Không chỉ với một dự án, nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cũng cần giải quyết bài toán mở rộng quy mô. Xin kể thêm vài trường hợp để bạn hiểu rằng bài toán quy mô ý nghĩa ra sao trong sự thành công.
Trong làm ăn, đây chính là cấp độ 1 của sử dụng vốn: Chỉ dùng tiền của chính mình. Bạn có được sự an toàn, nhưng sẽ thật khó để trở nên siêu to lớn.
Cấp độ 2, đó là sử dụng nguồn tiền của người khác thông qua ngân hàng. Với việc vay vốn, nguồn tiền vốn của bạn trở nên rất rộng. Bạn mở rộng tới đâu thì quy mô vay vốn của bạn có thể to tới đó, bạn có thể “sử dụng tiền của người khác” để tạo ra lợi nhuận cho mình. Ở cấp độ này, bạn sẽ tăng được hiệu suất nhưng sẽ phải chịu rủi ro, nên nhớ thất bại bạn sẽ trở thành con nợ đấy nhé.
Cấp độ 3, sử dụng nguồn vốn của người khác dựa trên sự đóng góp hợp tác. Đó là cổ phiếu, đó là trái phiếu, đó là gọi vốn đầu tư. Ở cấp độ này, bạn vẫn tiếp cận được nguồn vốn khổng lồ để phát triển quy mô, nhưng lại chẳng có rủi ro nào đáng kể khi sai lầm. Nếu bạn thua lỗ, số tiền thua lỗ phần lớn là của người khác. Đây chính là đẳng cấp cao nhất của tăng quy mô vốn. Và tất nhiên bạn phải thật giỏi, thật bản lĩnh và chứng minh được tính khả thi thì mới có thể nằm trong nhóm thứ 3 này. Bây giờ thử tự đánh giá xem bạn đang dùng tiền ở cấp độ mấy?
Hãy thật cố gắng lên được cấp cao nhất nhé, hoặc ít ra cũng là cấp độ 2. Tỉ lệ % lợi nhuận cho mỗi công việc, dự án luôn có giới hạn. Con đường bạn có thể thành công nhất chính là số vốn lớn. Dù bạn có kiếm được lợi nhuận lên tới 30% hay 40% đi nữa, nhưng với số vốn 100 triệu thì bạn cũng có thêm thu nhập không đáng là bao. Hướng đi tốt cho bạn phải là kiếm lợi nhuận 15% từ 10 tỷ, 100 tỷ.
Hãy thử nhìn tỷ phú Phạm Nhật Vượng và câu chuyện mở rộng quy mô cũng như sử dụng vốn. Tập đoàn Vingroup có thể triển khai một dự án quy mô khoảng 2 tỷ đô với lợi nhuận sau thuế lên tới 25% vốn đầu tư. Vingroup có đủ 2 tỷ đô để làm, tỉ lệ lợi nhuận cũng rất hấp dẫn. Nhưng họ đã không làm như vậy.
- Họ đã phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn đầu tư làm dự án (dù tự năng lực có đủ).
- Họ vay thêm vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu để làm dự án.
- Tất nhiên, họ cũng góp một phần vốn của mình trong dự án, thường khoảng 15 – 20%.
Họ đã sử dụng tới mức tối đa các nguồn vốn có thể huy động. Với 2 tỷ đô vốn lúc này, cộng thêm với huy động họ có thể triển khai cùng lúc 10 dự án tương đương. Tổng lợi nhuận từ 10 dự án sau khi đã chia sẻ lại cho các cổ đông vẫn lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận khi chỉ sử dụng vốn tự thân làm một dự án. Chúng ta sẽ không nói về tài năng kinh doanh của Vingroup, chúng ta cần hiểu rằng tư duy tài chính trên là bắt buộc cho sự phát triển bùng nổ. Nó được áp dụng ở mọi tập đoàn lớn, và có thể áp dụng ngay trong mỗi người chúng ta, ít nhất tới level 2: Sử dụng vốn ngân hàng.
Nói chính xác hơn, ở quy mô nhỏ thì là một cá nhân, một gia đình, ở quy mô lớn hơn như là một công ty thì quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng. Cùng đi làm ở một mức lương, nhưng 2 người có kế hoạch sử dụng tài chính khác nhau sẽ có tương lai khác hoàn toàn. Nhận thức được tầm quan trọng của quy (level) mô sử dụng vốn, bạn cần thay đổi điều gì?
Đầu tiên là loại bỏ đi sức “ỳ” của bản thân. Tức cố gắng phá vỡ ngưỡng tài chính của mình. Cá nhân hay công ty đều có ngưỡng tài chính, khi bạn có tiền những không biết đầu tư hay làm gì thì đó là ngưỡng của bạn. Cũng không thể nói rằng chúng ta cứ ăn rồi đi vay mãi, chỉ muốn bạn hiểu rằng nếu ngưỡng bạn còn thấp, bạn nên cố gắng tăng nó lên. Ví dụ minh họa:
- Có 100 triệu, đi gửi ngân hàng. Như vậy là ngưỡng của bạn quá thấp, ở mức 100 triệu bạn đã không lên được kế hoạch hay dự án, đầu tư gì để sinh tiền.
- Có 2 tỷ thì dùng hết 1.5 tỷ cho các hoạt động đầu tư, 500 triệu không đi gửi tiết kiệm vừa dự phòng.
- Có 5 tỷ, phân bổ đầu tư vào các hoạt động từ an toàn tới rủi ro ở nhiều mảng, sử dụng hết còn vay thêm 2 tỷ.
- Có 100 tỷ, dùng hết 70 tỷ. 30 tỷ đi mua trái phiếu.
Như đã nói ở trên, mỗi người mỗi công ty tới một ngưỡng sẽ “không biết làm gì” với tiền đang có. Nếu con số của bạn khá lớn, bạn có thể như vậy, nếu nó còn đang nhỏ, bạn phải tìm kiếm và nghiên cứu cơ hội đầu tư cho tới lúc có được cảm giác “khát tiền”, lúc nào cũng thiếu tiền.
Mục tiêu thu hoạch:
- Nhận thức được ý nghĩa của việc tận dụng các tiềm lực nguồn vốn mới có thể bùng nổ.
- Xem xét lại ngưỡng tài chính của bản thân, xem nó có quá “nhỏ” không?
- Lên kế hoạch tài chính bản thân và sử dụng vốn tới ít nhất level 2, cấp độ vay vốn ngân hàng.
Sâu sắc hơn, bạn có thể tham khảo: Tư duy sử dụng vốn cần có. Đó là kiến thức rất quan trọng trong hành trình đầu tư giúp bạn tới đích một cách có lộ trình, kế hoạch và khả thi nhất.