Ngành điện là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu của đất nước ta. Ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp ngành điện khác nhau, từ khai thác thủy điện, nhiệt điện, điện gió đến truyền tải và xây dựng lắp đắt điện. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành này, thì dưới đây là danh sách top 10 doanh nghiệp ngành ĐIỆN lớn nhất nước ta hiện nay. Cùng theo dõi nhé.
Nội dung
- 1 Top 10 doanh nghiệp ngành ĐIỆN lớn nhất Việt Nam
- 1.1 Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN
- 1.2 TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA (EVNNPT)
- 1.3 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVNGENCO1)
- 1.4 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 – CTCP (EVNGENCO2)
- 1.5 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 3 – CTCP (EVNGENCO3)
- 1.6 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP
- 1.7 CÔNG TY TNHH ĐIỆN LỰC AES MÔNG DƯƠNG
- 1.8 CÔNG TY CP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2 (NT2)
- 1.9 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (PPC)
- 1.10 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH (QTP)
Top 10 doanh nghiệp ngành ĐIỆN lớn nhất Việt Nam
Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN
Thông tin cơ bản về EVN
- Tên gọi tắt: EVN
Tổng công ty Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp ngành điện lớn nhất hiện nay, được thành lập vào 10/10/1994 theo Quyết định số 562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

Lĩnh vực hoạt động chính của EVN
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
Vị thế trong ngành của EVN
- EVN là doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp điện cho toàn nền kinh tế của đất nước.
- EVN hiện sở hữu 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 8 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng.
- EVN là nguồn cung cấp điện đến các khách hàng lớn là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cùng nhiều đơn vị thành viên khác.
Thách thức của EVN
- Nhìn chung, vì là doanh nghiệp gần như “độc quyền điện”, nên thách thức của EVN cũng là thách thức của toàn ngành điện nói chung, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào của thủy điện, nhiệt điện không đáp ứng đủ nguồn cung, làm ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh năng lượng quốc gia.
- Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp ngành điện lớn nhất này đó là chi phí đầu tư lớn trong khi phải đảm bảo giá điện cân bằng khả năng chi trả và được Chính phủ phê duyệt. Theo tính toán, giai đoạn 2025-2030, mỗi năm EVN cần phải huy động nguồn vốn đầu tư lên tới 6 tỷ USD cho các dự án nguồn và lưới điện trong điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi rất hạn chế.
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA (EVNNPT)
Thông tin cơ bản về EVNNPT
- Tên viết tắt: EVNNPT
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), được thành lập vào năm 2008 với sứ mệnh đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh của EVNNPT
- Truyền tải và phân phối điện
- Đầu tư phát triển hệ thống lưới điện truyền tải điện Quốc gia
- Xây dựng, lắp đặt các công trình lưới điện.
- Quản lý vận hành, sửa chữa hệ thống lưới điện truyển tải Quốc gia.
- Đầu tư các dự án điện mặt trời
Vị thế trong ngành của EVNNPT
- EVNNPT là doanh nghiệp nhà nước duy nhất có nhiệm vụ phát triển và vận hành hệ thống truyền tải điện trên toàn quốc liên tục, an toàn, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.
- Hơn 10 năm qua, doanh nghiệp ngành điện hàng đầu Việt Nam này đã phát triển mạnh về quy mô và ngày càng được nâng cao về chất lượng, công nghệ. Hiện nay, EVNNPT quản lý vận hành 24.368 km đường dây (ĐD) 500 kV, 220 kV (bao gồm 7.503 km ĐD 500 kV và 16.865 km ĐD 220 kV), tăng 102%, 141 trạm biến áp (TBA) 500 kV, 220 kV (gồm 28 TBA 500 kV và 113 TBA 220 kV) với tổng dung lượng MBA là 81.288 MVA.
- Trong năm qua, EVNNPT đã khởi công nhiều dự án quan trọng phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện và bảo đảm cung cấp điện như đường dây 500 kV đấu nối trạm biến áp (TBA) 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Vân Phong-Vĩnh Tân; các TBA 220 kV: Khu Kinh tế Nghi Sơn, Pắc Ma, Phú Thọ 2…
Thách thức của EVNNPT
- Là doanh nghiệp ngành điện thiên về lĩnh vực xây dựng mạng lưới truyền tải điện, nên thách thức lớn nhất của EVNNPT chính là việc giải phóng mặt bằng. Công tác thỏa thuận tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp, đền bù và thu hồi đất với nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
- Lưới truyền tải điện quốc gia chưa đáp ứng được nhu cầu truyền tải điện, tình trạng quá tải xảy ra trên diện rộng ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
- Ngoài ra, giá truyền tải điện quá thấp, vì vậy không có đủ vốn đối ứng cho đầu tư xây dựng của EVNNPT.
TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVNGENCO1)
Thông tin cơ bản về EVNGENCO1
- Tên viết tắt: EVNGENCO1
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) được thành lập vào ngày 01/06/2012 theo Quyết định số 3023/QĐ- BTC của Bộ Công Thương, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ sở hữu, nắm giữ 100% vốn điều lệ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2013.

Lĩnh vực hoạt động chính của EVNGENCO1
- Sản xuất và kinh doanh điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn các dự án nguồn điện, các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu các công trình thuộc dây chuyền sản xuất điện.
- Tư vấn quản lý dự án, thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện và các công trình lưới điện đồng bộ các dự án nguồn điện.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.
Vị thế trong ngành của EVNGENCO1
- Là doanh nghiệp chủ chốt của ngành điện lực, chịu trách nhiệm ảm bảo phát điện an toàn, liên tục, ổn định.
- Sở hữu 12 đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty kiên kết, tổng công suất các nhà máy: 7.156,5 MW, góp phần cung cấp vào lưới điện quốc gia hơn 270 tỷ kWh mỗi năm.
- EVNGENCO1 là đơn vị sở hữu quy mô nguồn điện lớn nhất trong các tổng công ty phát điện tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng 9% công suất đặt toàn hệ thống điện quốc gia.

Thách thức của EVNGENCO1
- Thách thức lớn nhất chính là giá than cao, các tổ máy nhiệt điện bị thay đổi mức công suất phát liên tục, phải tắt và khởi động tổ máy nhiều lần so với những năm trước đó. Điều này đã gây ra một số khó khăn cho công tác vận hành các nhà máy nhiệt điện trong Tổng công ty, đặc biệt là các nhà máy ở phía Nam.
- Tỷ trọng năng lượng gió, mặt trời tăng trưởng nhanh nhưng công suất phát của các nguồn điện này hết sức biến động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mây che, thời gian nắng trong ngày…) gây áp lực rất lớn đến công tác điều độ hệ thống điện. Điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị, nguy cơ sự cố cao và làm tăng chi phí vận hành, bảo dưỡng.
- Khi các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đạt đỉnh, các nhà máy thuỷ điện không được huy động, sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải xả thải qua các tràn sớm khi nước về nhiều, gây lãng phí tài nguyên.
TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 – CTCP (EVNGENCO2)
- Tên gọi tắt: EVNGENCO2
- Mã chứng khoán: GE2
- Sàn giao dịch: Upcom
- Cơ cấu sở hữu: 99,71% vốn nhà nước, 0,13% dành cho cổng đông khác.
Thông tin cơ bản EVNGENCO2
Tổng công ty Phát điện 2 (EVN GENCO2 ) được thành lập theo Quyết định số: 3024/QĐ-BCT ngày 01/6/2012 của Bộ công thương. Công ty đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 02/2021, với mã chứng khoán là GE2 và hiện GE2 đã được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 05/2021. Mục tiêu của EVN GENCO2 là đóng góp tích cực vào sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ngành công nghiệp điện.

Lĩnh vực hoạt động EVNGENCO2
- EVN GENCO2 có ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực.
- Đầu tư và quản lý vốn các dự án nguồn điện.
- Lập đầu tư xây dựng tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây lắp công trình.
- Khai thác, chế biến kinh doanh nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Vị thế của EVNGENCO2 trong ngành
- EVNGENCO2 là 1 trong 9 tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Tổng công ty hiện đang quản lý vận hành 02 Nhà máy nhiệt điện dầu với tổng công suất 848MW, 02 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2,240MW và 09 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1,333MW.
- Về các dự án điện mặt trời, EVNGENCO2 có điện mặt trời Quảng Trị công suất dự kiến 30 MWp, cụm điện mặt trời Thác Mơ – 375 MWp (Giai đoạn 2), và các dự án điện mặt trời nổi trên lòng hồ các nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ 200 MWp, Quảng Trị 120 MWp, An Khê 20 MWp và Ka Nak 80 MWp.

Thời gian qua, EVNGENCO2 luôn ghi nhận mức lợi nhuận ấn tượng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu liên tục giảm dần. Các dự án đầu tư của EVNGENCO2 đều có lợi nhuận ổn định và có khả năng hoàn vốn đầu tư tốt. Tổng công ty dự kiến sẽ tái đầu tư mở rộng sản xuất thông qua các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo góp phần bảo đảm nhu cầu điện cho nền kinh tế.
Ngoài ra, tổng công ty dự cũng đã và đang phát triển các dự án nguồn điện trong tương lai gồm: Dự án nhà máy Turbine khí chu trình hỗn hợp Ô Môn V (1.400 MW); dự án chuyển đổi nhiên liệu nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I sử dụng khí Lô B; dự án Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 3 (660 MW), cùng với việc mở rộng thêm công suất của nhà máy thủy điện trực thuộc.
Thách thức của EVNGENCO2
Vì các công trình về sản xuất điện thường là các công trình lớn chiếm diện tích khá lớn, số vốn đầu tư lại rất lớn. Do vậy, nhưng doanh nghiệp chủ đầu tư như EVNGENCO2 sẽ gặp rủi ro nếu việc tiến độ thi công chậm chạp, thời gian đi vào hoạt động kéo dài, khó khăn cho việc thu hồi vốn.
- Giá than thế giới liên tục neo cao, cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cho các nhà máy nhiệt điện cho chi phí đầu vào tăng cao.
- Sản xuất thủy điện chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thủy văn, nhưng những năm qua, thời tiết ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt khi Việt Nam là một trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
- Nhiều dự án sản xuất điện của EVNGENCO2 được tài trợ vốn bằng ngoại tệ. Vì vậy, việc biến động của ngoại tệ so với Việt Nam đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của dự án này.
TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 3 – CTCP (EVNGENCO3)
Thông tin cơ bản về EVNGENCO3
- Tên viết tắt: EVNGENCO3
- Mã chứng khoán: PGV
- Sàn giao dịch: HOSE
- Cơ cấu sở hữu: 91,19% vốn nhà nước (Thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam), 0,81% dành cho cổng đông khác.
Tổng Công ty Phát điện 3 được thành lập vào 01/05/2012 theo Quyết định số 3025/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. EVNGENCO 3 đã chuyển đổi hoạt động sang mô hình CTCP vào năm 2018. Cổ phiếu của Công ty được chính thức giao dịch trên giàn UPCoM với mã PGV ngày 21/3/2018. Hiện nay, cổ phiếu đã được chuyển lên sàn HOSE.

Lĩnh vực kinh doanh của EVNGENCO3
- Sản xuất và kinh doanh điện năng, các thủy điện, nhiệt điện và điện khí.
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án nguồn điện; các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo;
- Sản xuất và kinh doanh cơ khí điện lực
- Sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, nâng cấp, cải tạo thiết bị điện, công trình điện,…
Vị thế trong ngành của EVNGENCO3
- Tổng Công ty Phát điện 3 là một trong những Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam và khu vực. Các nhà máy điện của công ty tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, vùng công nghiệp trọng điểm của cả nước, nơi có lượng tiêu thụ điện cực kỳ lớn.
- Doanh nghiệp ngành điện này sở hữu 01 nhà máy nhiệt điện khí là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ có công suất lên tới 2,540 MW, 02 nhà máy nhiệt điện than, dầu là Mông Dương và Vĩnh Tân, 01 nhà máy thủy điện là Buôn Kuốp, ngoài ra còn có 03 nhà máy nhiệt điện thuộc dạng công ty con và 05 nhà máy điện thuộc dạng công ty liên kết.
- Hiện tại, tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện trong EVNGENCO 3 (không tính CTCP ĐL Dầu khí Nhơn Trạch 2 và CTCP Điện Việt- Lào) đạt 6.543 MW chiếm khoảng 16% công suất đặt của toàn hệ thống điện.
Nếu phân theo loại hình nhà máy của EVNGENCO 3, thủy điện chiếm khoảng 2,26%, nhiệt điện than chiếm khoảng 5,77%, tuabin khí chiếm khoảng 6,97% công suất phát điện của toàn hệ thống điện. Các nhà máy điện của EVNGENCO 3 có trình độ công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại.
Thách thức của EVNGENCO3
- Phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào như giá dầu, giá than tăng cao, hoặc khi điều kiện thủy văn không thuận lợi.
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP
Thông tin cơ bản về PV Power
- Tên gọi tắt: PV Power
- Mã chứng khoán: POW
- Sàn giao dịch: HOSE
- Cơ cấu sở hữu: 79,79 vốn nhà nước (Thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam), 20,1% dành cho cổng đông khác.
Tổng công ty Điện Lực Dầu khí Việt Nam chính thức được thành lập vào 05/2027. Ngày 01/07/2018, Tổng Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Cổ phiếu của Tổng Công ty được chính thức giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán POW ngày 14/01/2019.

Lĩnh vực hoạt động của PV Power
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản).
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí các loại.
Vị thế trong ngành của PV Power
- Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) là một trong những đơn vị sản xuất điện hàng đầu tại Việt Nam, với công suất lắp đặt chiếm gần 8% trong tổng công suất nguồn của hệ thống.
- POW hiện đứng trong tOP 5 doanh nghiệp sản xuất điện lớn Việt Nam, đang sở hữu vận hành 6 nhà máy điện với tổng công suất 4,205 MW, sản lượng điện hàng năm khoảng 20-22 tỷ kwh, chiếm 8% tổng nhu cầu thị trường.
- PV Power có ưu thế về nhiệt điện khí, hiện đang sở hữu các nhà máy điện có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Ngoài ra, POW còn có thế mạnh về quản lý và điều hành, vận hành các nhà máy điện có quy mô lớn, công nghệ cao,… đặc biệt quản lý đầu tư xây dựng các nhà máy điện có quy mô lớn và công nghệ hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
- Tính đến hiện tại, PV Power là đơn vị có hiệu quả sử dụng vốn đứng đầu trong ngành điện. Chiến lược phát triển trong những năm tới POW sẽ đầu tư thêm các dự án nhiệt điện khí NT3&4 (1,500MW), Miên Trung 1&2 (1,500MW), LNG Cà Mau, LNG Quảng Ninh.
Định hướng phát triển đến năm 2025, Tổng công suất lắp đặt của PV Power là 6.910 MW, chiếm 7% công suất lắp đặt toàn hệ thống, sản lượng điện bình quân năm là 25 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện bình quân đạt 9%/năm. Và giai đoạn đến năm 2035, Tổng công suất lắp đặt của PV Power là 9.960 MW, chiếm khoảng 6% công suất lắp đặt toàn hệ thống, sản lượng điện bình quân năm là 50 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện bình quân đạt 5%/năm.
Hiệu quả kinh doanh của POW cũng sẽ tiếp tục được cải thiện khi các các nhà máy điện đi vào giai đoạn giảm bớt chi phí khấu hao và nợ vay: Các nhà máy của POW đã đi vào giai đoạn trả nợ xong vốn vay đầu tư, khấu hao giảm (CM1&2, NT1) dự kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới cùng với sản lượng điện gia tăng.
Thách thức phải đối mặt của PV Power
- Rủi ro tài chính: Hiện nay, PV Power có mô hình hoạt động với nhiều công ty con, liên doanh, liên kết. Điều này tạo ra các rủi ro trong hoạt động tài chính, quản trị kế hoạch nguồn vốn và dòng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động Sản xuất kinh doanh.
- Rủi ro nguồn nhiên liệu: việc giá dầu thế giới liên tục tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện và Qc của các nhà máy nhiệt điện của POW.
- PV POW chịu rủi ro về biến động tỷ giá do có khoản nợ vay tài chính lớn, chiếm khoảng 30% tổng tài sản doanh nghiệp, mà trong đó chủ yếu là các khoản vay ngoại tệ bằng đồng USD và EUR.
CÔNG TY TNHH ĐIỆN LỰC AES MÔNG DƯƠNG
Thông tin cơ bản về AES Mông Dương
- Mã chứng khoán: Chưa niêm yết
Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương (gọi tắt là “Công ty BOT”), tiền thân là Công ty TNHH Điện lực AES-VCM Mông Dương, chủ đầu tư của Dự án Điện lực BOT Mông Dương 2, là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập bởi các công ty con của Tập đoàn AES (Mỹ) , Posco Energy (Hàn Quốc) và China Investment Corporation (Trung Quốc). Kể từ ngày 17/04/2020, Công ty chính thức đổi tên từ Công ty TNHH Điện lực AES-VCM Mông Dương thành Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương.

Thông tin về dự án Điện BOT Mông Dương 2
- Vị trí: phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, thành phố Quảng Ninh, Việt Nam
- Công suất: 1120 MW tinh, với 2 tổ máy mỗi tổ 560MW
- Nhiên liệu: đốt than
- Vốn đầu tư: khoảng 2 tỉ USD
- Hình thức đầu tư: 100% đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT). Nhà máy sẽ được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm vận hành.
Vị thế của AES Mông Dương trong ngành
- AES Mông Dương đã thành công trong việc phát triển và thu xếp vốn cho dự án Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 có công suất 1.242 MW với tổng mức đầu tư khoảng 2,1 tỉ đô la Mỹ. Đây là một trong những dự án nhiệt điện theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp gần 2,3% công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia.
- Tháng 11 năm 2017, AES đã ký Biên bản ghi nhớ với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump về phát triển dự án Kho cảng Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ trị giá 1,3 tỷ đô la Mỹ.
- AES đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Công Thương để phát triển Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp CCGT có tổng công suất 2,2 GW trị giá 1,8 tỷ USD theo hình thức BOT vào tháng 11. Nhà máy sẽ được đặt tại tỉnh Bình Thuận.
Thách thức của AES Mông Dương
- Cũng giống như nhiều nhà máy nhiệt điện khác, doanh nghiệp ngành điện lớn nhất Việt Nam này cũng phải đối mặc với rủi ro liên quan tới giá nguyên liệu trên thế giới. Ngoài ra, hiện nay nhiều nhà đầu tư trong nước và các doanh nghiệp FDI đang chuyển sang xu hướng đầu tư vào năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời và Ninh Thuận là điểm đến của của hình thức đầu tư này, nên ngành nhiệt điện đốt than sẽ càng trở nên lạc hậu và khắt khe.
CÔNG TY CP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2 (NT2)
Thông tin cơ bản về NT2
- Tên viết tắt: PV Power NT2
- Mã chứng khoán: NT2
- Sàn giao dịch: HOSE
- Cơ cấu sở hữu: 73,34% tổ chức trong nước, 11,03% cá nhân trong nước, số còn lại là cá nhân và tổ chức nước ngoài.
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được thành lập vào ngày 15/06/2007 theo Nghị quyết số 01/NQ-ĐH cvới vốn điều lệ ban đầu là 2.560.000.000.000 đồng. NT2 là doanh nghiệp nhiều năm liên tiếp thuộc Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất do Forbes bình chọn, Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động chính của NT2
- Sản xuất và kinh doanh điện năng.
- Quản lý đầu tư xây dựng và vận hành các công trình điện
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thương mại trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện
- Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình nhiệt điện…
Vị thế trong ngành của NT2
- Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là một trong số các nhà máy phát điện từ khí đốt chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) thuộc cụm nhà máy điện Cà Mau và Nhơn Trạch.
- NT2 hiện đang quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 với tổng công suất 774MW tại Khu Công nghiệp Ông Kèo, ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến tua bin khí chu trình hỗn hợp thế hệ F với cấu hình 2-2-1, bao gồm 2 tua bin khí, 2 lò thu hồi nhiệt và 1 tua bin hơi, tổng công suất đạt 750 MW.
- Với vị trí tại khu công nghiệp Ông Kèo (Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) – đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với thiết bị hiện đại đã tạo ra hiệu suất hoạt động các năm đạt trên 70% – cao nhất so với các nhà máy nhiệt điện; tạo điều kiện giúp NT2 có thể bán điện trực tiếp cho các nhà máy, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và thành phố lớn.
Sau đại dịch, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cùng với hiện tượng La nina suy yếu đe dọa đến sản lượng các nhà máy thủy điện trong nửa cuối năm và tạo điều kiện gia tăng sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu sử dụng điện cao mà nguồn cung thấp sẽ giúp giá bán điện của NT2 duy trì ở mức cao.
Bên cạnh đó, Mã cổ phiếu NT2 luôn thu hút nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bởi sự minh bạch thông tin, tài chính ổn định và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho cổ đông. NT2 còn sở hữu tỷ suất cổ tức cao nhờ dòng tiền khỏe và ổn định. NT2 không còn gánh nặng khoản vay nước ngoài để xây nhà máy điện Nhơn Trạch 2 giúp cho chi phí tài chính giảm; đồng thời, dòng tiền CFO mỗi năm đem về hơn 1,000 tỷ tạo điều kiện cho công ty chi trả cổ tức ở mức 2.500đ – 3.000đ/cổ phiếu trong tương lai.
Thách thức của NT2
- Giá dầu tăng mạnh kéo theo chi phí đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá bán điện; đồng thời giá bán cao sẽ giảm tính cạnh tranh với các nhà máy có giá bán thấp như thủy điện.
- Rủi ro trong ngắn hạn đến từ việc hiện tượng La Nina kéo dài sẽ giúp thủy điện được ưu tiên huy động trong thời gian tới, nhờ giá bán rẻ hơn so các nguồn điện khác. Lúc này, các doanh nghiệp nhiệt điện như NT2 sẽ khó cạnh tranh được.
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (PPC)
Thông tin cơ bản về PPC
- Mã chứng khoán: PPC
- Sàn giao dịch: HOSE
- Cơ cấu sở hữu: 83,47% là tổ chức, 1,72% cổ phiếu quỹ, còn lại là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại được thành lập tháng 5/2005 và được cổ phần hóa năm 2006, có tiền thân là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất điện năng (chiếm khoảng 99% doanh thu).

Lĩnh vực hoạt động chính của PPC
- Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
- Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện;
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình Nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện
- Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp công trình điện;
- Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ- nhiệt điện, VLXD.
Vị thế trong ngành của PPC
- Hiện tại, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước. Công ty có hai nhà máy sản xuất điện, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW. Mục tiêu sản lượng điện sản xuất hàng năm của công ty đạt từ 5.5 tỷ kWh trở lên.
- Nhiệt điện Phả Lại còn là cổ đông lớn ở 2 doanh nghiệp nhiệt điện than khác là Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh và Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng.
- Mỗi năm, Nhiệt điện Phả Lại sản xuất và cung cấp cho hệ thống điện lưới quốc gia khoảng 6 tỷ KWh.
- Là doanh nghiệp sở hữu vị trí đắc địa, nằm gần mỏ than Vàng Danh và Mạo Khê nên Công ty có điều kiện nhập nguyên liệu chi phí vận chuyển thấp.
Hiện nay và trong những năm tới, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại vẫn là một trung tâm sản xuất nhiệt điện lớn ở khu vực phía Bắc. Với vị thế vô cùng quan trọng, nên PPC luôn là một trong những mã chứng khoán ngành điện thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư.
Thách thức của PPC
- PPC luôn phải đối mặt với áp lực từ các khoản phải thu và hàng tồn kho khiến dòng tiền kinh doanh âm.
- Rủi ro biến động giá và thiếu hụt nguyên liệu đầu vào chính là than – Biến động mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới KQKD của các doanh nghiệp trong ngành.
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH (QTP)
Thông tin cơ bản về QTP
- Mã chứng khoán: QTP
- Sàn giao dịch: Upcom
- Cơ cấu sở hữu: 87,75% là tổ chức, 11,65 là cá nhân trong nước, còn lại là nhà đầu tư nước ngoài.
Là một trong những mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng thuộc sàn Upcom, công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập vào tháng 5/2009 và đã chính thức góp phần không nhỏ vào lưới điện quốc gia. Công ty phát điện với công suất 1.200 MW (4×300) với 02 nhà máy bắt đầu phát điện 02 tổ máy của NĐQN 1 phát điện vào năm 2011 và NM 2 phát điện vào năm 2014.

Lĩnh vực kinh doanh của QTP
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao….
Vị thế trong ngành của QTP
- QTP là một trong những doanh nghiệp ngành điện lớn nhất Việt Nam, nằm tại một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm Hà Nội – Bắc Giang – Quảng Ninh – Hải Phòng
- QTP hiện đang quản lý vận hành 04 tổ máy phát điện thuộc Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2 với tổng công suất 1,200MW (4 tổ máy x 300MW/tổ máy), cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng bình quân 7.2 tỷ kWh/năm.
Tình hình tài chính của QTP đã được cải thiện rất nhiều qua từng nằm, dự báo rằng công ty sẽ sớm trả hết khoản nợ vay còn lại là 1.092 tỷ đồng; dẫn đến LNST, dòng tiền và khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông tăng lên.
Thách thức của QTP
- Mặc dù QTP được ưu đãi đặc biệt về nguyên liệu đầu vào nhờ lượng lớn than được cung cấp từ các mỏ trong nước như Hòn Gai do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (TKV) vận hành với mức giá dao động trong khoảng 1,6 – 1,8 triệu đồng / tấn, thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác; kèm bao tiêu sản lượng đầu ra (Qc) và giá từ tập đoàn EVN; QTP vẫn chưa thể cạnh tranh trực tiếp với nhóm thủy điện trên thịtrường tự do nhờ vào chi phí sản xuất thấp và thân thiện hơn với môi trường. Do đó, QTP cũng như các nhà máy nhiệt điện than khác được xem như là nguồn điện chạy nền.
Trên đây là danh sách top 10 các doanh nghiệp ngành điện lớn nhất Việt Nam. Có thể thấy, những doanh nghiệp này có một vai trò không thể thiếu trong việc sản xuất, truyền tải lưới điện. Nắm rõ các thông tin về các doanh nghiệp ngành điện lớn nhất Việt Namsẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về ngành điện nước ta. Nếu có gì muốn bổ sung, góp ý hay thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới bài viết nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.