Dự tính đầu tư vào lĩnh vực BĐS, việc tìm hiểu các loại hình bất động sản là vô cùng quan trọng trong đó có bất động sản liền kề. Vậy bất động sản liền kề là gì, những quy định pháp luật về nó như thế nào sẽ được gsphong.com gửi tới các nhà đầu tư những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Bất động sản liền kề là gì?
- 1.1 Khái niệm Bất động sản liền kề là gì?
- 1.2 Quy định về ranh giới giữa các bất động sản
- 1.3 Mốc giới ngăn cách các bất động sản
- 1.4 Quyền đối với Bất động sản liền kề
- 1.5 Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
- 1.6 Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
- 1.7 Thay đổi việc thực hiện quyền đối với Bất động sản liền kề
- 1.8 Chấm dứt quyền đối với Bất động sản liền kề
Bất động sản liền kề là gì?
Khái niệm Bất động sản liền kề là gì?

Ranh giới đất liền kề có thể là mốc giới do các bên thỏa thuận, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định theo tập quán, theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm mà không có tranh chấp.
Quy định về ranh giới giữa các bất động sản
Ngoài tìm hiểu khái niệm bất động sản liền kề là gì thì chủ đầu tư cần quan tâm đến quy định về ranh giới bất động sản.
Trong quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của đất liền kề phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định. Nếu rễ cây, cành cây vượt ranh giới thì phải chặt rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Mốc giới ngăn cách các bất động sản
Chủ sở hữu bất động sản sát nhau được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

- Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung. Chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Đối với mốc giới bất động sản liền kề là tường nhà chung, chủ sở hữu không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
- Trường hợp nhà xây tường sát liền nhau trong các khu tập thể, đất tái định cư thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
- Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ, hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quyền đối với Bất động sản liền kề
Cụ thể, trong quá trình sử dụng bất động sản, để có thể khai thác được công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản bên cạnh không thuộc sở hữu của mình.
Quyền với bất động sản liền kề là một trong ba quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác bên cạnh quyền bề mặt và quyền hưởng dụng.
Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề dựa theo quy định của pháp luật, theo địa lý tự nhiên, theo di chúc hoặc theo thỏa thuận.
Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề đối với mọi cá nhân, pháp nhân, được chuyển giao cùng với bất động sản, trừ khi luật liên quan có quy định khác.
Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Các bên liên quan có thể tự thỏa thuận thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện dựa theo 3 nguyên tắc sau:
- Không lạm dụng quyền với bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không ngăn cản hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền.
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề là một quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015:“

Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề tồn tại cho đến khi bất động sản liền kề còn tồn tại. Chỉ khi bất động sản sát cạnh không còn nữa, khi các bất động sản nhập làm một, hoặc khi nhu cầu sử dụng bất động sản liền kề không còn nữa thì quyền này mới mất đi.
Do đó, nếu bất động sản liền kề được chuyển giao thì quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với người được chuyển giao đó.
Thay đổi việc thực hiện quyền đối với Bất động sản liền kề
Bất động sản liền kề là gì? Trong quá trình sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền, thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền có trách nhiệm thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong thời gian phù hợp.
Mặt khác, chủ sở hữu nhà liền kề cần tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi đó.
Chấm dứt quyền đối với Bất động sản liền kề
Tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt quyền với bất động sản liền kề bao gồm:
- Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu quyền cùng thuộc sở hữu của một người.
- Việc khai thác, sử dụng bất động sản không làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
- Các bên có thỏa thuận riêng.
- Pháp luật có quy định khác.
Qua nội dung bài viết, hy vọng các nhà đầu tư đã hiểu về bất động sản liền kề là gì và những quy định của pháp luật về bất động sản liền kề. Điều này giúp các chủ đầu tư tránh gặp phải những trở ngại khó khăn trong quá trình sử dụng bất động sản khi có chung mốc ranh giới.