Đây là kiến thức đầu tiên bạn phải biết khi tham gia thị trường, tất nhiên sau những khái niệm cơ bản mang tính định nghĩa, giới thiệu như BTC, Altcoin là gì. Đối với đầu tư (hold) phải luôn rành mạch
Uptrend: Xu hướng tăng. Ví dụ coin & chứng khoán đang nằm trong xu hướng tăng lớn. Trong xu hướng tăng lớn của toàn thị trường, thì coin nào cũng tăng, chỉ là ít hay nhiều, trước hay sau. Đối với đầu tư tài chính, xác định được một uptrend là coi như thắng 95%, 5% còn lại chỉ giúp bạn ăn nhiều hay ít.
Giống như việc bạn xác định được 1 xu hướng bùng nổ của đất đai để đầu tư vào đất trước đó, thì vị trí nào cũng ăn cả thôi, chỉ là ít hay nhiều chứ không chỉ riêng coin. Điều đó cũng tương tự trong thị trường chứng khoán.
Trong một uptrend, giá tăng mạnh và kéo dài, mỗi lần giảm thì giá cũng nhanh chóng tăng lên phá đỉnh trước đó.
Downtrend, Ngược với uptrend, đó là quá trình giảm liên tiếp với những lần hồi phục nhưng giá mỗi ngày một thấp hơn.
Hãy nhìn vào minh họa ảnh trên:
Mỗi cạnh zic-zắc được tính là một bước sóng.
Vị trí 1, giá giảm tới 15%, không nhỏ (24k -> 21kx). Nhưng nếu bạn vì đọc một phân tích BTC giảm mà không xác định đó là đảo chiều hay điều chỉnh thì rõ ràng thà bạn không xác định được còn hơn. 1 và 2 không giúp tạo ra một bước sóng.
Vị trí 2, Giá đã giảm từ 32K về 28K. Cũng rất đáng kể. Nhưng nếu bạn nhận định đợt giảm này là đảo chiều, thì quyết định bạn đã ra rất sai lầm. Vì chỉ cần bạn ngủ quên 1 giấc, tài khoản của bạn lại xanh như lá chuối. 1 & 2 là điều chỉnh ngắn, tốt nhất không biết tới sẽ tốt hơn. Có rất nhiều điều chỉnh ngắn như vậy, trong hình chỉ minh họa 2 vị trí.
Vị trí 3: Điều chỉnh toàn diện. Điều chỉnh này nên được xác định, nó bao gồm cả thời gian và tỉ lệ giảm. Tương tự như vậy với 4 & 5, các điều chỉnh lớn trong một xu hướng tăng lớn.
Vị trí 6: Đây là hình mẫu để bạn hiểu rằng ranh giới giữa điều chỉnh và đảo chiều rất mong manh. Nếu nó thiết lập đỉnh mới (vị trí 7), đó lại giống 3, 4, 5 – tức điều chỉnh. Nhưng sau đó nó tạo đáy mới, lúc này một đợt sóng giảm hình thành. Thực tế rất khó xác định được điều chỉnh hay đảo chiều, thường chỉ có thể xác định khi sóng (7 – > 8) trong hình chạy được ít nhất 1/3.
Vị trí (7) lúc này là điều chỉnh của xu hướng giảm, thường gọi là hồi.
Vị trí (8) là đáy tiếp theo của xu hướng giảm.
Một sai lầm rất phổ biến của các nhà đầu tư mới như sau, Họ không quan tâm tới xu hướng tổng quan mà lại đi sâu vào tiểu tiết.
Ví dụ với một trader:
Mua Ada 0.2 bán 0.3, Mua 0.25 Bán 0.4, mua 0.35 bán 0.5, mua 0.6 bán 0.8, mua 0.7 bán 1. Trong ví dụ này trader này thậm chí còn tạo ra hiệu suất tốt hơn người giữ 1 mạch từ 0.2 tới 1, do luôn mua được giá thấp hơn mức đã bán ra. Tuy vậy giá cứ mỗi ngày 1 cao, lần mua cuối của trader này là ở giá $4. Khi xu hướng tăng kết thúc, trước đó chưa thắng chỉ cần gồng là vài ngày tài khoản lại xanh (Hàng chục lần như vậy do một uptrend thường kéo dài vài tháng), nhưng lần này chỉ gồng 2 tuần TK chỉ còn 1/3.
Với Holder, Luôn tìm cách mua và nắm giữ. Ada 0.3$ mua bằng 10K, Ada 0.7$ vào bằng 20K, ADA 3$ thấy thơm quá vào bằng 120K. Quyết định giữ tất cả tới khi ADA 10$, hên thì lên tiếp mà xui thì lại lỗ tất cả. Holder thường thua do 2 lý do: Tăng số vốn ở các giai đoạn sau hoặc các holder nhảy vào đúng khi chiếc xe sắp tới bến và quay đầu.
Nếu bạn tham khảo các phân tích trên mạng, bạn thường rất dễ bị rối. Đơn giản nó không có tính hệ thống hay giúp bạn có góc nhìn tổng quan mà chỉ đi vào tiểu tiết. Càng ít xem các PT ngắn hạn càng giúp bạn tỉnh táo & thành công hơn.
Cá nhân tôi rất ít coi trọng các PT tiểu tiết dạng lên và xuống, tôi chỉ thực sự đánh giá cao các dữ kiện sau:
- Uptrend hay Downtrend
- Điều chỉnh hay đảo chiều?
Chỉ cần ai đưa ra được những dữ kiện này mới đáng quý. Nó quan trọng như thế nào tôi sẽ minh họa cho bạn dưới đây:
Một đồng coin đang có giá 100. Sau khi PTKT bạn thấy rằng sắp có một đợt giảm sắp tới. Giờ bạn lần lượt trả lời câu hỏi: Uptrend hay Downtrend, độ bullish của thị trường tới đâu?
Nếu câu trả lời là Uptrend, bạn phải thoáng hơn trong việc mua, tức là dự kiến về 80 thì 85 mua được rồi, âm thêm tí cũng không sao. Đối với giá bán, tất nhiên rồi bán giá cao hơn mức 100 trước đó.
Nếu câu trả lời là downtrend hoặc không rõ ràng, việc mua phải chuyển sang thận trọng. Tức là dự kiến 80 thì chia vốn thành vài phần để mua ở 2 3 mức khác nhau. Về bán ra chỉ cần bán được 89 – 92 là thành công.
Bạn cần rất rành rọt về điều đó, chúng ta phải thoáng một chút trong uptrend, như tôi vẫn nói đùa: Quân tử đắn đo quân tử dại – Quân tử long đại quân tử khôn. Đối với downtrend, hoặc nghỉ chơi hoặc phải kỷ luật hà khắc nhất, không là mất xác. Việc xác định sai hoặc quá cẩn trọng vì sợ hãi sẽ khiến lợi nhuận của bạn giảm đáng kể, còn không cần trọng lúc hết trend thì váy cũng không còn mà mặc. Do vậy hãy thật hiểu tầm quan trọng của xu hướng tổng quan lớn.
Bạn dễ dàng thấy một phân tích lên xuống ở các nhóm khác nhau, nhưng hỏi về trend tôi tin rằng ít ai có thể trả lời cho bạn đâu. Thực chất xác định trend lớn tổng quan chính là việc khó khăn nhất. Rất nhiều nhóm đã nhầm việc điều chỉnh với đảo chiều, họ chẳng những giúp thành viên biết được các đợt giảm mà chỉ khiến user rối trong những lắt nhắt của lên xuống để rồi cuối cùng cũng thua hết vì Margin, vì trade ngắn.
Hãy tưởng tượng bạn đang đu ADA 0.8$, Hiện tại giá đang 0.75, PT BTC sắp xuống bạn sẽ hành động ra sao? Bán ra chờ mua lại? Bán ra nghỉ luôn? Giá đã tụt xuống 0.75$ âm quá hold tiếp?
Không có xu hướng lớn, bạn làm mọi thứ đều mù mờ cả. Lúc nào cần cắt lỗ, lúc nào vứt đó là xong, lúc nào cần mua thoáng 1 chút v.v.
Có một vấn đề khá thú vị là rất ít người xác định được xu hướng lớn, trong khi lại có hàng trăm người có thể PT được vài diễn biến ngắn hạn. Cá nhân tôi cũng không thể tính toán được một xu hướng lớn khi nó chưa rõ ràng, chỉ có bám theo sau đó điều chỉnh kế hoạch.
Uptrend lớn Altcoin năm nay tôi may mắn nhìn ra, ở thời điểm có thể coi là ổn ngay giữa tháng 12, và tôi nói rõ đó là uptrend chứ không phải một kèo tăng ngắn. Nhưng thời điểm kết thúc, hiện tại tôi vẫn hoàn toàn mù mờ và chưa có thông tin gì để đưa ra. Phải hiểu rằng HP không thích phán, mà thông tin thì phải có logic, luận điểm và dữ liệu. Bằng tất cả năng lực của mình, tôi hi vọng rằng mình đủ tỉnh táo và sáng suốt để nhìn ra điểm dừng cho mọi người. Tôi cũng chỉ dám hi vọng như vậy.
Nhân trong bài viết này, tôi giải thích cho mọi người thêm một chút về “điều chỉnh” trong uptrend.
Như đã nói ở phía đầu bài, điều chỉnh có nghĩa giá giảm để phản ứng lại việc tăng giá, đặc biệt là khi mức giá tăng mạnh và liên tục. Cứ giá tăng quá mạnh thì bị phản ứng, các lần phản ứng sau đó lên tiếp thì gọi là điều chỉnh, mà phản ứng giảm luôn thì gọi là đảo chiều.
Đối với điều chỉnh trong uptrend, thì hoặc có thời gian, hoặc có biên độ thì sẽ có sự an toàn. Có cả 2 thì rất tốt, tất nhiên biên độ không được phép quá lớn để => Downtrend. Hãy xem minh họa sau:
- BTC: 40K Xuống 33K 1 ngày, có biên độ, mua là thắng ít nhất kèo hồi.
- BTC giữ giá vùng 30K 10 ngày, có thời gian, mua ổn.
Đối với các đoạn cuối sóng, chúng ta sẽ thường xuyên thấy việc điều chỉnh một yếu tố, để tránh mất nhiệt (khí thế, bullish) của thị trường. Giảm có thể khá sâu, nhưng nhanh thì cơn sợ hãi sẽ qua đi nhanh chóng. Hoặc giữ giá đủ lâu để người ta không còn cảm thấy mức giá đó cao nữa, như vậy là có thể tiếp tục tăng rồi, đó chính là điều chỉnh bằng thời gian.
Nhưng đợt tăng nào cũng sẽ dẫn tới điều chỉnh toàn diện (2 yếu tố), đó sẽ là chuỗi ngày tương đối hoang mang và chán nản, vì không nắm được là đảo chiều hay điều chỉnh. Các điều chỉnh 1 yếu tố thì rất dễ chịu rồi, do bạn chưa kịp cảm nhận nỗi đau TK đã xanh trở lại.
Bạn còn nhớ ngày BTC 42K trở về chứ, dù nó có rất nhiều lần bật ở các mức khác nhau, nhưng chúng ta chỉ trade ở giữa chừng, và chỉ hold khi giá chạm EMA W1 (28 – 30K) để chờ round tiếp theo nếu có. Đó chính là điều chỉnh 2 yếu tố trong ảnh phía trên. RSI 68 – 72 chính là thời điểm vùng mua lý tưởng khi uptrend vẫn còn và việc điều chỉnh toàn diện đã thành công, khung W1 bạn nhé.
Các đợt điều chỉnh không bao gồm thời gian sẽ không cắt đứt một con sóng, dù biên độ có là bao nhiêu đi nữa. Và kết thúc 1 con sóng luôn là điều chỉnh hoặc đảo chiều. Do vậy khi một con sóng đã đủ lớn (Với những nến W1 dài liên tiếp), bạn có thể trade cũng được, do áp lực điều chỉnh toàn diện nó xuất hiện liên tục.
Thấy gì qua ảnh trên?
Cũng như BTC khi 33K vậy, giá có thể tăng và dễ tăng nhanh. Nhưng sẽ xuất hiện nhiều cây nến đỏ dài do áp lực điều chỉnh toàn diện, và tất nhiên việc thu chân rất nhanh. Xu hướng sẽ được duy trì tới khi đạt đỉnh và điều chỉnh toàn diện, trở về ít nhất EMA10 W1. Trường hợp mức tăng lớn hơn 2000% (20 lần) so với chân sóng (0.15$), thông thường chart sẽ xác nhận bong bóng và đảo chiều thay vì điều chỉnh toàn diện. Tức là lần tụt bao gồm cả biên độ và thời gian là lần đảo chiều xuống luôn.
Mong rằng bạn luôn theo dõi W1 để có cái nhìn tổng quan nhất, sau đó xác định rõ GIAI ĐOẠN, VỊ TRÍ hiện tại của mình để sử dụng vốn và lên giải pháp cho phù hợp. Luôn có định hướng rõ ràng, để đừng lẫn lộn giữa các phương pháp, chiến thuật.
Tổng kết:
- Đối với trade, bạn chỉ cần phân tích được xu hướng tăng giảm của 1 ngày hay theo vài nến H1, h4 là đủ. Với hold (đầu tư), hãy tập trung vào tổng quan thay vì tiểu tiết. W1 sẽ là khung tốt nhất cho bạn.
- Khi bạn nhận định một đợt giảm hoặc tham khảo về một đợt giảm từ đâu đó, hãy hỏi về điều chỉnh hay đảo chiều.
- Có 3 vị trí mua vào trong uptrend: Đầu con sóng (1) hoặc điều chỉnh nhanh (2) tại EMA 10 / 21 (Không kèm thời gian giảm lâu) hoặc điều chỉnh toàn diện (Biên dưới hoặc MA20, đi kèm thời gian giảm đủ nhanh).
- 1 sóng được đếm khi có điều chỉnh toàn diện (hoặc đảo chiều). Lúc đó có thể tính là 1 bước sóng.
- Giá có xu hướng trở về vùng tranh chấp giữa điều chỉnh với đảo chiều/ tăng hay giảm.
Hoài Phong