Nếu bạn đang có một khoản tiền dự trữ nhưng lại chưa có ý tưởng kinh doanh hay đầu tư, thì gửi tiết kiệm ngân hàng chính là một phương án an toàn nhất. Tuy nhiên nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào uy tín, lãi cao nhất có lẽ vẫn là thắc mắc của nhiều người. Hãy để gsphong.com tư vấn giúp bạn cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng quý báu nhất nhé.
Nội dung
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?
Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?
Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức bạn mang một khoản tiền tới ngân hàng (hoặc gửi online), với mục đích là tiết kiệm, nhờ ngân hàng giữ tiền hộ. Khi gửi tiết kiệm qua ngân hàng, bạn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận tính bằng lãi suất, có thể tính theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay được đánh giá là hình thức đầu từ an toàn và ít rủi ro nhất, nên hầu hết mọi người có tiền nhàn rỗi đều lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng..
Các hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay
Dựa vào nhu cầu gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng gia tăng, các ngân hàng hiện nay đều đa dạng các hình thức gửi tiết kiệm nhằm mục đích tối đa được lợi ích cho khách hàng, giúp khách hàng có thể rút tiền trong trường hợp cần tiền gấp.
- Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và phổ biến nhất vì lãi suất cao. Khách hàng được thoải mái lựa chọn kỳ hạn gửi tiền của mình là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc trên 12 tháng…, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
- Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: hình thức này khách hàng không phải cam kết về thời gian rút, mức lãi suất được tính từ ngày gửi cho đến ngày rút. Điểm cộng là có thể rút bất cứ lúc nào, không cần báo trước, ko ảnh hưởng đến lãi suất. Tuy nhiên lãi suất của nó lại thấp hơn lãi suất gửi có kỳ hạn.
- Gửi tiết kiệm bậc thang: lãi suất sẽ phụ thuộc vào số dư thực tế của tài khoản gửi, số tiền càng lớn thì mức lãi suất nhận được sẽ càng cao.
- Gửi tiết kiệm góp tích lũy: yêu cầu số tiền gửi ban đầu không cao, có thể chọn mở tài khoản tiết kiệm từ 200.000 đồng, sau đó có thể gửi thêm vào bất cứ lúc nào để tích lũy dần.
Bảng tổng hợp lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng 2024
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Để có được câu trả lời chính xác, thì bạn hãy tham khảo qua bảng lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng 2024 được chúng mình tổng hợp lại bên dưới:
Ngân hàng | 01 tháng | 03 tháng | 06 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
ABBank | 3,35 | 3,55 | 5,2 | 5,7 | 6 | 6 | 6,3 |
Agribank | 3,1 | 3,4 | 4 | 5,6 | 5,6 | 5,6 | – |
Bắc Á | 3,8 | 3,8 | 6,1 | 6,5 | 6,7 | 6,7 | 6,7 |
Bảo Việt | 3,35 | 3,45 | 5,75 | 6,25 | 6,5 | 6,5 | 6,5 |
BIDV | 3,1 | 3,4 | 4 | 5,6 | 5,6 | 5,6 | 5,6 |
CBBank | 3,5 | 3,75 | 6,25 | 6,55 | 6,7 | 6,7 | 6,7 |
Đông Á | 3,4 | 3,4 | 5,3 | 5,8 | 6,1 | 6,1 | 6,1 |
GPBank | 4 | 4 | 5,7 | 5,9 | 5,9 | 5,9 | 5,9 |
Hong Leong | 2,85 | 3 | 4,2 | 4,7 | 5 | 5 | 5 |
Indovina | 3,1 | 3,4 | 4,7 | 5,5 | 5,8 | 5,8 | – |
Kiên Long | 3,1 | 3,4 | 5,6 | 6,5 | 6,75 | 6,75 | 6,75 |
MSB | 3 | 3,8 | 5 | – | 5,6 | 5,6 | 5,6 |
MB | 2,5 | 3,2 | 4,25 | 4,85 | 5,5 | 5,35 | 6,2 |
Nam Á Bank | 3,95 | 3,95 | 6 | 6,2 | 6,7 | – | 6,6 |
NCB | 3,9 | 3,9 | 6,25 | 6,4 | 6,8 | 6,8 | 6,8 |
OCB | 3,55 | 3,7 | 5,3 | 6 | 6 | 6,15 | 6,2 |
OceanBank | 3,3 | 3,5 | 5,3 | 6,1 | 6,6 | 6,6 | 6,6 |
PGBank | 3,9 | 3,9 | 5,4 | 5,9 | 6,4 | 6,2 | – |
PublicBank | 3,3 | 3,6 | 5 | 6,7 | 6,7 | 5,8 | 5,8 |
PVcomBank | 3,9 | 3,9 | 5,6 | 6,2 | 6,55 | 6,6 | 6,65 |
Saigonbank | 3,1 | 3,4 | 5,1 | 5,6 | 6 | 6 | 6 |
SCB | 3,85 | 3,85 | 5,7 | 6,8 | 6,8 | 6,8 | 6,8 |
SeABank | 3,5 | 3,6 | 5,4 | 6,1 | 6,15 | 6,2 | 6,25 |
SHB | – | – | – | – | – | – | – |
TPBank | 3,5 | 3,55 | 5,4 | – | 6,3 | – | 6,3 |
VIB | 3,7 | 3,7 | 5,4 | – | 6,2 | 6,3 | 6,3 |
VietCapitalBank | 3,8 | 3,8 | 5,9 | 6,2 | 6,2 | 6,3 | 6,5 |
Vietcombank | 3,1 | 3,4 | 4 | 5,5 | – | 5,3 | 5,3 |
VietinBank | 3,1 | 3,4 | 4 | 5,6 | 5,6 | 5,6 | 5,6 |
VPBank | 3,3 | – | 4,7 | 5 | – | 5,1 | – |
VRB | – | – | – | 6,3 | 6,7 | 7 | 7 |
*** Bảng tư liệu tham khảo, vì lãi suất có thể thay đổi tùy theo thời điểm, nhiều ngân hàng thường xuyên có chương trình tăng lãi suất tiết kiệm nhằm thu hút khách hàng mới. Chưa kể, ở một số ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy và gửi online cũng khác nhau. Nên để biết chính xác, bạn hãy tra cứu kỹ hơn thông tin về từng ngân hàng ở website chính thức của họ nhé.
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?
Trước khi quyết định nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào, hãy xác định rõ 3 tiêu chí quan trọng để lựa chọn ngân hàng:
- Lãi suất cao: tiêu chí này luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả những người gửi tiết kiệm. Lãi suất cao thì đồng nghĩa với việc sẽ có được lợi nhuận lớn.
- Độ an toàn cao: ưu tiên chọn ngân hàng có uy tín trong nước hoặc quốc tế, và có chính sách chăm sóc khách hàng tốt, như vậy tiền gửi của bạn sẽ hạn chế được phần nào rùi ro.
- Nhiều hình thức gửi tiết kiệm: giúp bạn chủ động lựa chọn được hình thức tiết kiệm phù hợp, sao cho có nhiều lợi ích nhất.
- Chi nhánh giao dịch ở gần nơi bạn sinh sống, như vậy thì mỗi lần đi gửi hoặc rút tiền, bạn cũng không mất thời gian di chuyển quá nhiều. Thông thường, những ngân hàng lớn thì đều có chi nhánh phủ sóng khắp mọi nơi.
Dưới đây là danh sách những ngân hàng uy tín, lãi suất tốt, đáp ứng được các tiêu chí khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Tuy nhiên nếu bạn chưa biết lựa chọn nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào thì mình có một vài lời khuyên cho bạn:
-
Nếu bạn gửi tiết kiệm dưới 50 triệu đồng thì gửi ngân hàng nào cũng được, tìm ngân hàng nào lãi suất cao mà gửi tiền. Vì các ngân hàng đều có quy định phải có bảo hiểm tiền gửi 1 người/1 sổ/1 ngân hàng, tối đa 50 triệu. Nếu như ngân hàng phá sản thì bảo hiểm sẽ hoàn lại tiền cho bạn.
-
Nếu bạn gửi tiết kiệm lớn hơn 50 triệu mà muốn an toàn 100% thì cứ đến các ngân hàng ở nhóm 1 để gửi, vì có gốc nhà nước nên an toàn hơn rất nhiều. Ví dụ: (CB, MB, Maritime Bank, VIB Bank, VP Bank, SeaBank, MHB, Sacombank (STB), Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG), Agribank, BIDV, Eximbank (EIB), Techcombank…). Tuy nhiên chúng có nhược điểm là lãi suất thấp hơn các nhóm ngân hàng khác.
-
Lựa chọn tối ưu nhất khi gửi tiết kiệm số tiền lớn, muốn quyền lợi cao thì các ngân hàng nhóm 2 là tốt nhất. Bạn cũng đừng quá lo lắng bởi các ngân hàng nhóm này đều nằm trong sự quản lý của NHNN, nếu có gì xảy ra thì NHNN sẽ can thiệp để đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Ví dụ về ngân hàng nhóm 2: BaoViet Bank, OCB, NamABank, DaiABank, Nam Việt (NVB), KienLongBank, ABBank, SHB, LienVietPostBank, Phương Nam (SouthernBank)..
Kinh nghiệm khi gửi tiết kiệm ngân hàng
Nếu đã có câu trả lời cho việc nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào, thì bạn cũng đừng bỏ qua một số kinh nghiệm khi gửi tiết kiệm ngân hàng sau đây để có được lợi nhuận cao nhất cũng như an tâm khi gửi tiền:
– Xác định số tiền gửi và thời gian gửi: nếu tiền gửi càng nhiều và thời gian gửi càng dài thì lãi suất sẽ càng cao. Nhưng tốt nhất bạn nên gửi kỳ hạn từ 12 – 18 tháng thôi, bởi nếu gửi kỳ hạn quá dài 24 – 36 tháng thì dễ rủi ro khi lãi suất thị trường tăng/giảm.
– So sánh lãi suất từng ngân hàng: các ngân hàng đều công bố lãi suất trên website của họ, nhưng nếu bạn có số tiền lớn và gửi kỳ hạn dài thì có thể thỏa thuận với ngân hàng về quyền lợi cũng như mức lãi suất muốn hưởng.
Lưu ý: trên 12 tháng được xem là kỳ hạn dài, còn số tiền lớn hay không thì tùy ngân hàng. Ví dụ các ngân hàng lớn như ACB, VPBank, Techcombank, Sacombank thì số tiền 1, 2 tỷ không phải to, nhưng các ngân hàng nhỏ như Việt Á, VietBank, GBbank, CBBank… thì vài trăm triệu cũng là lớn rồi.
– Tìm kiểu kỹ về quy định gửi tiết kiệm: bởi nhiều ngân hàng thường quảng cáo mức lãi suất cao ngất ngưởng, ví dụ 7,45% cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên đó là trên 200 tỷ và không được rút trước hạn. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ, rất dễ lao vào bẫy quảng cáo của họ.
– Tận dụng các ưu đãi của ngân hàng: Ví dụ như một số ngân hàng có chương trình ưu đãi cho người cao tuổi (từ 40 tuổi, 50 tuổi tùy ngân hàng). Khi gửi tiết kiệm ở độ tuổi này thì sẽ được cộng thêm lãi suất. Nên nếu có thể, hãy nhờ người thân lớn tuổi trong gia đình đứng tên sổ tiết kiệm giùm để hưởng lãi nhé.
– Luôn kiểm tra số dư định kỳ: việc này sẽ giúp bạn phòng ngừa được rủi ro mất tiền. Kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm rất dễ dàng, chỉ cần thực hiện qua tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử đã được đăng ký với ngân hàng.
– Bảo quản sổ tiết kiệm ngân hàng cẩn thận: nếu bị mất sổ thì phải báo ngay cho ngân hàng và đến trực tiếp ngân hàng để làm lại sổ, nếu không sẽ có kẻ gian giả mạo giấy tờ và chữ ký của bạn để rút toàn bộ số tiền tiết kiệm.
– Mở nhiều sổ tiết kiệm: Không nên bỏ trứng vào một rỏ. Việc phân chia này sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền, có thể rút ra khi cần mà không ảnh hưởng đến toàn bộ số tiền. Ngoài ra mở nhiều sổ ở nhiều ngân hàng cũng giúp bạn hạn chế được phần nào rủi ro.
Trên đây là toàn bộ những tư vấn của gsphong.com về viện nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào, cũng như những kinh nghiệm khi gửi tiền tiết kiệm. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn địa chỉ gửi tiết kiệm ngân hàng có lợi nhất cho mình.