng muốn rút tiền mặt từ tài khoản của mình thì nên dùng thẻ ATM.
Xem thêm:
Tổng kết, khi muốn mở thẻ tín dụng nên chọn ngân hàng nào tốt, uy tín thì mọi người nên cân nhắc lựa chọn những ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm. Không nên chọn những ngân hàng mới mở hay có số vốn ít để mở thẻ tín dụng vì như vậy khả năng bảo mật cũng như dòng tiền sẽ không được đảm bảo.