Khi đọc báo cáo tài chính, sẽ có một thuật ngữ là thặng dư vốn cổ phần mà nhiều người còn chưa hiểu ý nghĩa của nó là gì và phân tích dựa trên thặng dư vốn cổ phần như thế nào. Vậy thì sau đây gsphong.com sẽ giúp các bạn giải đáp thặng dư vốn cổ phần là gì và mọi điều nên biết về thặng dư vốn cổ phần từ A-Z.
Nội dung
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Khái niệm thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần (tiếng anh là Capital Surplus) là phần chênh lệch giữa giá thực tế phát hành cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu. Trong đó:
– Giá thực tế phát hành cổ phiếu: chính là giá bán cổ phiếu ra ngoài thị trường hay đơn giản là giá mà nhà đầu tư trả để mua cổ phiếu của công ty đó.
– Mệnh giá cổ phiếu: chính là giá ban đầu mà công ty cổ phần đưa ra để huy động vốn từ nhà đầu tư. Mệnh giá cổ phiếu là số cố định, không thay đổi và còn có thể gọi là giá trị danh nghĩa.
Các công ty cổ phần khi có nhu cầu tăng thêm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh thì họ sẽ phát hành thêm cổ phần. Khi lên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu có thể lên xuống tùy vào nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nên sẽ phát sinh ra khoản chênh lệch. Khoản chênh lệch đó người ta gọi là thặng dư vốn cổ phần.
Công thức tính thặng dư vốn cổ phần
Công thức tính thặng dư vốn cổ phần như sau:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – mệnh giá) x số lượng cổ phiếu phát hành
Lấy ví dụ: Công ty cổ phần A muốn huy động 20 tỷ, công ty A quyết định phát hành 1 triệu cổ phiếu có mệnh giá 20.000đ. Tuy nhiên khi thấy thị trường có nhu cầu lớn thì công ty đã quyết định tăng giá phát hành cổ phiếu lên 25.000đ/cổ phiếu. Vậy thì thặng dư vốn cổ phần của công ty A = (25.000 – 20.000) x 1 triệu = 5 tỷ đồng. Khi bán hết được số cổ phần thì công ty A đã thành công huy động được 25 tỷ, cao hơn 5 tỷ so với kỳ vọng.
Vậy thặng dư vốn cổ phần có âm không? Câu hỏi được đặt ra khi có những trường hợp công ty báo cáo tài chính với thặng dư vốn cổ phần âm vì sao? Đáp án chính là thặng dư vốn cổ phần có thể âm khi giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá.
Ví dụ thặng dư vốn cổ phần âm: Công ty B phát hành 10.000 cổ phiếu giá 30.000đ, tuy nhiên vì một vài lý do nào đó khiến công ty B phải phát hành với giá giảm còn 20.000đ, vậy là thặng dư vốn cổ phần của công ty B = (20.000 – 30.000) x 10.000 = – 100.000.000đ.
Thặng dư vốn cổ phần có ý nghĩa gì?
Thặng dư vốn cổ phần là một hình thức để các công ty cổ phần huy động vốn nhằm tăng vốn điều lệ để hoạt động cho công ty. Với các công ty cổ phần thì thặng dư vốn cổ phần càng nhiều thì càng có lợi cho công ty. Khi đó công ty sẽ có thể sử dụng vốn để đầu tư thêm vào kinh doanh giúp tăng lợi nhuận.
Thặng dư vốn cổ phần chiếm phần lớn trong vốn chủ sở hữu, khi thặng dư lớn thì vốn cho các hoạt động kinh doanh, việc cạnh tranh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Quy định về thặng dư vốn cổ phần cần biết
Sau đây là những quy định về thặng dư vốn cổ phần được Bộ tài chính ban hành trong Thông tư 19/2003/TT-BTC:
-
Thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp cổ phần sẽ không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.
-
Hạch toán thặng dư vốn cổ phần: thặng dư vốn cổ phần sẽ được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần chứ không được hạch toán vào khoản thu nhập tài chính của công ty.
-
Thặng dư vốn cổ phần có thể chuyển đổi thành vốn điều lệ của công ty cổ phần nếu thỏa mãn các điều kiện (xem chi tiết phần sau).
-
Với trường hợp thặng dư vốn cổ phần âm: không được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp cũng không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù vào. Cách xử lý đó là công ty cổ phần phải sử dụng nguồn vốn thặng dư sẵn có để bù đắp hoặc dùng lợi nhuận sau thuế, các quỹ khác của doanh nghiệp để bù vào.
Quy định về tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần
Cũng theo thông tư khoản 1 Phần II mục A Thông tư 19/2003/TT-BTC của Bộ tài chính thì khi muốn tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần cần thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có thể chuyển đổi toàn bộ phần chênh lệch nếu đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn trong cổ phiếu quỹ (đã bán hết số cổ phiếu quỹ cần để huy động vốn).
- Nếu nguồn vốn thặng dư được huy động để nhằm mục đích cơ cấu nợ hay tăng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp được bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ lúc kết thúc đợt phát hành.
- Nếu nguồn vốn thặng dư được huy động để đầu tư dự án thì các công ty sẽ được sử dụng nguồn vốn chênh lệch đó để tăng vốn điều lệ sau 3 năm kể từ lúc dự án được hoàn thành hay đưa vào khai thác, sử dụng.
+ Nếu chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì chỉ được dùng khoản chênh lệch tăng trong thặng dư vốn cổ phần với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán để tăng vốn điều lệ.
Ví dụ: Công ty A phát hành thêm 10.000 cổ phiếu với mệnh giá 50.000đ/cổ phiếu, giá phát hành thực tế là 60.000đ/cổ phiếu. Công ty A muốn tăng vốn điều lệ nhưng mới chỉ bán được khoảng 9000 cổ phiếu, còn dư 1000 cổ phiếu. Vậy thì vốn thặng dư có thể sử dụng để tăng vốn điều lệ là: (60.000 – 50.000) x 9000 – 1000 x 50.000 = 90.000.000 – 50.000.000 = 40.000.000đ.
+ Với trường hợp vốn thặng dư nhỏ hơn tổng vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán thì không thể tăng vốn điều lệ từ vốn thặng dư đó.
Một số câu hỏi liên quan tới thặng dư vốn cổ phần
1, Thặng dư vốn cổ phần có được chia cổ tức?
Câu trả lời có CÓ, với trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, nộp thuế trích lập quỹ dự phòng thì doanh nghiệp có thể chọn 2 hình thức xử lý nguồn vốn thặng dư cổ phần đó bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc chi trả cổ tức.
2, Thặng dư vốn cổ phần có phải nộp thuế?
Như đã nói ở trên thì câu trả lời là KHÔNG.
3, Thặng dư vốn cổ phần hạch toán vào đâu?
Sẽ được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần.
4, Tài khoản thặng dư vốn cổ phần là gì?
Tài khoản hạch toán thặng dư vốn cổ phần là: TK 4112
5. Thặng dư vốn cổ phần là tài sản hay nguồn vốn?
Thặng dư vốn cổ phần được xếp vào nguồn vốn vì có đầu là 4.
Xem thêm:
Trên đây là những phân tích cho câu hỏi thặng dư vốn cổ phần là gì kèm cách tính, quy định liên quan. Nếu như bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc gì thì có thể để lại bình luận để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong thời gian sớm nhất.